Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 161 trang )
Ở khía cạnh doanh nghiệp, các quy trình làm việc phải đảm bảo tính đơn giản, ít thủ tục và
hướng tới lợi ích cho doanh nghiệp hợp tác. Thứ hai, nhà trường cần xây dựng các cơ chế về
khuyến khích hợp tác, liên kết của từng đơn vị trong trường, cá nhân giảng viên. Các khuyến
khích hợp tác, liên kết có thể được thực hiện thơng qua các hình thức về thưởng tài chính,
vinh danh nghề nghiệp. Các hình thức thưởng tài chính nên gắn với lợi ích mang lại của cac
chương trình liên kết, hợp tác của doanh nghiệp với nhà trường.
Hai là, cần phá vỡ các rào cản về nhận thức của giảng viên đối với các hoạt động liên
kết đại học – doanh nghiệp. Rào cản về nhận thức trong hoạt động liên kết đại học – doanh
nghiệp thường cản trở ý định liên kết, làm cho giảng viên lưỡng lự, thiếu động lực và quyết
tâm thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết với doanh nghiệp. Để phá vỡ các rào cản nhận
thức của giảng viên với các hoạt động hợp tác, liên kết các trường đại học, đơn vị thuộc
trường đại học cần: Thứ nhất, thực hiện công tác truyền thông tốt trong trường đại học về lợi
ích và yêu cầu của việc liên kết đại học – doanh nghiệp như một nhiệm vụ, sứ mệnh của nhà
trường. Điều này cần đỏi hỏi cam kết của lãnh đạo nhà trường. Cần nhận thức rõ mức độ quan
trọng của việc liên kết trường đại học – doanh nghiệp là yếu tố sống còn với các trường đại
học bởi sản phẩm của nhà trường là người lao động có kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp
với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp. Liên kết đại học – doanh nghiệp là hoạt
động hợp tác để phục vụ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị
trường lao động với mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Nhận thức về tính cần thiết của việc
liên kết, hợp tác với doanh nghiệp của trường đại học phải được xây dựng như một thuộc tính
văn hóa doanh nghiệp của nhà trường và được nhận thức rõ ràng ở tất cả các bộ phận. Thứ
hai, xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp hợp tác với nhà trường và tạo các điều kiện
thuận lợi cho việc liên kết của các đơn vị với doanh nghiệp. Thứ ba, cởi trói điều kiện cho
giảng viên tham gia nhiều hơn vào việc liên kết đại học – doanh nghiệp bằng các biện pháp
như giảm định mức giảng dạy, tăng thêm thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp
tác nghiên cứu và thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp qua việc
chuyển giao, đào tạo cho doanh nghiệp. Thứ tư, nhà trường cũng cần thúc đẩy việc đầu tư cho
hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để thúc đẩy giảng viên, các
nhà nghiên cứu, sinh viên của nhà trường thực hiện các nghiên cứu giải quyết các bài toán
thực tế từ thị trường, doanh nghiệp để có những sản phẩm nghiên cứu có khả năng ứng dụng
để giới thiệu với doanh nghiệp.
Ba là, nhà trường cần thực hiện các hoạt động để phá vỡ các rào cản về khoảng cách
đáp ứng của trường đại học – doanh nghiệp thông qua các hợp tác sâu và thực chất. Khả năng
đáp ứng của trường đại học là một nhân tố quyết định thành công của các hoạt động liên kết
trường đại học – doanh nghiệp, bởi bản chất của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi ích trong
q trình hợp tác, liên kết đặc biệt là khả năng tạo ra các lợi ích tài chính và hình ảnh cơng ty.
Bởi vậy, các hoạt động liên kết cần phải đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp về khả năng
tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp hay xây dựng hình ảnh của họ. Để phá vỡ được những rào cản
về khoảng cách đáp ứng, thu hẹp khoảng cách giữa khả năng đáp ứng và kỳ vọng của doanh
131
nghiệp qua hợp tác, liên kết với trường đại học nhà trường cần quan tâm đến một số khía cạnh
như: Thứ nhất, các trường đại học cần xem xét lại mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường không
chỉ tập trung vào các hoạt động đào tạo mà còn là các hoạt động nghiên cứu phát triển tri
thức, chuyển giao cơng nghệ, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp liên kết và chính bản thân trường đại học; ngồi ra nhà trường cũng phải là một
trung tâm về tri thức và phản biện xã hội đối với các chính sách ảnh hưởng tới doanh nghiệp,
hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp. Thứ hai, các trường đại học phải tập trung
vào việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên,
nhà nghiên cứu để thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp đối với
hoạt động liên kết với khả năng đáp ứng của trường đại học. Xu thế hiện nay của các trường
đại học công nghệ là hoạt động liên kết gắn chặt giữa nghiên cứu của nhà trường với ứng
dụng trong các ngành công nghiệp, giải quyết các bài tốn của các ngành cơng nghiệp đặt ra.
Bởi vậy, để quá trình liên kết hiệu quả nhà trường phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao và nhanh chóng từ các
doanh nghiệp. Thứ ba, nhà trường cần xây dựng văn hóa trường đại học, xem xét thuộc tính
về hoạt động hợp tác, liên kết như một nhiệm vụ tự thân của các thành viên trong trường; hình
thành ý thức hợp tác, liên kết đáp ứng thị trường lao động và các ngành công nghiệp như một
thuộc tính văn hóa của nhà trường.
Bốn là, các trường đại học cần chuyển dịch theo hướng thực tiễn hóa các hoạt động đào
tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong các
ngành cơng nghiệp. Xây dựng nhiều các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng. Nhà
trường cũng có thể chủ động cho phép các viện, phòng thí nghiệm làm các dịch vụ cho các
đơn vị bên ngoài, hợp tác với các đơn vị bên ngoài thực hiện các nghiên cứu tạo nguồn kinh
phí tái đầu tư cơ sở hạ tầng; Tập trung vào việc nghiên cứu và chuyển giao theo đặt hàng của
doanh nghiệp bên cạnh những nghiên cứu cơ bản; chuyển hóa các nghiên cứu cơ bản sang các
nghiên cứu ứng dụng để rút ngắn khoảng cách, thời gian chuyển giao cho doanh nghiệp từ các
nghiên cứu của nhà trường.
4.3.3 Thúc đẩy các động cơ liên kết gắn với chia sẻ lợi ích giữa trường đại học và doanh
nghiệp
Các nghiên cứu khác và kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy các động cơ liên kết
có ảnh hưởng tới hiệu quả của các hình thức liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.
Bởi vậy, những giải pháp để thúc đẩy động cơ liên kết của nhà trường với doanh nghiệp cần
được xem như những giải pháp quan trọng. Bởi vì, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực kinh doanh khác nhau thường hướng tới các mục tiêu lợi ích nên các động cơ liên kết từ
phía nhà trường phải tính đến tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, luận án này tác giả đề
xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ liên kết từ nhà trường gắn với chia sẻ lợi ích
của nhà trường và doanh nghiệp.
Thứ nhất, các trường cần xây dựng các quỹ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động liên kết
trường đại học – doanh nghiệp. Nguồn kinh phí ban đầu cho quỹ hỗ trợ có thể lấy từ nguồn
132
kinh phí hoạt động của nhà trường sau đó phát triển các nguồn quỹ dựa trên giá trị hợp đồng
trích lại từ các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo với doanh nghiệp. Phối hợp
hợp với doanh nghiệp phát triển các quỹ tài chính ở dạng các quỹ đầu tư mạo hiểm để thực
hiện các hoạt động phát triển công nghệ của nhà trường, đầu tư cho các giải pháp, sáng tạo kỹ
thuật công nghệ có tiềm năng của nhà trường. Các quỹ hoạt động trên cơ sở thu hút tài trợ và
thu lại một phần lợi ích tài chính từ việc triển khai các ý tưởng, giải pháp có hiệu quả cho các
doanh nghiệp.
Thứ hai, nhà trường cần xây dựng được các mạng lưới liên kết doanh nghiệp, liên kết
với các hiệp hội doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Hệ thống liên kết này có thể
được thiết kế theo cả hai hình thức “chính thức” và “phi chính thức”. Các hệ thống liên kết
doanh nghiệp có thể được thực hiện thơng qua các thỏa thuận hợp tác, những diễn đàn doanh
nghiệp – nhà trường. Nhà trường cũng có thể xây dụng và tận dụng mạng lưới cựu học viên
đang làm việc tại các doanh nghiệp để hình thành những mạng lưới cho từng ngành cơng
nghiệp ở dạng phi chính thức hoặc bán chính thức. Hoạt động của mạng lưới liên kết doanh
nghiệp – nhà trường cần xây dựng được một cơ chế tổ chức, cơ chế về chia sẻ thơng tin từ
phía cầu (doanh nghiệp) và từ phía cung (nhà trường) một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Trường đại học và các doanh nghiệp cần thiết lập được một hệ thống thông tin liên quan đến
các hoạt động liên kết, hợp tác, chuyển giao giữa các bên hiệu quả từ việc cung cấp thông tin,
lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, chia sẻ hay phân phối thông tin đến các thành viên của
mạng lưới.
4.3.4 Đổi mới các hình thức, mơ hình liên kết đại học – doanh nghiệp
Xu thế thay đổi của thị trường, các ngành cơng nghiệp cũng đòi hỏi các trường đại học
và các doanh nghiệp cần thay đổi những hình thức liên kết, đi vào các hoạt động liên kết thực
chất hơn, đem lại nhiều lợi ích cho các bên hơn. Doanh nghiệp không chỉ xem đại học như
một nơi cung cấp lao động mà còn là nơi có thể thực hiện các hoạt động hợp tác giải quyết
các vấn đề của doanh nghiệp. Một số gợi ý về đổi mới hình thức, mơ hình liên kết đại học –
doanh nghiệp cho các trường đại học hiện nay như sau:
Thứ nhất, các trường đại học và các doanh nghiệp có thể phối hợp xây dựng các sàn
giao dịch ý tưởng, giải pháp kỹ thuật. Các sàn giao dịch này được thiết kế để các doanh nghiệp
đưa yêu cầu, các trường đại học tiếp nhận yêu cầu dựa trên các thỏa thuận sau đó tìm kiếm các
ý tưởng và giải pháp kỹ thuật để giải quyết các bài toán của doanh nghiệp. Ở khía cạnh ngược
lại, các sản phẩm nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật được phát triển bởi đội ngũ giảng viên,
nghiên cứu viên, học viên của nhà trường có thể thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu
sản phẩm và khả năng ứng dụng của các nghiên cứu tới các doang nghiệp trong các ngành công
nghiệp để tiến tới thương mại hóa, đầu tư cho phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
Thứ hai, các trường đại học, đặc biệt là các đại học kỹ thuật cần xây dựng các mơ
hình về chuyển giao cơng nghệ với các doanh nghiệp. Các trung tâm chuyển giao cơng nghệ
này có thể thực hiện dưới dạng mơ hình doanh nghiệp trực thuộc nhà trường hoặc các đơn vị
của trường. Điều kiện kiên quyết để các trung tâm như vậy hoạt động hiệu quả là cơ chế tự
133
chủ thúc đẩy sự năng động của giảng viên, cán bộ nhà trường dưới áp lực của việc đáp ứng
các yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường.
Thứ ba, các trường đại học nên thực hiện xây dựng các bộ phận chuyên trách và đẩy
mạnh cơng tác giới thiệu, truyền thơng về lợi ích của các chương trình liên kết, hợp tác với
doanh nghiệp. Chủ động giới thiệu, mời gọi sự hợp tác của doanh nghiệp với nhà trường. Xây
dựng được các bộ phận chuyên trách để thực hiện các hoạt động kết nối doanh nghiệp sẽ giúp
giảm được các rào cản từ phía nhà trường và từ phía doanh nghiệp đối với các hoạt động liên
kết, hợp tác. Các hoạt động truyền thông cũng cần được đẩy mạnh để làm giảm việc mất cân
xứng thông tin giữa nhà trường và các doanh nghiệp, phát đi tín hiệu về khả năng hợp tác hiệu
quả và những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác
với các trường đại học.
4.3.5 Thúc đẩy các giải pháp chủ động liên kết từ doanh nghiệp trong hoạt động liên kết
của nhà trường
Hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp là hoạt động hợp tác hai chiều từ cả trường
đại học và doanh nghiệp. Mục tiêu chung là tạo lợi ích cho cả trường đại học và doanh nghiệp
trong dài hạn. Bởi vậy, bên cạnh những giải pháp từ phía trường đại học thì các doanh nghiệp
cũng cần chủ động trong việc tiếp cận hợp tác với nhà trường. Điều này có thể được thực hiện
thơng qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về vai trò của liên kết đại học –
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc coi trường đại học là nguồn tuyển
dụng sinh viên tốt nghiệp mà trường đại học còn là nguồn cung cấp tri thức mới, các kiến
thức công nghệ, các giải pháp cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống
quản lý của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào nghiên cứu cơ bản sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải
đầu tư lớn, trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
nguồn lực tài chính khơng dồi dào. “Mở cửa” vừa để tiếp nhận những thành quả nghiên cứu
từ trường đại học, đồng thời cũng là để các chuyên gia từ trường đại học đồng hành phát hiện
những cơ hội cải tiến hoạt động của doanh nghiệp. Xu hướng trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp còn là việc tham gia sớm vào quá trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho xã hội. Do
vậy, hợp tác với các trường đại học cũng cần phải được xem là một hoạt động chiến lược có
sự ưu tiên cao của doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp cần hướng tới xây dựng quan hệ đối tác hợp tác dài hạn linh hoạt
với trường đại học, tập trung vào đội ngũ nhân lực sáng tạo và tài năng của trường đại học những nguồn lực đảm bảo hoạt động đổi mới, sáng tạo trong tương lai của doanh nghiệp, cho
dù những lợi ích chỉ có thể đạt được sau 5 thậm chí 10 năm.
Thứ ba, đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc
trao đổi và sẵn sàng chia sẻ năng lực nghiên cứ và các nguồn lực đầu tư cho hoạt động R&D
với trường đại học để tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là các giảng viên, nhà nghiên
cứu của trường đại học. Lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia của trường đại học cần
thảo luận nhằm xác định các vấn đề chính và những u cầu nghiên cứu có thứ tự ưu tiên cao
134
của mỗi bên. Khuyến khích trao đổi thông tin và thảo luận ở cấp cao để xác định những vấn
đề cùng quan tâm.
Để làm được các điều này các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến một số khía cạnh
quan trọng trong q trình thúc đẩy liên kết với trường đại học bao gồm: (1) Tạo điều kiện tổ
chức cho cán bộ giảng viên và sinh viên tham quan doanh nghiệp nhằm bổ sung các kiến thức
thực tiễn cho công tác đào tạo, tạo cơ hội xác định các vấn đề nghiên cứu gắn với doanh
nghiệp; (2) Xây dựng cơ chế khuyến khích và cử các chuyên gia của doanh nghiệp tham gia
thỉnh giảng hoặc nghiên cứu tại trường đại học; (3) Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi nhằm
giúp cán bộ doanh nghiệp, giảng viên, sinh viên của trường cập nhật và chia sẻ kiến thức và
công nghệ mới; (4) Cử đại diện tham gia các ban của trường đại học và mời các chuyên gia
của trường đại học tham gia ban điều hành/hội đồng quản trị của trường; (5) Tài trợ cho các
hoạt động nghiên cứu của giảng viên, sinh viên trường đại học; (6) Đề xuất các yêu cầu về các
vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp để cán bộ của trường có thể nghiên cứu thơng qua các hợp
đồng nghiên cứu hoặc hợp tác nghiên cứu; (7) Sử dụng hiệu quả ngân sách dành cho nghiên
cứu, đổi mới với định hướng vào các hoạt động hợp tác nghiên cứu với trường đại học; và (8)
Tuỳ theo quy mô, yêu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp, thiết lập các phòng thí nghiệm,
xưởng thực hành của doanh nghiệp tại trường đại học.
4.3.6 Thúc đẩy các giải pháp từ các nỗ lực của các cơ quan chính phủ.
Mặc dù vai trò của chính phủ trong liên kết trường đại học – doanh nghiệp không được
xem xét khảo sát trong phạm vi luận án này, nhưng các kết quả nghiên cứu trước đây và các
phỏng vấn với các nhà quản lý hoạt động nghiên cứu trong trường đại học cho rằng vai trò
của chính phù rất quan trọng. Do đó, bên cạnh những đề xuất về phía trường đại học và doanh
nghiệp để thúc đẩy hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp, tác giả cũng đề xuất một số gợi
ý với các cơ quan của chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
Thứ nhất, xây dựng khung chính sách, hành lang pháp lý cho việc hoạt động hiệu quả
các quỹ tài trợ khoa học. Các quỹ tài trợ khoa học được lấy từ ngân sách có cơ chế tạo nguồn,
cơ chế tài trợ và kiểm soát dựa trên trách nhiệm giải trình và kiểm sốt đầu ra của các sản
phẩm nghiên cứu khoa học.
Để làm được điều này cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện một số biện pháp như
sau: Hình thành các quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học giữa trường đại
học và doanh nghiệp được luật hóa. Hình thành cơ chế về tài trợ khoa học một cách hiệu quả,
minh bạch. Bỏ cơ chế “nghiệm thu” sản phẩm khoa học theo các hội đồng không theo thông
lệ quốc tế, thay thế bằng cơ chế quy định về công bố khoa học và đăng ký bằng sáng chế từ
các dự án nghiên cứu khoa học tiếp nhận tài trợ từ các quỹ khoa học. Bỏ cơ chế “đấu thầu” đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước thay thế bằng cơ chế bình duyệt đề cương
nghiên cứu thông qua các hội đồng chuyên môn một cách nghiêm túc. Cơ chế “đấu thầu”
chọn đề tài là một cơ chế vi phạm các quy tắc về sở hữu trí tuệ, dễ dàng tạo ra việc xâm phạm
và đánh cắp ý tưởng từ đó làm giảm tính sáng tạo và mức độ hăng hái của các nhà nghiên
cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu trẻ.
135
Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần thiết lập các chính sách khuyến khích và
thưởng tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và liên kết đại học – doanh nghiệp. Mặc dù thông
qua cơ chế thẩm định đề cương nghiên cứu của hội đồng chun mơn nhưng cũng phải có
chính sách khuyến khích và ưu tiên cho một số trường nhỏ, nhà nghiên cứu trẻ trong việc lựa
chọn đề tài nghiên cứu được tài trợ. Các quỹ tài trợ có thể hình thành một định mức tài trợ
nhất định cho khối các trường nhỏ và các nhà nghiên cứu trẻ để khuyến khích họ tham gia vào
q trình nghiên cứu, chuyển giao kết quả và đẩy mạnh việc liên kết với doanh nghiệp. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng chính sách thường khuyến khích nhưng phải dựa trên kết quả đầu ra và
trách nhiệm giải trình của các đơn vị thực hiện các dự án nghiên cứu.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét hoàn thiện cơ chế hỗ trợ, khuyến
khích các doanh nghiệp thực hiện việc liên kết với trường đại học. Điều này có thể được thực
hiện thơng qua các chính sách về ưu đãi thuế với các doanh nghiệp có các hoạt động liên kết
với doanh nghiệp trong các chương trình khoa học của chính phủ. Chính phủ có thể thơng qua
các quỹ khoa học chia sẻ các chi phí trong hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp khi thực hiện
hoạt động liên kết doanh nghiệp với trường đại học. Từng bước luật hóa về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp đối với hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Chẳng hạn, các quy
định của luật có thể quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp theo ngành, quy mô phải tiếp
nhận sinh viên thực tập và giảng viên tham quan mơ hình hoạt động của doanh nghiệp. Để từ
đó có thể giúp trường đại học tiếp xúc nhiều hơn với doanh nghiệp, thơng qua đó hình thành
các liên kết giữa trường đại học – doanh nghiệp, thúc đẩy nhà trường cải tiến chương trình
đào tạo để đáp ứng được thị trường lao động.
Một số kiến nghị cụ thể với chính phủ của tác giả bao gồm:
Một là, ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để việc luân chuyển
cán bộ giữa trường đại học và doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và được công nhận.
Hai là, cải cách và đơn giản hố các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
trường đại học, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài trợ hoạt động nghiên cứu của chính phủ.
Ba là, chính phủ nên xây dựng các quỹ tài trợ cho hoạt động R&D của doanh nghiệp,
cũng như hoạt động nghiên cứu của trường đại học; bảo trợ hoạt động đổi mới sáng tạo qua
khoản hỗ trợ vay tín dụng để sử dụng các dịch vụ của trường đại học và các trung tâm nghiên
cứu nhằm giới thiệu các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn doanh nghiệp.
Bốn là, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước có thể bảo trợ hoạt động đổi
mới sáng tạo qua khoản hỗ trợ vay tín dụng để sử dụng các dịch vụ của trường đại học và các
trung tâm nghiên cứu nhằm giới thiệu các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn doanh
nghiệp.
Năm là, ban hành chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp có những hoạt động hợp tác
với trường đại học trong các dự án, đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thay vì chỉ
ưu đãi cho doanh nghiệp có hoạt động R&D.
Sáu là, đổi mới các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động và sử dụng những tiêu chí này
để quyết định mức ngân sách dành cho nghiên cứu của trường đại học: số lượng sinh viên, số
136