Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 161 trang )
thường được sử dụng cho việc đánh giá liên kết đại học – doanh nghiệp ở những khía cạnh
khó đo lường, khó lượng hóa như những chỉ tiêu con số. Thơng thường có thể sử dụng những
bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế bằng một hệ thống các thang điểm thích hợp (5, 10 hay
100) để đánh giá về từng chỉ tiêu cần được khảo sát. Thông thường tiếp cận bằng phương
pháp này, đầu tiên cần xây dựng một khung phân tích để mơ tả những yếu tố cần phân tích và
mối quan hệ giữa nhưng yếu tố cần phân tích. Thứ hai, thiết lập những chỉ tiêu đánh giá cho
những yếu tố cần phân tích đảm bảo tính tin cậy và thích hợp về mặt nội dung. Để đạt được
tính tin cậy và thích hợp có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính bằng chuyên
gia hay tham khảo từ những chỉ tiêu được thiết kế trước đó. Tiếp theo là việc chọn đối tượng
khảo sát, quy mơ khảo sát và phương thức khảo sát thích hợp cho từng đối tượng khảo sát
đảm bảo tính tin cậy của thông tin thu thập được, giảm được các sai số đo lường gặp phải
trong quá trình khảo sát. Sau khi các dữ liệu khảo sát được thu thập có thể được sử dụng cho
phân tích bằng các phương pháp thống kê hoặc các phương pháp phân tích định tính thích hợp
tùy thuộc vào loại dữ liệu và mục đích nghiên cứu. Những phương pháp thống kê phổ biến có
thể được sử dụng như đánh giá điểm trung bình, các đặc trưng phân loại, các dạng phân tích
thống kê đa biến như tương quan, hồi quy, phân tích nhân tố, so sánh nhóm… Phương pháp
sử dụng khảo sát thường được sử dụng cho những nghiên cứu thiếu vắng dữ liệu theo dõi,
hoặc những dữ liệu theo dõi không đầy đủ hoặc khảo sát những chỉ tiêu khó lượng hóa đối với
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
38
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp và trao đổi các kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu
trong và ngoài nước về liên kết trường đại học và doanh nghiệp. Qua đó, có thể khẳng định
việc tồn tại liên kết trường đại học - doanh nghiệp; đồng thời xác định các hình thức liên kết
và nội dung của từng hình thức liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh các hình thức liên kết, Chương 1 cũng đã chỉ ra những
yếu tố thúc đẩy và cản trở liên kết trường đại học - doanh nghiệp được nghiên cứu ở các nước
trên thế giới.
Những nội dung của Chương 1 cũng chỉ ra các khoảng trống trong cơ sở lý luận và thực
tiễn:
• Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi thường tập trung tại các nước cơng nghiệp phát
triển, nơi có nhu cầu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động nghiên
cứu và triển khai rất lớn. Ngay trong một số nghiên cứu tại các nước đang phát triển,
phạm vi nghiên cứu cũng tập trung vào các nước có trình độ phát triển kinh tế, khoa học
cơng nghệ tương đối cao (Singapore, Malaysia, Thái Lan...)
• Quan điểm nghiên cứu thường chỉ tiếp cận từ phía trường đại học hoặc từ phía doanh
nghiệp. Ít nghiên cứu quan tâm đến quan điểm của cả hai phía.
• Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam về liên kết trường đại học – doanh nghiệp mới
chỉ tập trung vào hoạt động hợp tác trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của
doanh nghiệp; hoặc cá biệt có nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ của một
trường đại học với doanh nghiệp như một nghiên cứu điển hình. Các đề tài nghiên cứu
tại Việt Nam chưa xây dựng được khung phân tích nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
tới liên kết trường đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam.
Những nội dung này sẽ là các căn cứ khoa học đề luận án phát triển mô hình và phương
pháp nghiên cứu nhằm xây dựng khung phân tích nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới
liên kết trường đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được trình bày trong Chương 2.
39
CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong Chương 2, tác giả tập trung đi sâu vào giải thích phương pháp hay cách thức thực
hiện nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Trọng tâm của chương là giới thiệu những gì đã thực hiện và bằng cách nào để đạt được các
mục tiêu nghiên cứu bao gồm: Giới thiệu về quy trình thực hiện nghiên cứu; các nội dung của
thiết kế nghiên cứu từ phát triển mơ hình nghiên cứu đến các phương pháp xử lý dữ liệu
nghiên cứu.
2.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình cho các nghiên cứu phát triển và kiểm chứng
mơ hình nghiên cứu được đề xuất bởi Cresswell (2009); Nguyễn Đình Thọ (2011), McKenzie
và cộng sự (2011) bao gồm các bước như sau: (1) xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu; (2)
đánh giá cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu đi trước; (3) phát triển mơ hình nghiên cứu; (4) xây
dựng công cụ (thang đo) đánh giá cho các nhân tố trong mơ hình; (5) hiệu chỉnh và hồn thiện
thang đo; (6) thu thập dữ liệu nghiên cứu; (7) phân tích dữ liệu và (8) báo cáo kết quả nghiên
cứu.
Xác định vấn đề và
mục tiêu nghiên
cứu
Đánh giá cơ sở lý
thuyết từ NC trước
Phát triển mơ hình
nghiên cứu
Xây dựng cơng cụ
đo lường
Báo cáo kết quả
nghiên cứu
Phân tích dữ liệu
Thu thập dữ liệu
nghiên cứu
Hiệu chỉnh, hồn
thiện thang đo
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Trong đó:
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Xuất phát từ vấn đề thực tế đánh giá
những khía cạnh thúc đẩy và rào cản đến việc hợp tác giữa trường đại học – doanh nghiệp tại Việt
Nam hiện tại khá thiếu vắng. Các câu hỏi đặt ra là tình hình thực hiện các hình thức liên kết đại
học – doanh nghiệp của các trường Đại học Việt Nam như thế nào giữa các giai đoạn; mối quan
hệ giữa các yếu tố động cơ liên kết, rào cản liên kết, hình thức liên kết đến ý định lựa chọn các
giải pháp thúc đẩy từ phía nhà trường như thế nào? Có sự khác biệt về những khía cạnh liên quan
đến hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp giữa các trường hay khơng? Do đó, nghiên cứu
xác định các mục tiêu nghiên cứu chính về đánh giá sự thay đổi về mức độ liên kết giữa hai giai
đoạn 2005 – 2009 và 2010 – 2015; thiết lập khung phân tích mối quan hệ rào cản liên kết – động
cơ liên kết – hình thức liên kết; dựa trên các phân tích để đưa ra các gợi ý nhằm thúc đẩy hoạt
động liên kết đại học – doanh nghiệp tại các trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam.
Bước 2: Đánh giá cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu đi trước. Căn cứ trên những vấn đề
nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả xem xét các lý thuyết về liên kết đại học –
doanh nghiệp, các mơ hình và hình thức liên kết trong các nghiên cứu đi trước. Thông qua xem
xét tổng quan các nghiên cứu như vậy, tác giả đề xuất một khung phân tích cho trường hợp các
trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam ở bước tiếp theo là bước xây dựng mơ hình nghiên cứu.
40
Bước 3: Phát triển mơ hình nghiên cứu. Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu và đạt được
các mục tiêu nghiên cứu đặt ra tác giả phát triển mơ hình nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu được
phát triển dựa trên mối quan hệ bản chất giữa những yếu tố về cản trở liên kết, động cơ liên kết,
hình thức liên kết và định hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động liên kết trường đại học – doanh
nghiệp. Mơ hình nghiên cứu được phát triển bằng các phương pháp định tính với các phỏng vấn
chuyên gia kết hợp tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước. Các giả thuyết nghiên cứu được
phát biểu dựa trên bản chất mối quan hệ giữa các nhân tố trong mơ hình và được kiểm chứng dựa
trên dữ liệu thực nghiệm qua khảo sát.
Bước 4: Xây dựng cơng cụ đo lường. Cơng cụ đo lường chính của các nhân tố trong mơ
hình nghiên cứu được xác định là các chỉ tiêu khảo sát trong các bảng câu hỏi có cấu trúc sử dụng
điều tra. Các chỉ tiêu đánh giá hay các câu hỏi này được phát triển thông qua các phương pháp
chuyên gia với phỏng vấn tay đơi và thảo luận nhóm.
Bước 5: Hiệu chỉnh và hồn thiện thang đo. Bộ công cụ đo lường được phát triển được tiến
hành đánh giá thông qua phỏng vấn thử với với một nhóm nhỏ các giảng viên, nhà nghiên cứu tại
trường đại học và các cán bộ quản lý của doanh nghiệp để đánh giá tính thích hợp của các câu hỏi
đưa ra. Bộ câu hỏi được điều chỉnh để đảm bảo tính dễ hiểu cho các đối tượng khảo sát về từ ngữ
và cách thiết kế. Kết quả tác giả thu được bảng câu hỏi cho điều tra chính thức.
Bước 6: Thu thập dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương
pháp điều tra trực tiếp đối với các cán bộ, giảng viên các trường đại học Bách khoa Hà Nội,
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và Bách khoa Đà Nẵng. Trong bước này tác giả cân nhắc
về tính đại diện và tính tin cậy của quy mô mẫu đảm bảo cho các phân tích sử dụng để lựa
chọn cỡ mẫu và các phương pháp điều tra cụ thể thực hiện cho nghiên cứu.
Bước 7: Phân tích dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu thu thập được sẽ được tiến
hành làm sạch và tiến hành phân tích bằng các phương pháp thích hợp để trả lời các câu hỏi
nghiên cứu đặt ra. Tác giả sử dụng phân tích khám phá nhân tố để phát hiện các cấu trúc khái
niệm nghiên cứu từ dữ liệu thực nghiệm cho các yếu tố khảo sát; mơ hình nghiên cứu được
điều chỉnh theo kết quả phân tích thực nghiệm và sử dụng các kiểm định thống kê như phân
tích sự tin cậy thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và các phân tích so sánh để
đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra.
Bước 8: Báo cáo kết quả nghiên cứu. Đây là phần cuối cùng của nghiên cứu, tác giả sẽ trình
bày những kết quả nghiên cứu chính theo trình tự của luận án.
41