Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 161 trang )
nghiên cứu hình thành được đo lường bằng những biến quan sát đã thiết lập đạt tính nhất quán
nội tại và là những thang đo thích hợp.
Bảng 2.25. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố động cơ liên kết
Nhân tố
Động cơ cải thiện chất
lượng giảng dạy
Động cơ lợi ích tài chính
Động cơ phát triển kiến
thức và ứng dụng kết quả
Số biến
quan sát
Hệ số
Cronbach
Alpha
Hệ số tương quan biến
tổng
(Khoảng phân bố)
Kết luận
7
0.899
0.459 – 0.866
Đạt tính tin cậy
3
0.797
0.521 – 0.727
Đạt tính tin cậy
3
0.776
0.542 – 0.659
Đạt tính tin cậy
Nguồn: Kết quả thống kê từ khảo sát của luận án
- Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố rào cản liên kết đại học – doanh
nghiệp
Sử dụng phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng cho thấy
các khái niệm nghiên cứu hình thành từ phân tích khám phá nhân tố đều đạt tính tin cậy cần
thiết của một khái niệm nghiên cứu. Hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.7, các hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3 (Bảng 2.26). Điều đó cho thấy các khái niệm nghiên cứu hình thành
đánh giá nhân tố rào cản liên kết đạt tính nhất qn nội tại và có thể sử dụng cho các phân tích
tiếp theo.
Bảng 2.26. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố rào cản liên kết
Số biến
Hệ số Cronbach
Hệ số tương
Kết luận
Nhân tố
quan sát
Alpha
quan biến tổng
Rào cản do khoảng
cách đáp ứng giữa đại
8
0.914
0.624 – 0.811
Đạt tính tin cậy
học – doanh nghiệp
Rào cản nhận thức
4
0.766
0.490 – 0.601
Đạt tính tin cậy
Rào cản nội bộ
3
0.742
0.498 – 0.623
Đạt tính tin cậy
Nguồn: Kết quả thống kê từ khảo sát của luận án
- Đánh giá sự tin cậy thang đo các nhân tố về giải pháp thúc đẩy liên kết đại học –
doanh nghiệp
Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy các nhân tố hình thành từ các khía
cạnh giải pháp hướng tới thúc đẩy liên kết đại học – doanh nghiệp đều đạt tính tin cậy cần
thiết. Hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.7, các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (bảng
2.27). Điều này cho thấy các khái niệm nghiên cứu hình thành đều đạt tính nhất quán nội tại
và thang đo tốt sử dụng cho nghiên cứu.
Bảng 2.27. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố giải pháp thúc đẩy liên kết
đại học – doanh nghiệp
Hệ số tương quan
Số biến
Hệ số Cronbach
Nhân tố
biến tổng
Kết luận
quan sát
Alpha
(Khoảng phân bố)
Tự chủ trao đổi
5
0.839
0.491 – 0.771
Đạt tính tin cậy
Chun mơn hóa
4
0.814
0.475 – 0.730
Đạt tính tin cậy
và truyền thơng
Thưởng khuyến
3
0.763
0.477 – 0.701
Đạt tính tin cậy
khích
Nguồn: Kết quả thống kê từ khảo sát của luận án
2.2.6. Điều chỉnh mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả phân tích khám phá cấu trúc khái niệm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát cho
thấy các yếu tố rào cản liên kết, động cơ liên kết, hình thức liên kết và giải pháp thúc đẩy liên
73
kết gồm nhiều nhân tố khác nhau. Bởi vậy, mô hình nghiên cứu cần được điều chỉnh cho thích
hợp với dữ liệu thực nghiệm và các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu lại chi tiết hơn. Mơ
hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như hình 2.4:
NHĨM YẾU TỐ ĐỘNG CƠ
CÁC LOẠI HÌNH LIÊN KẾT
Động cơ lợi tích tài chính
Tiếp nhận tài trợ và
chuyển giao
Động
Đôn cơ cải thiện chất
lượng giảng dạy
Động cơ phát triển kiến
thức và ứng dụng kết quả
Liên kết dựa vào kết quả
Rào cản nội bộ
Phối hợp liên kết chủ
động của nhà trường
Rào cản nhận thức
Liên kết dựa vào tham gia
và trao đổi
Rào cản do khoảng cách
đáp ứng ĐH với DN
NHĨM YẾU TỐ CẢN TRỞ
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trường đại học với
doanh nghiệp Việt Nam đã điều chỉnh
(Nguồn: Nghiên cứu sinh xây dựng)
Các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu lại chi tiết như sau:
Các giả thuyết về mối quan hệ giữa rào cản liên kết và mức độ thực hiện các liên kết
H1a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc tiếp nhận tài trợ và chuyển giao
H1b: Rào cản nhận thức hạn chế của giảng viên có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến kết quả tiếp
nhận và chuyển giao
H1c: Rào cản do khoảng cách chưa đáp ứng được của trường đại học với doanh nghiệp có
ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc tiếp nhận tài trợ và chuyển giao.
H2a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc liên kết dựa trên kết quả
H2b: Rào cản nhận thức có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc liên kết dựa trên kết quả
74
H2c: Rào cản do khoảng cách đáp ứng của trường đại học với doanh nghiệp có ảnh hưởng
tiêu cực (-) đến việc liên kết dựa trên kết quả
H3a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc phối hợp liên kết chủ động của
nhà trường
H3b: Rào cản nhận thức hạn chế của giảng viên có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc phối
hợp liên kết chủ động của nhà trường
H3c: Rào cản do khoảng cách đáp ứng của trường đại học với doanh nghiệp có ảnh hưởng
tiêu cực (-) đến phối hợp liên kết chủ động của nhà trường
H4a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc liên kết qua tham gia và trao đổi
H4b: Rào cản nhận thức có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến việc liên kết qua tham gia và trao
đổi
H4c: Rào cản do khoảng cách đáp ứng của trường đại học với doanh nghiệp có ảnh hưởng
tiêu cực (-) đến việc liên kết qua tham gia và trao đổi.
Các giả thuyết về mối quan hệ giữa động cơ liên kết và mức độ thực hiện các hình thức
liên kết
H5a: Động cơ lợi ích tài chính có ảnh hưởng tích cực (+) đến việc tiếp nhận tài trợ và
chuyển giao.
H5b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng tích cực (+) đến việc tiếp nhận
tài trợ và chuyển giao.
H5c: Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết quả ảnh hưởng tích cực (+) đến việc
tiếp nhận tài trợ và chuyển giao.
H6a: Động cơ lợi ích tài chính ảnh hưởng tích cực (+) đến việc liên kết dựa trên kết quả
H6b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy ảnh hưởng tích cực (+) đến việc liên kết dựa
trên kết quả
H6c: Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết quả ảnh hưởng tích cực (+) đến việc
liên kết dựa trên kết quả
H7a: Động cơ lợi ích tài chính ảnh hưởng tích cực (+) đến phối hợp liên kết chủ động của
nhà trường
H7b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy ảnh hưởng tích cực (+) đến phối hợp liên kết
chủ động của nhà trường
H7c: Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết quả ảnh hưởng tích cực (+) đến phối
hợp liên kết chủ động của nhà trường
H8a: Động cơ lợi ích tài chính có ảnh hưởng tích cực (+) đến liên kết qua tham gia và trao
đổi
H8b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng tích cực (+) đến liên kết qua
tham gia và trao đổi
H8c: Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết quả có ảnh hưởng tích cực (+) đến
phối hợp liên kết chủ động của nhà trường liên kết qua tham gia và trao đổi.
Ngoài xem xét các mối quan hệ nhân quả được phát biểu thành các giả thuyết nghiên cứu
như vậy, nghiên cứu cũng xem xét mối liên quan giữa rào cản – động cơ – mức độ thực hiện
các hình thức liên kết – định hướng lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết thơng qua phân tích
tương quan. Bởi vì, các thơng tin từ phỏng vấn giảng viên, lãnh đạo các doanh nghiệp cho
thấy có manh mối giữa những nhân tố này có quan hệ với nhau nhưng không rõ ràng về chiều
quan hệ (nguyên nhân – kết quả) nên trong nghiên cứu tác giả cũng sử dụng dữ liệu thực
nghiệm để kiểm chứng mối quan hệ có thể xảy ra giữa các nhân tố này thông qua phân tích
tương quan.
75
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này tác giả tập trung giới thiệu quy trình thực hiện của nghiên cứu để
hoàn thành luận án. Các bước thực hiện được tham khảo trên các quy trình nghiên cứu kết
hợp định tính và định lượng cho phát triển mơ hình nghiên cứu trong bối cảnh mới. Thơng
qua phân tích tình huống về hoạt động liên kết của các trường đại học kỹ thuật điển hình tại
Việt Nam tác giả đi đến kết luận thực sự tồn tại các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp.
Đồng thời các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp cũng chịu tác động bởi những động
cơ thúc đẩy và những yếu tố rào cản trong quá trình liên kết, đây là căn cứ, tín hiệu để tác giả
thiết kế nghiên cứu thiết lập mơ hình đánh giá ảnh hưởng của những nhân tố động cơ và rào
cản đến mức độ thực hiện các hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Thiết kế bộ công cụ
đo lường cho những nhân tố trong mơ hình nghiên cứu được thiết kế qua hai giai đoạn, giai
đoạn xây dựng sơ bộ và giai đoạn xây dựng chính thức thơng qua tham khảo lý thuyết và
đánh giá của các chuyên gia bằng thang điểm 10 về mức độ quan trọng/cần thiết với tiêu
chuẩn giữ lại những khía cạnh có điểm đánh giá trên 6.5. Bộ câu hỏi sau khi được hiệu chỉnh
tiến hành điều tra và sử dụng phân tích khám phá nhân tố để xếp nhóm các nhân tố trong từng
yếu tố được đề cập trong mơ hình, tiếp theo tác giả sử dụng kiểm định sự tin cậy thang đo để
đánh giá tính tin cậy và thích hợp của những nhân tố hình thành. Kết quả với dữ liệu nghiên
cứu thực nghiệm qua khảo sát cho thấy những nhân tố về rào cản liên kết, động cơ liên kết,
hình thức liên kết và định hướng lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết đều đạt giá trị tin cậy
cần thiết. Dựa trên kết quả phân tích khám phá nhân tố và kiểm định sự tin cậy thang đo tác
giả đề xuất hiệu chỉnh lại mơ hình nghiên cứu cho phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thực
nghiệm.
76
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
Trọng tâm của chương này là giới thiệu kết quả nghiên cứu qua khảo sát thực nghiệm từ
ba trường đại học kỹ thuật lớn nhất là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Các nội dung chủ
u là mơ tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu
trong mơ hình; phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã phát triển ở mơ
hình nghiên cứu điều chỉnh tại chương 2. Tác giả cũng sử dụng các kiểm định so sánh nhóm
để đánh giá sự khác biệt về mức độ thực hiện các hình thức liên kết giữa hai giai đoan so sánh
là 2005 – 2009 và 2010 – 2015 cũng như so sánh sự khác biệt giữa các trường đại học và sự
khác biệt về nhận thức đối với hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp từ phía trường đại
học và từ phía doanh nghiệp. Các nội dung cụ thể được trình bày ở phần dưới đây.
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Đối tượng tham gia khảo sát đến từ 3 trường đại học kỹ thuật đa ngành, đa lĩnh vực lớn
nhất trong cả nước; cán bộ, giảng viên ở các trường này có nhiều kết quả nghiên cứu khoa
học. Trong lịch sử phát triển của mỗi trường đều có các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng
dụng thực tiễn sản xuất và an ninh quốc phòng. Có thể trong giai đoạn những năm đầu thành
lập, giai đoạn chiến tranh và những năm trước đổi mới, hoạt động nghiên cứu khoa học và
ứng dụng thực tiễn được do coi là nhiệm vụ chính trị (mơ hình Triple Helix I) chứ chưa hẳn
do tự thân quan hệ lợi ích giữa trường đại học, doanh nghiệp và nhà nước.
Trong tổng số 413 cán bộ, giảng viên tham gia khảo sát, phân bố theo các trường cũng
tương ứng với số lượng giảng viên thực tế của mỗi trường (số lượng cán bộ, giảng viên của
các trường – trong phần giới thiệu từng trường). Theo đó, Trường ĐHBK Hà Nội có số lượng
giảng viên tham gia khảo sát đông nhất (41.9%), sau đó là Trường ĐHBK Thành phố Hồ Chí
Minh (37.3%) (Hình 3.1).
Hình 3.1. Phân bố cán bộ, giảng viên tham gia khảo sát theo trường
Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh
Hình 3.2 cho thấy, trong mẫu khảo sát, số lượng lãnh đạo khoa/viện đào tạo và viện/trung
tâm nghiên cứu (tuỳ theo tên gọi của mỗi trường) và lãnh đạo bộ mơn chiếm tỉ lệ hơn 1/2,
trong đó phân bố tương đối đồng đều cho hai cấp quản lý này. Số giảng viên có học hàm giáo
sư và phó giáo sư chiếm tỉ lệ 6.78% (cao hơn so với tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư trong trên tổng
77