Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 161 trang )
doanh nghiệp và hoạt động trao đổi giảng viên, cán bộ (p-value > 0.05). Kết quả phân tích chi
tiết cho từng chỉ tiêu được trình bày ở bảng.
Bảng 3.38. Sự khác biệt về nhận thức thực hiện các giải pháp thúc đẩy liên kết đại học –
doanh nghiệp
Giải pháp thúc đẩy liên kết
Đưa nội dung thực tập tại doanh nghiệp vào
chương trình đào tạo
Đưa nội dung thực tập tại doanh nghiệp vào
chương trình đào tạo
Doanh
nghiệp
Đại học
Tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp
Doanh
nghiệp
Đại học
Tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp
Tổ chức cho cán bộ thường xuyên tham quan
doanh nghiệp
Tổ chức cho cán bộ thường xuyên tham quan
doanh nghiệp
Đầu tư cải thiện điều kiện thư viện và các cơ sở
hạ tầng khác
Đầu tư cải thiện điều kiện thư viện
Doanh
nghiệp
Đại học
Doanh
nghiệp
Đại học
Số
khảo
sát
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
215
3.847
1.245
413
4.036
1.141
215
4.243
.844
413
4.312
.882
215
4.054
.971
413
4.058
1.055
215
2.793
1.019
413
3.424
1.210
Tổ chức các chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia
giảng dạy tại trường
Mời chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia giảng
dạy tại trường
Thiết lập một cơ chế nhằm liên kết trường đại học
với doanh nghiệp sao cho có thể thực hiện vai trò
trung gian giữa các trường đại học với các giới
công nghiệp quan tâm
Doanh
nghiệp
215
3.216
1.048
Đại học
413
3.995
1.110
Doanh
nghiệp
215
3.766
1.044
Thành lập các bộ phận chuyên trách liên hệ với
doanh nghiệp trong trường đại học
Đại học
413
4.274
.879
Quảng bá các hoạt động của trường có liên quan
đến doanh nghiệp
Doanh
nghiệp
215
4.009
.803
Quảng bá các hoạt động của trường có liên quan
đến doanh nghiệp
Phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi
khơng chính tắc
Tổ chức hội thảo, semina cho cán bộ, chuyên gia
của doanh nghiệp
Miễn/giảm thuế cho các doanh nghiệp có hợp tác
với trường đại học
Đại học
413
4.274
.833
Doanh
nghiệp
215
3.613
1.011
Đại học
413
4.220
.814
Doanh
nghiệp
215
2.901
1.555
Miễn/giảm thuế cho các doanh nghiệp có hợp tác
với trường đại học
Khuyến khích đại diện của trường đại học tham gia
Ban điều hành/Hội đồng quản trị của doanh nghiệp
Giao quyền tự chủ nhiều hơn cho cán bộ, giảng
viên khi làm việc với doanh nghiệp
Đại học
413
3.995
1.014
Doanh
nghiệp
215
2.541
1.426
Đại học
413
4.228
.795
p-value
(Levene
test)
pvalue(T
Test)
.057
.149
.552
.460
.640
.971
.001
.000
.883
.000
.013
.000
.578
.000
.000
.000
.000
.000
.000
.000
Nguồn: Kết quả thống kê từ khảo sát của luận án
117
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Như vậy, chương 3 này tác giả đã sử dụng khung phân tích (mơ hình nghiên cứu) để
phân tích dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm điều tra từ trường đại học và doanh nghiệp để đạt
được các mục tiêu nghiên cứu đã đăt ra. Dữ liệu nghiên cứu được mô tả theo những khía cạnh
phân biệt được xác định sẵn trong các phiếu điều tra. Tác giả sử dụng phân tích tương quan để
kiểm chứng mối quan hệ giữa động cơ liên kết – rào cản liên kết và định hướng lựa chọn giải
pháp thúc đẩy liên kết trường đại học của giảng viên. Tiếp theo phân tích hồi quy cũng đã
được sử dụng để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố rào cản liên kết, động cơ
liên kết tới mức độ thực hiện của bốn nhóm hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp cho các
đại học được khảo sát (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí
Minh và Đại học Bách khoa Đà Nẵng). Tiếp theo, các phân tích so sánh đã chỉ ra thực sự mức
độ thực hiện các hình thức liên kết đã được cải thiện ở giai đoạn 2010 – 2015 so với giai đoạn
2005 – 2009. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt về động cơ liên kết, các rào cản liên kết
giữa, mức độ thực hiện các hình thức liên kết và định hướng lựa chọn các giải pháp thúc đẩy
liên kết giữa các trường đại học. Cụ thể có xu hướng Đại học Bách khoa Đà Nẵng giảng viên
đánh giá cao hơn Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu cũng xác định được khoảng cách về nhận thức liên quan đến hoạt động liên kết
đại học – doanh nghiệp từ phía nhà trường có những khác biệt với nhận thức của các doanh
nghiệp tham gia hoạt động liên kết. Các đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn về từng nhân tố
được khảo sát trong nghiên cứu cho biết mức độ cảm nhận/thực hiện của các nhân tố này hiện
nay tại các trường đại học khảo sát và các doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu từ chương 3
này là tiền đề, căn cứ để đề xuất khung phân tích và những giải pháp thúc đẩy hoạt động liên
kết đại học – doanh nghiệp ở chương 4.
118
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Chương này tác giả tập trung vào thảo luận và giải thích ý nghĩa của những kết quả
nghiên cứu chính đã thực hiện ở chương 3. Ngoài ra chương này tác giả cũng đề xuất xây
dựng một khung phân tích cho hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp cho các trường đại
học kỹ thuật tại Việt Nam thông qua các kết quả nghiên cứu đã có từ chương 3. Những đề
xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp cũng được trình bày và
cuối cùng là những hạn chế và định hướng cho các nghiên cứu tương lai.
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Các hình thức liên kết giữa đại học và doanh nghiệp đối với các trường đại học kỹ
thuật tại Việt Nam khá đa dạng với 15 hình thức hợp tác, liên kết khác nhau được đề cập đến
trong khảo sát của tác giả. Bằng phân tích khám phá nhân tố tác giả xác định được bốn nhóm
hình thức liên kết chính đang tồn tại tại các đại học kỹ thuật tại Việt Nam bao gồm (1) liên kết
dựa trên tài trợ và chuyển giao; (2) liên kết dựa vào kết quả; (3) phối hợp liên kết chủ động
của trường đại học và (4) liên kết dựa vào tham gia và trao đổi. Kết quả đánh giá sự tin cậy
cũng cho thấy các khái niệm nghiên cứu hình thành này đạt tính tin cậy cần thiết của một khái
niệm nghiên cứu. Hay nói cách khác những hình thức liên kết được khá đầy đủ và việc phân
nhóm các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp của tác giả là thích hợp.
Các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp thực sự có sự cải thiện giữa hai giai
đoạn 2005 – 2009 và 2010 – 2015 ở tất cả các hình thức liên kết. Kết quả phân tích bằng
Paired test cho thấy sự khác biệt giữa hai giai đoạn có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05). Điều
này cho thấy ở giai đoạn 2010 – 2015 hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp đã được thúc
đẩy mạnh mẽ hơn ở các trường đại học kỹ thuật, mặc dù mức độ liên kết hiện tại vẫn chưa ở
mức cao. Sự thay đổi về mức độ liên kết ở hầu hết các hình thức liên kết giữa trường đại học
– doanh nghiệp có thể do sự thay đổi tự thân của các trường đại học trong xu thế tự chủ và
ảnh hưởng bởi các quy định pháp lý và các chương trình thúc đẩy của chính phủ. Sự thay đổi
về mức độ liên kết đại học – doanh nghiệp được cải thiện hơn cũng cho thấy các trường đại
học kỹ thuật và doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc hợp tác vì lợi ích của cả hai bên.
Điều này cũng có thể do sự thay đổi về thị trường lao động đòi hỏi doanh nghiệp cần lao động
nhiều kỹ năng, đại học cần đào tạo những kỹ năng, kiến thức cho người lao động mà doanh
nghiệp cần. Kết quả này khá nhất quán với các ý kiến phỏng vấn sâu từ cán bộ quản lý khoa
học tại các trường đại học và lãnh đạo các doanh nghiệp có các hoạt động liên kết, hợp tác với
các trường đại học. Ý kiến từ phía trường đại học cho rằng do áp lực về thị trường lao động
đòi hỏi ngày càng cao, các áp lực từ thu hút các nguồn lực cho đầu tư và phát triển nghiên cứu
nên các trường đại học đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm các liên kết từ các doanh nghiệp
như thu hút tài trợ, hợp tác nghiên cứu giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, liên kết đào tạo
cũng cấp nguồn nhân lực. Từ phía doanh nghiệp cũng muốn tận dụng nguồn nhân lực có trình
độ cao, thực hiện những nghiên cứu cho các giải pháp cụ thể của doanh nghiệp mà nhà trường
có được. Mặc dù vậy, các ý kiến cho rằng chính sách cho liên kết nhà trường và doanh nghiệp
119
còn những bất cập, các nỗ lực liên kết đến nhiều hơn từ các nỗ lực cá nhân của nhà nghiên
cứu hay các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong quá khứ.
“Thực sự các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp đã được đẩy mạnh hơn ở Đại học Bách
khoa Hà Nội và cả các trường đại học khác. Trường trở thành trường tự chủ bởi vậy nên các
hoạt động thu hút các nguồn lực cho đầu tư nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng là rất cần thiết
không chỉ trông chờ vào đầu tư của Nhà nước. Mặt khác với đội ngũ giảng viên, nhà nghiên
cứu trình độ cao có thể thực hiện những nghiên cứu cơ bản và ứng dụng chuyển giao cho doanh
nghiệp chưa được khai thác tốt. Biểu hiện rõ ràng là gần đây Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký
kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như Samsung,
VNPT, Tập đồn Điện lực… bên cạnh mơ hình doanh nghiệp trong nhà trường (BK Holding)
thực hiện chức năng kết nối và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp khác, các cổng kết
nối cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (BK hub). Rõ ràng có sự cải thiện nhất định về hoạt
động liên kết với doanh nghiệp từ trường đại học trong thời gian gần đây. Ở đây là do cả nhu
cầu tự thân của trường đại học và lợi ích của hoạt động liên kết của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
phần lớn các hoạt động liên kết vẫn còn đề từ các nỗ lực cá nhân hay các đơn vị có truyền
thống” (Cán bộ quản lý khoa học tại Đại học Bách khoa Hà Nội).
“Chúng tôi có thực hiện các hợp tác với giảng viên đại học của một số trường để giải quyết
những bài toán cụ thể của doanh nghiệp hoặc tư vấn chiến lược và cả giới thiệu sinh viên phù
hợp cho nhu cầu tuyển dụng. Hợp tác với giảng viên cũng đem lại lợi ích nhưng đây mới chỉ là
các hợp tác phi chính thức do quy mơ doanh nghiệp khiêm tốn. Rất khó cho chúng tơi có thể
hợp tác trực tiếp với trường cho những dự án lớn” (Lãnh đạo một doanh nghiệp có dưới 100
lao động).
Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự khác biệt khá lớn về mức độ liên kết trong tất cả
các nhóm hình thức liên kết giữa các trường đại học. Trong khi các phân tích khơng cho
thấy có sự khác biệt về các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp giữa trường Đại học
Bách khoa Hà Nội với trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các
hình thức liên kết của Đại học Bách khoa Đà Nẵng luôn cao hơn hai trường đại học còn lại.
Điều này có thể do khác biệt về khu vực, mức độ cạnh tranh giữa các trường đại học trong
cùng khu vực và tính thuận tiện trong việc gắn kết trường với các khu công nghiệp. Trong khi
Đại học Bách khoa Đà Nẵng là đại học kỹ thuật thuộc trường đại học vùng (Đại học Đà
Nẵng) có mục tiêu đào tạo lao động có trình độ cao cho khu vực miền trung, trên cùng khu
vực mức độ cạnh tranh giữa các đại học về việc liên kết với các doanh nghiệp thấp hơn tại các
thành phố lớn có nhiều trường đại học như tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm
chung của Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh là
những trường đại học kỹ thuật hàng đầu nhưng lại nằm trong khu vực nội thành, ít có gắn kết
với các khu, cụm cơng nghiệp hay các khu chế xuất nên đây cũng có thể là một lý do làm
giảm mức độ liên kết, hợp tác giữa trường đại học – doanh nghiệp.
Mức độ liên kết giữa đại học – doanh nghiệp hiện tại còn ở mức khá khiêm tốn. Kết
quả khảo sát cho thấy phần lớn các hình thức liên kết chỉ được đánh giá ở mức điểm trung
bình thấp và dưới trung bình. Trong đó, những khía cạnh được đánh giá thấp nhất như “doanh
120