Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 161 trang )
4.2.1 Các định nghĩa
4.2.1.1 Rào cản liên kết
Định nghĩa: Trong khung phân tích này các rào cản liên kết được định nghĩa là những
khía cạnh cản trở đến hoạt động hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học để
hướng tới việc đạt được lợi ích của cả phía trường đại học và doanh nghiệp.
Phân loại rào cản: Có ba loại rào cản liên kết chính gặp phải trong hoạt động liên kết,
hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp bao gồm:
(1) Rào cản nội bộ: Những rào cản do cấu trúc tổ chức, những rào cản hoạt động liên kết
do hệ thống quản trị đại học của từng trường, cản trở từ khả năng hợp tác, phối hợp
của các đơn vị liên quan đến hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
(2) Rào cản nhận thức: Là những cản do những nhận thức chưa đầy đủ của giảng viên
liên quan đến hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp, mức độ quan tâm của trường
đại học và doanh nghiệp đối với hoạt động liên kết.
(3) Rào cản do khoảng cách đáp ứng của trường đại học với doanh nghiệp: Là những
rào cản về năng lực, khả năng của trường đại học như kinh nghiệm hợp tác, mức độ
sẵn sàng của giảng viên, văn hóa hợp tác đối với hoạt động liên kết đại học – doanh
nghiệp.
4.2.1.2 Động cơ liên kết
Định nghĩa: Động cơ liên kết là những yếu tố, khía cạnh đem lại những lợi ích cho việc
liên kết thúc đẩy trường đại học và doanh nghiệp sẵn sàng cho hoạt động liên kết, hợp tác.
Phân loại động cơ liên kết: Trong khung phân tích này dựa trên phân tích dữ liệu thực
nghiệm tác giả đề xuất phân loại động cơ liên kết thành ba nhóm, bao gồm:
(1) Động cơ lợi ích tài chính: Là những động cơ xuất phát từ kỳ vọng về các lợi ích
tài chính thu được qua hoạt động liên kết.
(2) Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy: Là những khía cạnh thúc đẩy kỳ vọng
việc thực hiện liên kết giúp cải thiện hoạt động giảng dạy và đào tạo của giảng viên.
(3) Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết quả: Liên quan đến các khía cạnh
kỳ vọng lợi ích từ việc chuyển giao các kết quả hay thực tiễn hóa các nghiên cứu và
phát tiển các kiến thức thơng qua hoạt động liên kết.
4.2.1.3 Hình thức liên kết
Định nghĩa: Hình thức liên kết được xem là những cách thức, phương thực liên kết,
hợp tác cụ thể giữa đại học và doanh nghiệp.
Phân loại các hình thức liên kết: Tronng khung phân tích này dựa trên dữ liệu nghiên
cứu thực nghiệm của luận án tác giả đề xuất phân loại hình thức liên kết thành bốn nhóm bao
gồm:
(1) Liên kết dựa vào tiếp nhận tài trợ và chuyển giao từ doanh nghiệp: Là những hình
thức hợp tác, liên kết dựa vào các hoạt động tài trợ hay chuyển giao cơ sở vật chất, công
nghệ từ doanh nghiệp đến trường đại học.
126
(2) Liên kết dựa trên kết quả: Là những hình thức liên quan đến các hoạt động phối hợp
giới thiệu, truyền thông thông tin khoa học như việc xuất bản hay tham gia vào các vườn
ươm khoa học công nghệ.
(3) Liên kết dựa vào việc chủ động của trường đại học: Liên quan đến các hoạt động chủ
động liên kết của trường đại học như tổ chức thực tập tại doanh nghiệp, mời giảng dạy từ
doanh nghiệp hay phối hợp tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp.
(4) Liên kết dựa vào quá trình tham gia và trao đổi giữa trường đại học và doanh nghiệp:
Là những hình thức liên kết liên quan đến việc hợp tác trao đổi trong đào tạo, đóng góp
ý kiến hay tổ chức các khóa học cho doanh nghiệp.
4.2.1.4 Điều chỉnh và lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết
Định nghĩa: Điều chỉnh và lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết là những giải pháp được
đề xuất dựa trên việc đánh giá hoạt động thực hiện, bối cảnh liên kết để thúc đẩy hoạt động
liên kết của doanh nghiệp với trường đại học.
Phân loại các nhóm giải pháp thúc đẩy liên kết: Dựa trên phân tích dữ liệu thực
nghiệm nghiên tác giả đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết thành ba nhóm bao gồm:
(1) Tự chủ trao đổi: Là những giải pháp thúc đẩy liên kết dựa trên việc trao quyền, liên
quan đến khả năng chủ động và sáng tạo trong việc tìm kiếm các hợp tác, liên kết của
trường đại học với doanh nghiệp.
(2) Chun mơn hóa và truyền thông: Những giải pháp liên quan đến việc tổ chức
chuyên mơn hóa bộ phận hay cơ cấu tổ chức, thực hiện các hoạt động quảng quá
truyền thông nội bộ và truyền thông đại chúng cho hoạt động liên kết đại học – doanh
nghiệp.
(3) Thưởng khuyến khích: Là những giải pháp liên quan đến khuyến khích vật chất đối
với các cá nhân, đơn vị đạt được các thành tựu nhất định trong hoạt động liên kết đại
học – doanh nghiệp từ phía nhà trường.
4.2.1.5 Các yếu tố bối cảnh liên kết
Định nghĩa: Các yếu tố của bối cảnh liên kết là những khía cạnh mơ tả điều kiện cho
hoạt động liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp.
Phân loại các yếu tố bối cảnh liên kết:
(1) Các điều kiện của trường đại học cho hoạt động liên kết: Là các điều kiện, hồn
cảnh cụ thể có thể tham gia vào hoạt động liên kết từ phía trường đại học.
(2) Các điều kiện của doanh nghiệp cho hoạt động liên kết: Là những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể và mong muốn của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động liên kết từ phía
doanh nghiệp.
(3) Chính sách của các cơ quan chính phủ: Liên quan đến các chính sách khuyến khích,
các khung pháp lý cho việc thực hiện hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
127
4.2.2 Công cụ và phương pháp đánh giá hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp
Công cụ đánh giá hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp cho từng hạng mục đánh
giá được thông qua một bộ câu hỏi chuẩn hóa (xem các bảng câu hỏi khảo sát của luận án).
Điểm đánh giá có thể lựa chọn thang đo đánh giá là thang điểm 5, 10 hoặc 100.
Phương pháp đánh giá được thông qua khảo sát những cá nhân có tham gia vào những
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp từ những đơn vị thuộc trường đại học và doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu được tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng/hoàn thành trên thang điểm
định sẵn bằng điểm trung bình và độ lệch chuẩn để phản ánh mức độ khó khăn (các rào
cản), nhận thức lợi ích và mức độ sẵn sàng cho liên kết (động cơ); mức độ hoàn thành các
hoạt động liên kết cụ thể (hình thức liên kết) và mức độ quan trọng của những giải pháp cải
thiện thúc đẩy hợp tác liên kết (định hướng giải pháp thúc đẩy liên kết). Tiếp theo các thuộc
tính rào cản, động cơ, hình thức và định hướng giải pháp được phân nhóm và tính tốn chỉ
tiêu tổng hợp bằng giá trị trung bình. Để đánh giá mối quan hệ giữa các thuộc tính trong
khung phân tích có thể sử dụng các phân tích tương quan và hồi quy cho chỉ tiêu tổng hợp
đã được phân nhóm. So sánh sự khác biệt giữa các nhóm có thể dựa trên phân tích T-test
hoặc ANOVA cho từng nhóm.
4.2.4 Diễn giải kết quả đánh giá thực nghiệm và đề xuất lựa chọn giải pháp cho thúc đẩy
liên kết đại học – doanh nghiệp
Dựa trên kết quả đánh giá dữ liệu thực nghiệm các trường đại học có thể đánh giá được
những nguy cơ lớn nhất, những động lực hay lợi ích lớn nhất cũng như thực tế hoạt động liên
kết doanh nghiệp và ý kiến nhận định về mức độ khả thi của các nhóm giải pháp đưa ra. Dựa
trên căn cứ này các trường có thể có những phân tích chi tiết cho từng bộ phận, đề xuất những
giải pháp chi tiết cho hoạt động thúc đẩy liên kết đại học – doanh nghiệp. Lưu ý rằng diễn giải
kết và và đề xuất lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết không nằm ngoài những điều kiện bối
cảnh nghiên cứu cụ thể từ bên trong (doanh nghiệp, trường đại học) với những yếu tố từ bên
ngồi (chính sách của các cơ quan chính phủ).
Trên đây là một khung phân tích hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp cho các
trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam dựa trên các phân tích của tác giả.
4.3 Đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết đại học – doanh nghiệp
4.3.1 Xây dựng cơ chế tự chủ trong trường và các đơn vị trực thuộc đối với hoạt động liên
kết đại học – doanh nghiệp
Kết quả phân tích cho thấy các khía cạnh về chủ động phối hợp liên kết và tự chủ trao
đổi là những khía cạnh quan trọng phản ánh hiệu quả hay mức độ sẵn sàng tham gia các liên
kết, hợp tác hay chuyển giao giữa đại học – doanh nghiệp. Bởi vậy, đề thúc đẩy hoạt động
liên kết có hiệu quả đầu tiên phải tạo cơ chế tự chủ cho các trường đại học và các trường đại
học phải có chính sách mở rộng tự chủ hợp tác cho các đơn vị trực thuộc trường để nâng cao
hiệu quả hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
Ở khía cạnh mở rộng tự chủ cho các trường đại học. Ở khía cạnh này Bộ Giáo dục và
các Bộ chủ quản của các Trường đại học, Học viện cần mở rộng quyền tự chủ cho các trường
128
đại học để tăng tính năng động của nhà trường trong việc hợp tác và sử dụng hiệu quả nguồn
lực của họ không dựa vào cơ chế bao cấp từ các Bộ. Kinh nghiệm thế giới về phát triển đại
học cũng cho thấy để phát triển các trường cần được tự chủ hay thực hiện quyền tự trị đại học
trong các trường. Tuy nhiên, cần lưu ý quyền tự trị đại học cũng phải đi liền với trách nhiệm
giải trình, đặc biệt là đối với các trường đại học cơng lập. Các khía cạnh cần mở rộng tự chủ
tại các đại học có thể bao gồm mở rộng quyền tự chủ về tuyển sinh và đào tạo, liên quan đến
chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo, lựa chọn các hình
thức kiểm định chất lượng giáo dục, tự do lựa chọn hình thức hợp tác và liên kết với đối tác là
doanh nghiệp; thứ hai tự chủ về tài chính, liên quan đến các vấn đề về tự chủ nguồn tài chính
cho hoạt động, tự chủ việc thu hút tài trợ từ các nguồn khác nhau (cựu học viên, hiệp hội,
doanh nghiệp, quỹ phát triển của nhà nước…); tự chủ trong việc chi tiêu, đầu tư miễn là tuân
thủ các quy định về giải trình trong các nghiệp vụ tài chính, kế tốn theo hướng đơn giản,
thực chất giảm các thủ tục hành chính; thứ ba là mở rộng quyền tự do học thuật trong các
trường đại học, bởi đại học được xem như một trung tâm cho các phản biện chính sách xã hội
cần được trao nhiều quyền về tự do học thuật khơng có giới hạn trong nghiên cứu bởi các
khn khổ bị hành chính hóa; trao quyền tự chủ liên kết, hợp tác với các đối tác bên ngoài cả
trong và ngoài nước. Thúc đẩy việc tự chủ của trường đại học sẽ đặt các đại học dưới áp lực
cần đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của nhà trường.
Ở khía cạnh trao quyền tự chủ hay mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc nhà
trường, các trường đại học (đại học kỹ thuật nói riêng) cần trao thêm nhiều quyền về mở rộng
hợp tác, liên kết của các đơn vị trực thuộc trường với các đối tác bên ngoài là các doanh
nghiệp. Cần nhắc lại mở rộng quyền tự chủ cần phải đi đôi với trách nhiệm giải trình. Để thực
hiện mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị, các trường có thể lưu ý các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, thúc đẩy các đơn vị chủ động tổ chức các hoạt động tham gia thực tập tại các
doanh nghiệp cho sinh viên của nhà trường. Nhà trường nên xây dựng cơ chế cho phép các
đơn vị như Viện, Khoa có thể ký các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp theo
cơ chế đơn giản, linh hoạt về hoạt động thực tập của sinh viên tại các doanh nghiệp. Hoạt
động liên kết, hợp tác như vậy sẽ gắn kết giữa việc đào tạo của nhà trường với hoạt động của
doanh nghiệp, chuẩn bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai,
giúp cho các đơn vị chủ động trong việc đổi mới nội dung đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu
của thị trường lao động hơn.
Thứ hai, nhà trường nên xây dựng các chính sách, mở rộng cơ chế về thu hút giảng
viên là nhà quản lý, chuyên gia từ các doanh nghiệp tham gia vào quá trình giảng dạy, nghiên
cứu và hướng dẫn sinh viên tại các trường đại học. Điều này có thể thực hiện thông qua việc
mở rộng cơ chế thu hút giảng viên thỉnh giảng từ các ngành công nghiệp, doanh nghiệp.
Thứ ba, tăng cường hoạt động phối hợp với doanh nghiệp trong việc giới thiệu việc
làm, tuyển dụng sinh viên của nhà trường cho các vị trí cơng việc tiềm năng từ các doanh
nghiệp. Điều này có thể thực hiện thơng qua thiết lập các thỏa thuận, cơ chế chế hợp tác về
chia sẻ thông tin, lưu giữ thông tin, phân loại thông tin và phân phối thông tin liên quan đến
129