Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.9 KB, 29 trang )
5
đây, thường tiếp cận thuật ngữ thương hiệu với quan niệm cũ và nói
chung cho hàng hố, chứ chưa tiếp cận trên góc độ thương hiệu theo
cách tiếp cận mới về thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của
Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sinh đã nhận biết được khoảng trống và
lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản
xuất khẩu của Việt Nam” cho Luận án tiến sĩ.
PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU
1.1. KHÁI QT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1.1.1. Khái niệm về thương hiệu
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu, tuy
nhiên trong khn khổ luận án này, nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận thuật
ngữ thương hiệu theo quan điểm: “Thương hiệu là một hoặc một tập
hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, phân biệt
doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm
trí khách hàng và cơng chúng”.
1.1.2. Chức năng và vai trò của thương hiệu
Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, khi sự cạnh tranh ngày
càng quyết liệt giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ khác nhau
người ta càng lưu tâm nhiều hơn đến vai trò và chức năng của thương
hiệu.
1.1.2.1. Chức năng của thương hiệu
Các chức năng cơ bản của thương hiệu cần kể tới: Chức
năng nhận biết và phân biệt; Chức năng thơng tin và chỉ dẫn; Chức
năng tạo ra sự cảm nhận và tin cậy; Chức năng kinh tế.
6
1.1.2.2. Vai trò của thương hiệu
Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm
trong tâm trí người tiêu dùng; Thương hiệu như một lời cam kết giữa
doanh nghiệp và khách hàng; Thương hiệu nhằm phân đoạn thị
trường và tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản
phẩm; Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp;
Thương hiệu giúp thu hút đầu tư.
1.1.3. Phân loại thương hiệu
Tuỳ theo tiêu chí khác nhau, thương hiệu có thể được chia
thành: Thương hiệu cá biệt (còn được gọi là thương hiệu cá thể hoặc
thương hiệu riêng), thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể; hay
chia thành: thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp,
thương hiệu địa phương, thương hiệu quốc gia; hoặc chia thành:
thương hiệu chính, thương hiệu phụ; hoặc chia thành; thương hiệu
điện tử, thương hiệu thơng thường.
1.1.4. Khái niệm, mơ hình và nội dung của phát triển thương
hiệu
Luận án tiếp cận thuật ngữ phát triển thương hiệu theo quan
điểm: “Phát triển thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm gia
tăng sức mạnh và khả năng bao qt, tác động của thương hiệu đến
tâm trí và hành vi của khách hàng, cơng chúng”.
Có thể có nhiều mơ hình phát triển thương hiệu cho hàng
hố: Phát triển thương hiệu dựa trên phát triển thương hiệu cá biệt;
Phát triển thương hiệu dựa trên phát triển thương hiệu gia
đình/thương hiệu doanh nghiệp; Phát triển thương hiệu dựa trên mơ
hình đa thương hiệu; Phát triển thương hiệu dựa trên phát triển
thương hiệu tập thể; Phát triển thương hiệu dựa trên phát triển
thương hiệu tập thể gắn với yếu tố chỉ dẫn địa lý; Phát triển thương
hiệu dựa trên phát triển thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên khơng có
7
một mơ hình nào là khn mẫu cố định mà tuỳ thuộc vào sự vận
dụng.
Các nội dung của phát triển thương hiệu bao gồm: Phát triển
các giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm và doanh
nghiệp; Phát triển các hoạt động truyền thơng thương hiệu nhằm tạo
dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu, nâng cao nhận thức thương
hiệu; Mở rộng và làm mới thương hiệu; Phát triển các chuỗi liên kết
cung ứng hàng xuất khẩu.
1.2. MƠ HÌNH VÀ NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO
HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU
1.2.1. Mơ hình phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất
khẩu
Mơ hình phù hợp dùng cho hàng thuỷ sản xuất khẩu bao gồm:
Phát triển thương hiệu riêng của các doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản;
Phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu dựa
trên phát triển các thương hiệu tập thể, gắn với dạng thức thương
hiệu chứng nhận;
Phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu dựa
trên phát triển các thương hiệu tập thể gắn với yếu tố chỉ dẫn địa lý;
Phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu dựa
trên sự kết hợp giữa phát triển thương hiệu tập thể gắn với dạng
thức thương hiệu chứng nhận, kết hợp với phát triển thương hiệu
riêng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và
đặc điểm q trình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đó là cần tận
dụng uy tín của doanh nghiệp mạnh trong ngành, xuất khẩu thường
qua dạng thơ, bán bn qua trung gian nên phù hợp với phát triển
thương hiệu tập thể, và cần gắn với dạng thức thương hiệu chứng
nhận.
8
Nên mơ hình luận án tiếp cận để phát triển thương hiệu cho
hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam: phát triển các thương hiệu
tập thể cho các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực, gắn với dạng
thức thương hiệu chứng nhận, với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp
mạnh về chế biến xuất khẩu thuỷ sản, và kết hợp với phát triển các
thương hiệu riêng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
1.2.2. Nội dung phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất
khẩu
Duy trì và kiểm sốt chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu
Bảo vệ thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu
Phát triển các hoạt động truyền thơng thương hiệu cho hàng
thủy sản xuất khẩu
Mở rộng và làm mới thương hiệu cho những nhóm sản
phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực
Phát triển các chuỗi liên kết cung ứng hàng thuỷ sản xuất
khẩu
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CHO HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Nhận thức của các doanh nghiệp thuỷ sản về sự cần thiết
phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu;
Mức đầu tư của doanh nghiệp thuỷ sản cho phát triển thương
hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu;
Công tác quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp thuỷ sản của cơ quan
quản lý Nhà nước và Hiệp hội;
Thị hiếu, xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng tại thị
trường đích;
Tập quán, xu hướng kinh doanh tại thị trường đích;
Uy tín và thương hiệu của nơi bán hàng thuỷ sản xuất khẩu.
1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU CHO HÀNG XUẤT KHẨU
9
1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng
xuất khẩu của một số quốc gia
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Na Uy trong xây dựng và phát
triển thương hiệu cá hồi
Na Uy là quốc gia chi phối 72% thị trường cá hồi thế giới.
Thương hiệu cá hồi Na Uy ngày nay đứng vững trên thị trường thế
giới nhờ “ba chân”: Chân thứ nhất, là tổ chức liên kết chuỗi trong sản
xuất, chế biến xuất khẩu với những quy chế chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Chân thứ hai, là tổ chức tốt việc xúc tiến thương mại, marketing, tiếp
cận và phát triển thị trường xuất khẩu cho cá hồi. Chân thứ 3, là áp
dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và khoa học cơng nghệ trong ni trồng
nhằm nâng cao chất lượng cá hồi. Ngồi ra, Na Uy còn giúp các doanh
nghiệp phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá hồi.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc tham gia vào
chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu
Thái Lan đã đạt được thành cơng trong việc tham gia vào
chuỗi cung ứng hàng thủy sản tồn cầu. Tổ hợp các nhãn hiệu độc
lập MW Brands của Thái Lan đã có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường Anh hơn 100 năm nay. MW Brands được biết đến với nhiều
nhãn hiệu nổi tiếng như cá đóng hộp John West, cá ngừ đóng hộp
Petit Navire và Mareblu, cá sardine đóng hộp Hyacinthe Parmentier.
Để có được chỗ đứng trong chiến lược phát triển ra thị trường tồn
cầu, MW Brands xây dựng hệ thống 5 cơ sở chế biến tại Pháp, Thổ
Nhĩ Kỳ, Seychelles và Ghana. Các cơ sở chế biến được đặt ở những
khu vực chiến lược đã giúp MW Brands tạo được mối quan hệ tốt và
có uy tín với các nhà bán lẻ thơng qua việc đảm bảo giao hàng đúng
hẹn và giá cả hợp lý.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Pháp về quản lý chỉ dẫn địa lý
trong xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng xuất khẩu
10
Pháp là quốc gia có hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý hồn thiện
và nhờ đó đóng góp khơng nhỏ vào thành cơng của các thương hiệu
hàng hố xuất khẩu từ Pháp. Tại Pháp, vấn đề chỉ dẫn địa lý được
quản lý theo cơ chế sau: Tự quản lý: được thực hiện bởi chính các hộ
sản xuất; Quản lý nội bộ: được thực hiện bởi Tổ chức tập thể các
nhà sản xuất địa phương; Quản lý ngoại vi: tập trung vào khâu lưu
thơng và khai thác thương mại các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
nhằm phát hiện ra hàng giả hoặc khơng đáp ứng u cầu chất lượng
sản phẩm.
1.4.2. Bài học rút ra cho xây dựng và phát triển thương hiệu thuỷ
sản xuất khẩu của Việt Nam
Cần phải cơ cấu lại thuỷ sản là một nghề ni, sản xuất và
chế biến có điều kiện. Việt Nam cần học tập Na Uy phát triển đồng
thời “ba chân” trong phát triển thương hiệu cho thuỷ sản xuất khẩu,
thay vì cắt khúc từng cơng đoạn này. Việt Nam cần học tập Thái Lan
trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng hàng thuỷ sản tồn cầu. Việt
Nam cần phải phát triển thương hiệu quốc gia cho thuỷ sản xuất
khẩu và học tập kinh nghiệm của Pháp về khai thác các yếu tố gắn
với chỉ dẫn địa lý.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG
THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
2.1.1. Khái qt tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản nói
chung của Việt Nam
Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thuỷ sản
lớn nhất thế giới, thị trường xuất khẩu được mở rộng tới trên 150
quốc gia và vùng lãnh thổ; liên tục nhiều năm liền thuỷ sản được ghi
11
tên trong danh sách “câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỉ USD” của Việt
Nam. Các thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản Việt Nam
phải kể tới: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia,
ASEAN. Năm 2012, 2013, 2014 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 6,134;
6,7 và 7,84 tỷ USD. Luận án xin đề cập sâu hơn về tình hình sản
xuất, chế biến và xuất khẩu hai sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ
yếu của Việt Nam là tơm và cá tra:
2.1.2. Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu của sản phẩm
tơm
Việt Nam là nước có diện tích ni tơm vào loại lớn nhất thế
giới. Hiện Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trong top 5 các quốc gia châu
Á dẫn đầu về sản xuất tơm, với hàng trăm doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm, cơng tác kiểm tra, giám sát chất
lượng sản phẩm tơm chế biến ngày càng được chú ý. Tuy nhiên, vấn
đề dư lượng kháng sinh và nhiễm khuẩn do bơm tạp chất và ngâm
hố chất vẫn là nỗi lo và tiềm ẩn rủi ro của các doanh nghiệp. Giá trị
xuất khẩu tơm thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản của nước ta. Nhiều năm gần đây kim ngạch xuất khẩu
tơm đều có mức tăng trưởng.
2.1.3. Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu của sản phẩm
cá tra
Cá tra Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 95% thị trường cá
philê thịt trắng. Với hàng trăm doanh nghiệp chế biến đạt chuẩn
xuất vào các thị trường lớn, ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu
cá tra hàng năm được coi là thế mạnh của ngành thuỷ sản Việt Nam.
So với con tơm, cá tra có chỗ đứng “vững vàng” hơn trên thị trường
thế giới; Tuy nhiên tình trạng bị kiện bán phá giá ln bị coi là đáng
báo động với cá tra xuất khẩu của Việt Nam trên các thị trường xuất
12
khẩu lớn như Mỹ, EU. Giá trị xuất khẩu cá tra thường đứng thứ hai
sau tơm, và giữ khá ổn định trong các năm gần đây.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và kiểm
sốt chất lượng của hàng thuỷ sản xuất khẩu
Việc tn thủ các quy trình, tiêu chuẩn quốc tế chưa được
thực hiện thực sự nghiêm túc ở các doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam. Ẩn sau con số ấn tượng Việt Nam nằm
trong Top 5 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, thì Việt Nam
cũng là nước nằm trong Top ba nước có lượng hàng thủy sản bị từ
chối nhập khẩu lớn nhất trên thế giới.
2.2.2. Thực trạng cơng tác bảo vệ thương hiệu cho hàng thuỷ
sản xuất khẩu của Việt Nam
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
vẫn chưa hiểu, và quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ thương
hiệu. Với phần lớn hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là qua
dạng bán buôn, thông qua các nhà nhập khẩu, nên việc bảo vệ
thương hiệu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam bằng chống
xâm phạm thương hiệu ở thị trường nước ngồi khơng phải là việc
làm quan trọng nhất, mà điều đáng lưu tâm trước tiên hiện nay đối
với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là chống sa sút thương
hiệu ngay từ bên trong và tình trạng xâm phạm thương hiệu ngay tại
thị trường nội địa.
2.2.3. Thực trạng truyền thơng thương hiệu cho hàng thuỷ sản
xuất khẩu
Hiện tại, các công cụ truyền thông thương hiệu chủ yếu
được các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sử dụng gồm: các ấn
phẩm của doanh nghiệp như cataloge, tờ rơi, poster…; quảng cáo trên
13
tạp chí chun ngành; tham gia hội chợ triển lãm. Còn các cơng cụ
truyền thơng khác như PR, quảng cáo trên truyền hình, trên radio
thường ít được sử dụng. Các doanh nghiệp cũng chưa khai thác được
nhiều sự tương tác qua lại giữa thương hiệu riêng và thương hiệu
tập thể.
2.2.4. Thực trạng hoạt động mở rộng thương hiệu cho hàng
thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam
Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay sử dụng
mơ hình thương hiệu gia đình, tức mỗi doanh nghiệp chỉ sở hữu một
tên thương hiệu và gắn nó cho mọi sản phẩm của mình. Bên cạnh ưu
điểm thì nhược điểm là chỉ cần một chủng loại sản phẩm nào đó gặp
rắc rối hoặc bị tẩy chay thì tồn bộ thương hiệu gia đình sẽ bị ảnh
hưởng. Phần lớn các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của doanh
nghiệp thuỷ sản Việt Nam ở dạng thơ, ít qua chế biến và khó mở
rộng sang nhóm sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản qua chế biến sâu, có
giá trị tăng cao.
2.2.5. Thực trạng phát triển chuỗi liên kết cung ứng hàng thuỷ
sản xuất khẩu
Tình trạng các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam “mạnh ai
nấy làm”, khơng có tính liên kết vì một thương hiệu chung của cả
ngành thuỷ sản xuất khẩu là chuyện khơng hiếm gặp. Việc phát triển
chuỗi liên kết cung ứng hàng xuất khẩu để tận dụng lợi thế về kinh
nghiệm, năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế của doanh
nghiệp thuỷ sản mạnh, tranh thủ mạng lưới rộng khắp trong nước
của các doanh nghiệp trong nước yếu vị thế hơn đang được xem như
một hướng đi đúng đắn cho phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản
xuất khẩu của Việt Nam, nhưng lại chưa được các doanh nghiệp
thuỷ sản quan tâm và thực hiện đúng mức.
Đã từ nhiều năm nay, ý định xây dựng thương hiệu tập thể
cho cá tra, tơm Việt Nam được hình thành, nhưng cho đến nay, qua
14
rất nhiều hội thảo, hội nghị vẫn chưa tìm ra được một mơ hình có
sức cuốn hút nhất định. Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam chưa
thật sự hiểu về sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu tập thể và
một tỷ lệ khơng nhỏ doanh nghiệp muốn được tận dụng tối đa cơ
hội hiện có tối ưu hố lợi nhuận mà chưa nghĩ đến cần phải tạo
dựng được lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ hình ảnh thương hiệu
tập thể.
2.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Luận án chỉ xin phân tích ảnh hưởng của các nhân tố xuất
phát từ phía Việt Nam:
2.3.1. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp về thương
hiệu và sự cần thiết của phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ
sản xuất khẩu
Cho dù hiện nay, việc phát triển thương hiệu của các doanh
nghiệp ở Việt Nam nói chung còn mang nhiều tính tự phát. Tuy nhiên,
nhận thức về vấn đề phát triển thương hiệu của hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
thuỷ sản nói chung đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.
2.3.2. Thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp cho phát triển
thương hiệu thuỷ sản xuất khẩu
Mặc dù đa số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã có đầu tư
tài chính cho phát triển thương hiệu thủy sản xuất khẩu, tuy nhiên
mức độ đầu tư còn thấp, điều này có thể được lý giải do đa số doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài
chính chưa cao.
2.3.3. Thực trạng cơng tác quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của cơ quan
quản lý Nhà nước và hiệp hội
15
Đối với các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước: hình thành cơ
quan quản lý, các chương trình giám sát quốc gia về an tồn thực
phẩm thuỷ sản, chống hàng giả, hàng nhái; phê duyệt Chiến lược
phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ký kết các văn bản thoả
thuận song phương về kiểm sốt an tồn thực phẩm; hỗ trợ các doanh
nghiệp trong xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, các việc làm trên chưa
thực sự triệt để, tính răn đe chưa cao nên chưa thực sự phát huy hết
hiệu quả.
Đối với Hiệp hội: điển hình là Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam, đã có những hỗ trợ đáng kể cho doanh
nghiệp trong quảng bá thương hiệu, giúp doanh nghiệp thuỷ sản
trong các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp. Tuy nhiên, cần tạo nên sức
mạnh tập thể của hội viên để vượt qua những khó khăn thách thức
của mơi trường cạnh tranh quốc tế.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CHO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.4.1. Những kết quả đạt được
Cùng với thời gian, hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam
đang ngày càng được ưa chuộng tại rất nhiều khu vực thị trường,
điều đó chứng tỏ về mặt chất lượng và những u cầu của q trình
cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực để được khách hàng
nhập khẩu chấp nhận và người tiêu dùng hài lòng hơn. Vấn đề phát
triển thương hiệu bước đầu đã được nhìn nhận trong các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Trong
thời gian qua, các cơ quan Nhà nước và Hiệp hội đã có những đóng
góp nhất định trong cơng tác quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp thuỷ
sản Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu thuỷ sản xuất
khẩu.