Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.56 KB, 11 trang )
biến rộng rãi tới các nhân viên đang làm việc để họ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ
của họ cũng như về những quy định về di sản văn hóa được ghi nhận trong
thỏa ước.
Thứ hai, là xây dựng quỹ bảo vệ di sản văn hóa ở những nơi có du lịch.
Các doanh nghiệp có nhiệm vụ đóng góp quỹ này khi họ đến khai thác các
điểm đến. Quỹ này được dùng vào mục đích trùng tu, tơn tạo các di tích. Liên
quan đến vấn đề Quỹ, nhà nước, mà cụ thể là TP.HCM cần ban hành những
quy định liên quan đến quản lý và sử dụng quỹ một cách cơng khai, minh
bạch và đặc thù. Theo đó, trước hết, TP.HCM cần làm việc với các doanh
nghiệp du lịch lữ hành để thảo luận về mức độ đóng góp quỹ này từ phía nhà
nước và từ phía các doanh nghiệp. Sau khi đã thống nhất mức đóng góp.
Lãnh đạo Thành phố chủ trì thành lập quỹ với quy chế hoạt động rõ ràng, cụ
thể và đúng quy định của pháp luật về quản lý quỹ. Hàng năm, nhà nước cần
công khai minh bạch tới các doanh nghiệp du lịch lữ hành về quỹ. Công khai
minh bạch quỹ là cách thức để đảm bảo rằng quỹ sử dụng phù hợp, đúng
mục đích và hiệu quả. Khơng những vậy, cần khẳng định quyền kiểm soát
quỹ của doanh nghiệp du lịch lữ hành để họ có thể tham gia và thực hiện
quyền kiểm sốt quỹ của họ. Quy định này còn giúp cho doanh nghiệp tin
tưởng hơn vào quá trình quản lý quỹ của nhà nước, từ đó thực hiện trách
nhiệm đóng góp tích cực và hiệu quả hơn.
Thứ ba, xây dựng và ban hành hàng loạt bộ tiêu chí du lịch bền vững
cho nhà hàng, khách sạn, các công ty du lịch, lữ hành, v.v. Bộ tiêu chí du lịch
bền vững có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch bền vững.
Nó đóng vai trò như một tiêu chuẩn để đánh giá và cả vai trò định hướng và
dẫn dắt phát triển du lịch bền vững. Bộ tiêu chí du lịch bền vững cần bao
gồm những tiêu chí mà doanh nghiệp du lịch lữ hành phải hướng tới và tuân
theo. Trong những tiêu chí du lịch bền vững này cần đưa ra một cách chi tiết
những quy chuẩn về bảo vệ và tôn trọng di sản văn hóa. Những tiêu chuẩn
này là căn cứ để xếp hạng và cũng là căn cứ để kiểm tra hoạt động của các
doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh và khai thác du lịch.
9
Sau khi bộ tiêu chí du lịch bền vững được ban hành, nhà nước cần tổ chức
phổ biến các bộ tiêu chí này đến các đơn vị có liên quan trong đó có các doanh
nghiệp du lịch lữ hành để họ nắm rõ và thực hiện. Quan trọng hơn, nhà nước cần
làm sao cho các bộ tiêu chí về du lịch bền vững này trở thành “tài liệu gối đầu
giường” của các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tài liệu này khơng những là căn cứ
để kiểm tra doanh nghiệp mà còn là tài liệu để các doanh nghiệp tập huấn và xây
dựng các chiến lược hành động phù hợp với phát triển du lịch bền vững.
Kết luận
Doanh nghiệp du lịch lữ hành là chủ thể quan trọng trong khai thác các điểm
đến du lịch. Thế nhưng chính doanh nghiệp du lịch lữ hành lại là đối tượng chưa
hiểu rõ, đầy đủ và thể hiện đúng mối quan hệ của họ đối với vấn đề di sản văn
hóa xã hội trong khai thác du lịch. Từ phía nhà nước, hồn tồn chưa có những quy
định bài bản và cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ của doanh nghiệp du lịch lữ hành
trong việc tơn tạo, trùng tu và bảo tồn các di sản văn hóa. Trong thời gian tới cần
thực hiện nhiều biện pháp để doanh nghiệp du lịch lữ hành thể hiện tốt hơn nữa
vai trò của họ trong vấn đề khai thác, tơn tạo và bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
văn hóa.
Tài liệu tham khảo
1. Minh Anh, Trăn trở quản lý, khai thác di sản văn hóa,
http://www.sggp.org.
vn/tran-tro-quan-ly-khai-thac-di-san-van-hoa-
472478.html, 2017.
2. Nguyễn Mạnh Cường, Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2015.
3. Nguyễn Thị Hậu, Bản sắc văn hóa của đơ thị Sài Gòn – TP. Hồ Chí
Minh, http://tphcm.chinhphu.vn/ban-sac-van-hoa-cua-do-thi-sai-gon-tp-ho-chiminh, 2015.
4. Edgell, David L, Managing Sustainable Tourism: A Legacy for the
Future, New York: Haworth Press, 2006.
5. GSCT Council (Hội đồng Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu), Đề
10
xuất phiên bản 2.0 về Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu,
https://www.gstcouncil. org/wp.../Vietnamese-GSTC-H-TOv2.pdf, 2015.
6. Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiến, Du lịch bền vững, Nxb Đại học
Quốc, 2001.
7. Phạm Trung Lương, Phát triển bền vững từ góc độ mơi trường, tài liệu
Nhân học du lịch, 2014.
11