Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.48 MB, 165 trang )
68
Khi so sánh hai nhóm điều trị, chúng tơi đánh giá kết quả điều trị thông
qua sự khác biệt về xác suất điều trị thành công, thành công vừa, thành cơng
tốt và so sánh bằng phân tích sống còn Kaplan Meier.
3.2.2 Điều trị thành công
Khi bệnh nhân cải thiện được thị lực so với ban đầu từ 5 chữ trở lên ( cải
thiện 1 hàng thị lực trở lên) được coi là điều trị thành công.
Biểu đồ 3.5 Biểu diễn Kaplan Meier điều trị thành cơng của hai nhóm
Theo như biểu đồ trên có thể thấy ngay từ tháng thứ 3, xác suất điều
trị thành cơng của nhóm Bevacizumab lên tới gần 70% so với khoảng 30%
của nhóm Laser. Xác suất điều trị thành công tiếp tục tăng theo thời gian cho
tới 12 tháng. Nhóm Bevacizumab có xác suất điều trị thành cơng cao hơn so
với nhóm Laser (p < 0,0001; Log-rank test). Biểu đồ nêu trên cũng cho thấy
xác suất điều trị không thành công ở thời điểm 12 tháng của nhóm
Bevacizumab là khoảng 18% so với 50% của nhóm Laser.
3.2.3 Điều trị thành cơng vừa
Khi bệnh nhân cải thiện được thị lực so với ban đầu từ 10 chữ trở lên
(2 hàng thị lực) và có thị lực < 75 chữ (0,6 thị lực thập phân) được coi là điều
trị thành công vừa. Xác suất điều trị thành cơng vừa ở hai nhóm là khơng cao
69
và khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm (p = 0,0617). Tuy nhiên kết quả
trong nhóm Bevacizumab có khuynh hướng tốt hơn.
3.2.4 Điều trị thành công tốt
Khi bệnh nhân cải thiện được thị lực so với ban đầu từ 10 chữ trở lên
(2 hàng thị lực) và có thị lực ≥ 75 chữ (0,6 thị lực thập phân) được coi là điều
trị thành công tốt. Xác suất điều trị thành công tốt của nhóm Bevacizumab
khoảng 30% ở thời điểm 3 tháng và tăng đến 40% ở thời điểm 12 tháng,
tương ứng với khoảng 10% và 20% của nhóm Laser. Nhóm Bevacizumab có
xác suất điều trị thành công tốt cao hơn so với nhóm Laser (p < 0,0001; Logrank test).
3.2.5 Phân tích hồi qui logistic
Chúng tơi sử dụng mơ hình hồi qui logistic để xây dựng mơ hình đánh
giá hiệu quả điều trị thành cơng phù hồng điểm đái tháo đường. Biến phụ
thuộc bao gồm thị lực ban đầu, CRT, tăng huyết áp, tăng lipid máu, sử dụng
insulin, tiền sử hút thuốc, giới tính, mức độ trầm trọng của bệnh võng mạc
đái tháo đường, hình thái phù trên chụp mạch huỳnh quang với fluorescein,
còn thủy tinh thể hay khơng. Phân tích cho thấy yếu tố nhóm điều trị và có
sử dụng insulin ảnh hưởng đến kết quả điều trị thành công. Tuy nhiên khi
đưa vào mơ hình rút gọn thì chỉ có yếu tố nhóm điều trị là có ý nghĩa thống
kê (p= -0,5810). Kết quả được thể hiện qua Bảng 3-5 Các thơng số trong mơ
hình hồi qui logistic dưới đây:
70
Bảng 3.5 Các thơng số trong mơ hình hồi qui logistic
(* đạt ý nghĩa thống kê)
Yếu tố
p
Giá trị
Sai số chuẩn
Giá trị z
4,56
3,10
1,47
0,1413
Nhóm Laser
-2,15
0,55
-3,89
<0,0001*
Thị lực ban đầu
-0,02
0,03
-0,97
0,3334
0,00
0,00
0,43
0,6659
Giới nữ
-0,69
0,96
-0,73
0,4680
Tuổi
-0,00
0,02
-0,20
0,8379
Thời gian bị đái tháo đường
-0,69
0,96
-0,72
0,2692
HbA1C
-0,04
0,14
-0,33
0,7402
Hút thuốc
-0,77
0.98
-0,78
0,4320
Sử dụng Insulin
-1,27
0,57
-2,23
0,0255*
Tăng huyết áp
-0,48
0,53
-0,91
0,3627
Tăng lipid máu
0,51
0,53
0,95
0,3388
Khơng có yếu tố nào
CRT ban đầu
3.3 Phân tích theo phân nhóm HbA1c
Trong những mắt được điều trị Bevacizumab có thể phân chia thành
hai nhóm: Nhóm HbA1c ≤ 7 bao gồm 15 mắt/ 15 bệnh nhân và Nhóm HbA1c
> 7 bao gồm 40 mắt/ 40 bệnh nhân, Thị lực trung bình trước khi điều trị của
Nhóm HbA1c ≤ 7 và Nhóm HbA1c > 7 lần lượt là : 60,53 ± 11,15 và 65,03
± 10,42 chữ (p=0,16, Mann-Whitney U test). Độ dầy võng mạc trung tâm
trung bình trước khi điều trị lần lượt là 401,53 ± 81,94 và 397,70 ± 154,15
µm (p=0,26, Mann-Whitney U test). Như vậy khơng có sự khác biệt về thị
lực và độ dầy võng mạc trung tâm của hai nhóm Nhóm HbA1c ≤ 7 và Nhóm
HbA1c > 7 trước khi điều trị. Mức tăng thị lực trung bình của Nhóm HbA1c
≤ 7 so với Nhóm HbA1c > 7 theo các thời điểm như sau:
- 3 tháng : 7,00 ± 6,48 so với 9,10 ± 6,48 chữ.
71
- 6 tháng : 8,20 ± 7,70 so với 10,38 ± 7,93 chữ.
- 12 tháng: 13,47 ± 6,91 so với 11,66 ± 6,56 chữ.
Các số liệu cho thấy Nhóm HbA1c ≤7 ban đầu có mức tăng thị lực
thấp hơn ở thời điểm 3 và 6 tháng nhưng vào thời điểm 12 tháng lại có mức
tăng thị lực cao hơn Nhóm HbA1c >7. Phân tích phương sai ANOVA đo
lường lặp lại (Repeated measures ANOVA) cho thấy có sự khác biệt về kết
quả thị lực giữa hai nhóm ở các lần thăm khám (p< 0,0001) và có sự tương
tác giữa nhóm điều trị theo thời gian (p=0,01). Nói cách khác, mức tăng thị
lực về lâu dài (12 tháng) trong Nhóm HbA1c ≤7 có kết quả thị lực tốt hơn.
Biểu đồ 3.6: Thay đổi thị lực so với ban đầu và sai số chuẩn theo thời gian
của Nhóm HbA1c ≤ 7 và Nhóm HbA1c > 7.
Mức giảm độ dầy võng mạc trung tâm trung bình của của Nhóm
HbA1c ≤ 7 so với Nhóm HbA1c > 7 theo các thời điểm như sau:
- 3 tháng: -106,67 ± 68,39 so với -115,10 ± 139,56 µm.
- 6 tháng: -142,87 ± 74,31 so với -132,97 ± 136,65 µm.
- 12 tháng: -145,00 ± 74,00 so với -143,45 ± 144,18 µm.
Có thể thấy rằng mức giảm độ dầy võng mạc trung tâm của của Nhóm
HbA1c ≤ 7 so với Nhóm HbA1c > 7 là tương tự nhau trong tất cả các thời
điểm theo dõi. Phân tích phương sai ANOVA đo lường lặp lại (Repeated