Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.48 MB, 165 trang )
71
- 6 tháng : 8,20 ± 7,70 so với 10,38 ± 7,93 chữ.
- 12 tháng: 13,47 ± 6,91 so với 11,66 ± 6,56 chữ.
Các số liệu cho thấy Nhóm HbA1c ≤7 ban đầu có mức tăng thị lực
thấp hơn ở thời điểm 3 và 6 tháng nhưng vào thời điểm 12 tháng lại có mức
tăng thị lực cao hơn Nhóm HbA1c >7. Phân tích phương sai ANOVA đo
lường lặp lại (Repeated measures ANOVA) cho thấy có sự khác biệt về kết
quả thị lực giữa hai nhóm ở các lần thăm khám (p< 0,0001) và có sự tương
tác giữa nhóm điều trị theo thời gian (p=0,01). Nói cách khác, mức tăng thị
lực về lâu dài (12 tháng) trong Nhóm HbA1c ≤7 có kết quả thị lực tốt hơn.
Biểu đồ 3.6: Thay đổi thị lực so với ban đầu và sai số chuẩn theo thời gian
của Nhóm HbA1c ≤ 7 và Nhóm HbA1c > 7.
Mức giảm độ dầy võng mạc trung tâm trung bình của của Nhóm
HbA1c ≤ 7 so với Nhóm HbA1c > 7 theo các thời điểm như sau:
- 3 tháng: -106,67 ± 68,39 so với -115,10 ± 139,56 µm.
- 6 tháng: -142,87 ± 74,31 so với -132,97 ± 136,65 µm.
- 12 tháng: -145,00 ± 74,00 so với -143,45 ± 144,18 µm.
Có thể thấy rằng mức giảm độ dầy võng mạc trung tâm của của Nhóm
HbA1c ≤ 7 so với Nhóm HbA1c > 7 là tương tự nhau trong tất cả các thời
điểm theo dõi. Phân tích phương sai ANOVA đo lường lặp lại (Repeated
72
measures ANOVA - Xem Biểu đồ 3-14) cho thấy khơng có sự khác biệt về
kết quả mức giảm độ dầy võng mạc trung tâm giữa hai nhóm (p=0,98) và
khơng có sự khác biệt giữa các lần thăm khám (p=0,84) và khơng có sự tương
tác giữa nhóm * điều trị theo thời gian (p=0,62). Tuy nhiên cần chú ý là độ
lệch chuẩn trong nhóm HbA1c >7 cao hơn so với Nhóm HbA1c ≤7.
Biểu đồ 3.7: Thay đổi độ dầy võng mạc trung tâm so với ban đầu và sai số
chuẩn theo thời gian của Nhóm HbA1c ≤ 7 và Nhóm HbA1c > 7.
Biểu đồ 3.8: Biểu đồ hộp thay đổi độ dầy võng mạc trung tâm so với ban ở
thời điểm 12 tháng của Nhóm HbA1c ≤ 7 và Nhóm HbA1c > 7.
73
3.4 Đánh giá cải thiện chức năng
Chúng tôi đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng thơng qua phân tích
sự thay đổi thị lực trong q trình theo dõi và điều trị. Đây cũng chính là hiệu
quả quan trọng nhất mà cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều mong muốn đạt được
trên lâm sàng.
3.4.1 Đánh giá thị lực nhóm Bevacizumab
Thay đổi thị lực theo thời gian
Diễn tiến thị lực trung bình của bệnh nhân nhóm Bevacizumab theo
các thời điểm thăm khám được thể hiện trong bảng sau đây.
Bảng 3.6 Thị lực trung bình nhóm Bevacizumab theo thời gian
Thời điểm
Thị lực trung bình
p
(So với trước điều trị)
Trước khi điều trị
63,80 ± 10,71
3 tháng
72,33 ± 10,49
p < 0,0001
6 tháng
73,43 ± 10,18
p < 0,0001
12 tháng
75,96 ± 09,91
p < 0,0001
Thị lực ở tất cả các lần tái khám sau điều trị đều tốt hơn có ý nghĩa
thống kê so với trước khi điều trị (p< 0,0001; Friedman). Có thể thấy rõ hơn
sự thay đổi này thông qua biểu đồ hộp thể hiện diễn tiến thị lực của bệnh
nhân nhóm Bevacizumab trong suốt quá trình theo dõi và điều trị.
Biểu đồ 3.9 Thị lực trong nhóm Bevacizumab theo thời gian
74
Thị lực của nhóm Bevacizumab tăng lên nhanh vào thời điểm 3 tháng
sau đó tăng chậm hơn cho tới thời điểm 12 tháng. Sự thay đổi của thị lực
theo thời gian có ý nghĩa (p < 0,0001; Friedman). Phân tích hậu kiểm cho
thấy thị lực ở tất cả các lần thăm khám đều hơn lúc ban đầu (p<0,0001; R
nparcomp package). Thời điểm 12 tháng thị lực cao hơn có ý nghĩa so với
thời điểm 3 tháng (p=0,0001) và 6 tháng (p= 0,0242); sự khác biệt giữa tháng
thứ 3 và 6 không có ý nghĩa (p=0,3384). Như vậy, thị lực sau điều trị của
nhóm Bevacizumab tăng nhanh sau khi điều trị 3 tháng, tăng không đáng kể
từ 3-6 tháng và tiếp tục tăng tới thời điểm 12 tháng.
Tương quan thị lực trước và sau điều trị 12 tháng
Để thấy được mối quan hệ của thị lực trước và sau điều trị cũng như
xác định được những điểm dữ liệu ngoại vi (outlier), thị lực trước và sau điều
trị của nhóm Bevacizumab được thể hiện bằng biểu đồ phân tán sau đây.
Biểu đồ 3.10 Biểu đồ phân tán thị lực trước và sau khi điều trị 12 tháng ở
nhóm Bevacizumab. Vùng màu xám thể hiện KTC 95% và đường hồi qui.