Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.48 MB, 165 trang )
89
Biểu đồ 3.24: Phân bố thị lực và CRT theo các khoảng
Biểu đồ trên có chiều rộng mỗi cột tương ứng với số mắt trong nhóm
đó. Như vậy chúng ta có thể thấy số lượng bệnh nhân nhiều nhất ở nhóm có
CRT 276-400 µm, kế đến là nhóm >400 µm và cuối cùng là nhóm 226-275
µm. Chiều cao tương ứng của mỗi cột được qui về 1 tương ứng 100%. Biểu
đồ cũng cho thấy phân bố các khoảng thị lực theo các nhóm CRT là khá đồng
đều. Điều này chứng tỏ là ở nhóm có CRT thấp vẫn có những mắt có thị lực
kém và trong nhóm có CRT cao vẫn có những mắt có thị lực cao. Tương
quan giữa thị lực và CRT có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ phân tán sau đây.
Biểu đồ 3.25 Tương quan giữa thị lực và CRT trước khi điều trị
90
Hệ số tương quan giữa thị lực và CRT là -0,25 (95% CI : -0,41, -0,06;
p=0,008). Giá trị âm của hệ số tương quan thể hiện khuynh hướng biến thiên
ngược chiều của hai thơng số nói trên. Khi CRT tăng thì thị lực sẽ giảm.
Để xây dựng mơ hình hồi qui tuyến tính có khả năng dự đốn được tốt
nhất thị lực của bệnh nhân, tất cả các thơng số có liên quan đến phù hoàng
điểm đái tháo đường thu nhận trong nghiên cứu đều được sử dụng bao gồm:
CRT, tăng huyết áp, tăng lipid máu, sử dụng insulin, tiền sử hút thuốc, giới
tính, mức độ trầm trọng của bệnh võng mạc đái tháo đường, hình thái phù
trên chụp mạch huỳnh quang với fluorescein, còn thủy tinh thể hay khơng.
Phân tích hồi qui tất cả các phân nhóm (All subsets regression) được thể hiện
bằng biểu đồ dựa vào R bình phương có điều chỉnh (Adjusted R-squared).
Biểu đồ dự đốn vai trò của các yếu tố nói trên cho mơ hình hồi qui được thể
hiện sau đây.
Biểu đồ 3.26 Dự đốn mơ hình hồi qui tuyến tính đa biến cho tất cả các phân
nhóm (All subsets regression) với biến phụ thuộc là thị lực và biến độc lập
là các yếu tố khác có liên quan đến phù hoàng điểm đái tháo đường.
Biểu đồ trên cho thấy các yếu tố sau đây có ảnh hưởng nhiều đến khả
năng tiên lượng thị lực: CRT, có tăng huyết áp, có hút thuốc, giới nữ và bệnh
võng mạc đái tháo đường chưa tăng sinh giai đoạn nặng. Tuy nhiên, sau khi
91
đưa vào phương trình hồi qui tuyến tính đa biến với các thơng số nói trên thì
chỉ còn duy nhất một yếu tố có thể tiên đốn được thị lực có ý nghĩa thống
kê là CRT và điều đó có nghĩa mơ hình tuyến tính đa biến là khơng phù hợp
đối với mẫu của nghiên cứu.
Vì vậy chúng tơi xây dựng mơ hình hồi qui tuyến tính đơn biến với
biến độc lập là CRT và biến phụ thuộc là thị lực. Phân tích mơ hình hồi qui
tuyến tính cho thấy khi CRT tăng 100 µm thì thị lực giảm đi 2 chữ
(p=0,0087). Đồng thời, độ dầy trung tâm võng mạc chỉ giải thích được 5,2%
sự biến thiên của thị lực (Adjusted R-squared = 0,052).
3.6.2 Sau khi điều trị
Sau khi đã điều trị, tương quan giữa thị lực và CRT được thể hiện bằng
biểu đồ phân tán sau đây.
Biểu đồ 3.27 Biểu đồ tương quan giữa thị lực và CRT vào thời điểm 12
tháng.
Hệ số tương quan giữa thị lực và độ đầy võng mạc trung tâm ở thời
điểm tháng 6 và 12 lần lượt là -0,18 (95% CI : -0,35 đến -0,003; p=0,053) và
92
-0,16 (95% CI : -0,33 đến 0,03; p=0,1). Như vậy, tương quan giữa CRT và
thị lực khơng còn ý nghĩa thống kê sau khi điều trị.
3.7 Tương quan thay đổi thị lực và thay đổi CRT
3.7.1 Nhóm Bevacizumab
Đối với nhóm Bevacizumab sự thay đổi CRT so với ban đầu ở thời
điểm tháng thứ 6 và tháng thứ 12 lần lượt là -135,72 ± 121,93 và -143,89 ±
127,54 µm; mức tăng thị lực tương ứng là 9,78 ± 7,86 và 12,17 ± 6,65 chữ.
Hệ số tương quan giữa sự thay đổi thị lực và sự thay đổi CRT lần lượt là 0,28 (95% CI : -0,48 đến -0,04, p=0,022) và -0,33 (95% CI : -0,54 đến -0,01,
p=0,007).
Phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy khi CRT giảm 100 µm thì thị lực
chỉnh kính tối đa tăng lần lượt là 2,2 chữ (p=0,022) và 2,3 chữ (p=0,007). Sự
thay đổi của CRT giải thích được 6,4 % và 9,7 % sự thay đổi của thị lực.
Tương quan của sự thay đổi thị lực và CRT của nhóm Bevacizumab ở thời
điểm 6 tháng và 12 tháng được thể hiện bằng biểu đồ phân tán sau đây.
Biểu đồ 3.28 Tương quan giữa thay đổi thị lực và thay đổi CRT so với ban
đầu trong nhóm Bevacizumab ở thời điểm 6 tháng.
93
Biểu đồ 3.29 Tương quan giữa thay đổi thị lực và thay đổi CRT so với ban
đầu trong nhóm Bevacizumab ở thời điểm 12 tháng.
Dựa vào các biểu đồ phân tán có thể thấy một số ít mắt có biểu hiện
tăng thị lực nghịch lý (thị lực tăng khi CRT tăng) ở thời điểm tháng thứ 6 và
tháng thứ 12 với tỷ lệ lần lượt là 1,8% và 3,7%. Tỷ lệ giảm thị lực nghịch lý
(thị lực giảm khi CRT giảm) tương ứng là 0,7% và 1,9%. Như vậy, tỷ lệ mắt
có biểu hiện nghịch lý về thị lực và CRT trong nhóm Bevacizumab ở thời
điểm tháng thứ 6 và tháng thứ 12 lần lượt là 2,5% và 5,6%.
3.7.2 Nhóm Laser
Sự thay đổi CRT so với ban đầu trong nhóm điều trị laser ở thời điểm
tháng thứ 6 và tháng thứ 12 lần lượt là -71,37 ± 127,55 và -89,96 ± 127,62
(µm). Thị lực thay đổi tương ứng là 2,33 ± 11,89 và 2,11 ± 11,84 chữ. Hệ số
tương quan giữa sự thay đổi thị lực và sự thay đổi CRT lần lượt là -0,40 (95%
CI : -0,60 đến -0,16, p=0,001) và -0,36 (95% CI : -0,57 đến -0,11, p=0,005).
Phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy khi CRT giảm 100 µm thì thị lực tăng
lần lượt là 3,79 chữ (p=0,002) và 3,39 chữ (p=0,003). Sự thay đổi của CRT
giải thích được 16,55% và 13,39% sự thay đổi của thị lực. Tương quan của
sự thay đổi thị lực và CRT của nhóm Laser ở thời điểm 6 tháng được thể
hiện bằng biểu đồ phân tán sau đây.