Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.48 MB, 165 trang )
119
rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các nghiên cứu kể trên là
không so sánh ngẫu nhiên và không làm mù.
Biểu đồ 4.1: Biểu đố số lượng mũi tiêm anti-VEGF hàng tháng trong 4 năm
từ 2014 đến 2017 tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
Hạn chế này gần đây đã được khắc phục bởi một nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng rất lớn là DRCR.NET Protocol T [87], nghiên cứu này đã
khẳng định hiệu quả và tính an toàn của Bevacizumab trong điều trị phù
hoàng điểm đái tháo đường khi so sánh với các thuốc khác có trên thị trường.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy việc sử dụng Bevacizumab
là hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân Việt Nam bị phù hoàng điểm đái tháo
đường đã tham gia vào nghiên cứu và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lâm sàng
ở Việt Nam.
120
4.10.1 Liều thuốc là 1,25 mg hay 2,5 mg
Nghiên cứu pha II của DRCR.NET [29] cho thấy khơng có sự khác
biệt về tác dụng giữa hai liều thuốc 1,25mg và 2,5 mg Bevacizumab và đây
cũng là kết quả mà Lam và cộng sự cũng tìm thấy ở một nghiên cứu gồm 52
mắt [68]. Nghiên cứu của Lam thực hiện tiêm Bevacizumab mỗi tháng một
lần trong 3 tháng và theo dõi trong thời gian 6 tháng. Cả hai nhóm đều có
giảm đáng kể CRT ở tất cả các thời điểm thăm khám và đạt mức tối đa ở thời
điểm 3 và 4 tháng. Cả hai nhóm cũng có cải thiện đáng kể về thị lực ngoại
trừ thời điểm tuần đầu tiên. Mức tăng thị lực trung bình của nhóm 1,25mg
và 2,5 mg Bevacizumab ở thời điểm 4 tháng lần lượt là 0,15 và 0,13
logMAR. Sau 6 tháng thì mức tăng thị lực trung bình của hai nhóm tương
đương nhau. Như vậy, liều thuốc thích hợp dùng cho bệnh nhân là 1,25mg
và đây cũng chính là liều hiện đang được sử dụng cho bệnh nhân trên khắp
thế giới và chúng tôi cũng sử dụng liều này trong nghiên cứu.
4.10.2 Tiêm một lần hay nhiều lần
Cũng theo nghiên cứu của DRCR.NET [37], sau khi tiêm thuốc 6 tuần,
CRT không giảm hoặc dầy hơn so với thời điểm 3 tuần gợi ý rằng liều thuốc
lặp lại dưới 6 tuần là cần thiết.
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy muốn duy trì được hiệu quả theo
phác đồ là đạt mức ổn định về thị lực trong 1 năm đầu tiên thì trung vị của
số lần điều trị là 7. Một nghiên cứu khác của DRCR.NET sử dụng
Ranibizumab điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường [119] cho thấy số trung
vị mũi tiêm trong năm đầu là 8-9 mũi. Tuy nhiên qua đến năm thứ hai là 2-3
mũi và năm thứ ba là 0 mũi.
Như vậy thì điều trị phù hồng điểm đái tháo đường có một đặc điểm
rất khác với thối hóa hồng điểm thể ướt đó là bệnh nhân cần tiêm nhiều
lần vào năm đầu, sau đó số lần tiêm giảm hẳn vào năm thứ hai, đến năm thứ
ba thì có tới 50% bệnh nhân không cần tiêm thuốc nữa.
121
4.10.3 Anti-VEGF hay corticosteroid
Trong những thử nghiệm lâm sàng khác dùng Bevacizumab điều trị
phù hoàng điểm đái tháo đường, có 3 nghiên cứu lớn nhất so sánh giữa tiêm
vào buồng dịch kính Bevacizumab và Triamcinolone của Ahmadieh [9],
Faghihi [34] và Soheilian [112]. Trong số các nghiên cứu nói trên, nghiên
cứu của Ahmadieh [9] có thời gian theo dõi lâu nhất (24 tuần) nhưng lại có
sự khác biệt có ý nghĩa về CRT ban đầu giữa hai nhóm điều trị. Nghiên cứu
này cũng khơng cho biết thị lực ban đầu của các nhóm. Mặc dù vậy, nghiên
cứu của Ahmadieh đã cho thấy những hiệu quả bước đầu của Bevacizumab
ở những mắt phù hoàng điểm do đái tháo đường đã điều trị laser thất bại, đặc
điểm này không được nghiên cứu chi tiết trong nghiên cứu với Pegaptanib
[93] hay của DRCR.NET [37].
Nghiên cứu của Ahmadieh [9] chọn ngẫu nhiên 115 mắt vào một
trong 3 nhóm nghiên cứu. Nhóm chỉ điều trị bằng Bevacizumab, Nhóm kết
hợp Bevacizumab +
Triamcinolone và nhóm giả dược. Nhóm dùng
Bevacizumab được điều trị 3 liều cách nhau 6 tuần, trong khi đó nhóm có
kết hợp Triamcinolone được điều trị duy nhất
một lần tiêm 2mg
Triamcinolone vào thời điểm ban đầu. Hai nhóm có dùng thuốc cho kết quả
thị lực có chỉnh kính tốt hơn ở mọi thời điểm thăm khám, ngoại trừ nhóm chỉ
điều trị bằng Bevacizumab vào thời điểm 6 tuần đầu tiên. Khơng có sự khác
biệt nào giữa nhóm chỉ điều trị bằng Bevacizumab và nhóm kết hợp
Bevacizumab + Triamcinolone về thị lực chỉnh kính và CRT. Hiệu quả điều
trị kéo dài tới 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng trong nghiên cứu và không
thấy khuynh hướng rõ rệt giảm thị lực hay tăng phù trong thời gian theo dõi.
Độ giảm CRT trung bình là 96 µm (24 tuần) trong nhóm chỉ dùng
Bevacizumab và 92 µm ở nhóm kết hợp Bevacizumab + Triamcinolone.
Faghihi [34] cũng so sánh tiêm Bevacizumab và Triamcinolone nội
nhãn nhưng ở những mắt có bệnh võng mạc đái tháo đường chưa được điều
122
trị gì trước đó. Họ phân bố ngẫu nhiên 130 mắt vào 3 nhóm: Nhóm
Bevacizumab, nhóm kết hợp Bevacizumab/ Triamcinolone, Nhóm laser khu
trú hồng điểm. Tiêm thuốc nội nhãn chỉ được thực hiện ở lần điều trị đầu
tiên với liều thuốc là Bevacizumab 1,25mg và Triamcinolone 2mg. Tất cả
các nhóm đều có cải thiện đáng kể về CRT ở thời điểm 6 và 16 tuần. Tương
tự, các nhóm đều có tăng thị lực chỉnh kính tối đa ngoại trừ nhóm
Bevacizumab ở thời điểm 16 tuần. Nhóm Bevacizumab cho kết quả giảm
CRT tốt hơn nhóm laser ở thời điểm 6 tuần nhưng ở thời điểm 16 tuần thì
khơng hơn. Nhóm Bevacizumab cho kết quả tốt hơn nhóm laser ở cả hai thời
điểm 6 và 16 tuần.
Cũng giống như nghiên cứu của DRCR.NET [37], nghiên cứu này là
so sánh không đầy đủ giữa điều trị laser khu trú với việc dùng thuốc tiêm vào
buồng dịch kính. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho những thơng tin rất hữu ích
chẳng hạn như hiệu quả của một liều Bevacizumab không quá 16 tuần. Việc
kết hợp thuốc với Triamcinolone cũng làm giảm số lần phải tiêm vào buồng
dịch kính xuống. Có lẽ Bevacizumab đã hết tác dụng ở thời điểm 16 tuần vì
kết quả thị lực của Faghihi và cộng sự cũng tương tự như kết quả nhóm chỉ
tiêm Triamcinolone ở thời điểm 4 tháng của DRCR. Mặc dù Triamcinolone
có tác dụng hỗ trợ với Bevacizumab, việc tiêm đồng thời hai loại thuốc này
cũng làm tăng những nguy cơ đã biết do Triamcinolone gây ra là tăng nhãn
áp và đục thủy tinh thể.
Nghiên cứu của Soheilian [112] cũng được thiết kế tương tự như
nghiên cứu của Faghihi [34] và có ưu điểm là nghiên cứu mù đơi ngẫu nhiên.
Điều đáng tiếc là nhóm điều trị laser có thị lực cao hơn đáng kể so với các
nhóm khác ở thời điểm ban đầu. Sau khi đánh giá kết quả điều trị ở 150 mắt
mà trước đó chưa được điều trị gì, các tác giả cho biết cả hai nhóm có điều
trị thuốc đều cho kết quả cải thiện thị lực đáng kể tương tự như nhóm điều
trị laser. Tuy nhiên, việc không đồng nhất về thị lực ban đầu giữa các nhóm
123
đã gây khó khăn cho việc đưa ra kết luận cuối cùng về sự khác biệt giữa các
nhóm trong nghiên cứu nói trên.
Tuy kết quả điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường khá tốt nhưng
hiện nay corticosteroid ít được sử dụng hơn trên lâm sàng so với anti-VEGF
do nguy cơ gây tác dụng phụ là đục thủy tinh thể và glaucoma. Chẳng hạn
như implant Retisert chứa 0,59 mg fluocinolone acetonide mặc dù có hiệu
quả giảm phù tốt lại gây tỷ lệ đục thủy tinh thể và glaucoma rất cao dẫn tới
việc không được sử dụng rộng rãi trong phù hoàng điểm đái tháo đường [89].
Gần đây, những thuốc giải phóng chậm corticosteroid đã cho thấy hiệu quả
điều trị tốt với tác dụng phụ giảm hơn nhiều so với trước trong các thử
nghiệm lâm sàng.
Thử nghiệm Fluocinolone Acetonide trong phù hoàng điểm đái tháo
đường (The Fluocinolone Acetonide for Macular Edema :FAME) [20] đánh
giá hiệu quả của fluocinolone acetonide (Iluvien) trên những bệnh nhân bị
phù hoàng điểm đái tháo đường không đáp ứng điều trị cho thấy tăng thị lực
ít nhất 15 chữ trên 28,7% bệnh nhân sử dụng liều 0.2 μg/ngày. Trong nghiên
cứu này phù hồng điểm đái tháo đường khơng đáp ứng với điều trị được
định nghĩa là phù hoàng điểm vẫn tồn tại sau nhiều lần điều trị laser. Nghiên
cứu tiêm Implant chứa Dexamethasone 0,7 mg (The Macular Edema:
Assessment of Implantable Dexamethasone in Diabetes :MEAD) điều trị phù
hoàng điểm đái tháo đường với kết quả là 22,5% bệnh nhân cải thiện thị lực
ít nhất 15 chữ so với ban đầu [15].
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy anti-VEGF có
kết quả thị lực cao hơn so với tiêm vào buồng dịch kính corticosteroid. Tuy
nhiên, corticosteroid vẫn được coi là một ứng cử viên sáng giá trong những
trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị anti-VEGF hay có mong
muốn tiêm vào buồng dịch kính với số lần ít hơn. Như đã trao đổi ở trên, để
đạt được thị lực ổn định cho bệnh nhân cần số mũi tiêm trung vị là 7 trong
124
nghiên cứu của chúng tôi hay cần tiêm tới 9 mũi như trong nghiên cứu của
DRCR.NET [33].
4.10.4 Vai trò của Laser trong thời đại VEGF
Kỹ thuật quang đơng sử dụng trong ETDRS đã trở thành "tiêu chuẩn
vàng" của quang đơng hồng điểm trong điều trị phù hồng điểm đái tháo
đường trong suốt hơn 50 năm. Điểm đốt laser trong kỹ thuật quang đơng này
có đặc điểm là đốt toàn bộ bề dầy võng mạc dẫn tới sự đổi màu vùng võng
mạc bị đốt sang màu xám nhạt hay màu trắng thấy ngay trong quá trình điều
trị. Người ta gọi đặc điểm này là laser quang đông "trên ngưỡng". Theo thời
gian, những điểm đốt này biến thành những sẹo hắc võng mạc và có teo biểu
mơ sắc tố tiến triển ở xung quanh. Mặc dù điều trị quang đông có hiệu quả
rõ rệt so với khơng điều trị, những tổn thương do hủy hoại võng mạc cũng
như hiện tượng viêm phản ứng (gọi là viêm hắc võng mạc đa ổ do điều trị)
đi kèm với laser quang đông "trên ngưỡng" liên quan đến nhiều nguy cơ và
tác dụng phụ đáng kể. Những nguy cơ có thể kể đến như: mất thị lực cấp
hoặc mãn do vô ý quang đông q gần trung tâm hồng điểm, kích hoạt hay
làm nặng thêm phù hồng điểm, xơ hóa trước và sau võng mạc, tân mạch
hắc mạc, mất thị trường, giảm sắc giác, méo hình, sẹo laser tiến triển vào
vùng trung tâm hồng điểm. Do các điểm đốt laser gây hủy hoại võng mạc,
mật độ điểm đốt laser cũng như số lần lặp lại để tái điều trị bị hạn chế. Ngoài
ra, laser quang đông kinh điển cũng không thể dùng để điều trị quá gần vào
vùng trung tâm hoàng điểm mà đây lại là nơi gây giảm thị lực trầm trọng
nhất. Hiện nay, kỹ thuật laser quang đông đang được thực hiện nhiều nhất
trên lâm sàng là quang đông ETDRS cải biên với nguyên tắc là giảm mật độ
của điểm đốt trong laser lưới và khu trú với cường độ tạo điểm đốt thấp hơn
đặc điểm "trên ngưỡng" đã nói ở trên.
Ngồi việc thiết lập đặc điểm quang đông "trên ngưỡng" là tiêu chuẩn
trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường, nghiên cứu ETDRS còn cho
125
biết thêm rất nhiều thơng tin khác trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá
trình phát triển phương pháp điều trị quang đông mới cho phù hoàng điểm
đái tháo đường. Người ta nhận thấy rằng nguy cơ và tác dụng phụ của laser
quang đông tăng theo cường độ điểm đốt, hiệu quả điều trị tăng theo mật độ
điều trị, mức độ trầm trọng của phù hồng điểm và tương quan vị trí vùng
phù với trung tâm hồng điểm là nguy cơ chính gây mất thị lực và cũng là
dấu chỉ tốt nhất cho đáp ứng điều trị. Các vùng rò rỉ trên chụp mạch huỳnh
quang tương quan kém với phù hoàng điểm, thị lực cũng như đáp ứng điều
trị. Phù hoàng điểm do đái tháo đường thường đáp ứng với điều trị quang
đông lưới với cường độ thấp trên khắp vùng võng mạc phù mà khơng cần
quang đơng trực tiếp các vi phình mạch.
Nhờ những thông tin quý báu nêu trên, các nhà nghiên cứu đã dần dần
chuyển sang khuynh hướng điều trị giảm cường độ điểm đốt laser. Các laser
có bước sóng dài hơn như Krypton đỏ 647 nm và laser bán dẫn Diode 810
nm vốn khơng bị sắc tố xanthophyll của hồng điểm hấp thu được sử dụng
để hạn chế tổn thương võng mạc vào vùng võng mạc thụ cảm. Ứng dụng
laser quang đông lưới mật độ thấp mà không quá chú tâm việc đốt các vi
phình mạch bằng cường độ cao đã được chứng minh là có hiệu quả và ngày
càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên việc điểm đốt laser gây tổn thương
võng mạc mà thể hiện cụ thể trên lâm sàng là sự chuyển màu vùng bị đốt vẫn
tiếp tục là yêu cầu phải có khi điều trị. Do vậy, điểm đốt laser "trên ngưỡng"
vẫn là một nhược điểm chính của phương pháp điều trị này.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng như nhiều nghiên cứu khác cho thấy
hiệu quả vượt trội của anti-VEGF mà cụ thể là Bevacizumab so với điều trị
Laser quang đông. Tuy nhiên nhược điểm chủ yếu của thuốc anti-VEGF là
thời gian tác dụng ngắn và gánh nặng điều trị. Số lần điều trị trung bình của
nhóm Bevacizumab là 7,29 ± 2,33 lần so với nhóm Laser chỉ có 1,93 ± 0,75
lần. Chưa kể nếu điều trị đúng theo phác đồ của nghiên cứu thì bệnh nhân
126
trong nhóm Bevacizumab phải tái khám và đo OCT mỗi tháng. Các nghiên
cứu trên thế giới trong thời gian gần đây đang tập trung vào những thuốc
anti-VEGF có thời gian tác dụng dài hơn hoặc các thiết bị giải phóng thuốc
từ từ để làm giảm gánh nặng điều trị cho hệ thống y tế cũng như phiền hà
của người bệnh.
Trong bối cảnh đó, ngày nay laser quang đơng theo ETDRS cải biên
vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị phù hoàng điểm khu trú khi
chưa lan vào trung tâm của hoàng điểm hoặc như một phương pháp điều trị
bổ sung với anti-VEGF nhằm làm giảm số lần tiêm thuốc vào dịch kính
[121]. Hiện nay một số nhà nghiên cứu tiên phong đang dần thay thế laser
quang đông kinh điển bằng loại laser “dưới ngưỡng” hay còn gọi là laser vi
xung [109], [122], [129].
127
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tiến cứu, phân nhóm ngẫu nhiên so sánh hiệu quả điều
trị phù hoàng điểm đái tháo đường giữa tiêm vào buồng dịch kính
Bevacizumab khi cần thiết và laser quang đơng trên 112 mắt của 79 bệnh
nhân tại Khoa Dịch kính võng mạc Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh,
chúng tơi rút ra một số kết luận sau:
1. Tiêm dịch kính Bevacizumab cho kết quả thị lực tốt hơn, làm giảm CRT
nhanh và nhiều hơn so với điều trị Laser sau 12 tháng theo dõi dựa trên những
kết quả được ghi nhận dưới đây:
• Tỷ số odds để điều trị thành cơng nhóm Bevacizumab so với Laser là
8,33 ± 4,27.
• Xác suất điều trị thành cơng của nhóm Bevacizumab là 88,7% so với
Laser là 48,2%.
• Sự khác biệt về mức tăng thị lực giữa hai phương pháp điều trị có thể
đạt đến hơn 2 hàng thị lực trong thời gian theo dõi 12 tháng.
• Yếu tố quyết định tạo nên sự khác biệt về mức độ thành cơng chính là
phương pháp điều trị và thị lực ban đầu của bệnh nhân.
• CRT và sự thay đổi của thông số này sau khi điều trị vẫn là thơng số
dự đốn tốt nhất cho thị lực ban đầu và sau khi được điều trị. Các thông
số khác như HbA1c, tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường khơng
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê.
2. Không ghi nhận bất cứ tác dụng phụ trầm trọng nào của Bevacizumab
trong nghiên cứu. Tác dụng phụ tại chỗ thường gặp nhất là xuất huyết dưới
kết mạc tại ví trí tiêm thuốc chiếm 37% lần tiêm. Xuất huyết kết mạc này
thường tự giới hạn và khơng cần xử trí gì thêm.
128
KIẾN NGHỊ
Dựa trên những kết quả nghiên cứu ghi nhận được, chúng tôi đề nghị
phương pháp điều trị tiêu chuẩn của phù hoàng điểm đái tháo đường đối với
những mắt chưa được được điều trị gì trước đó và thị lực < 20/32 cần được
chuyển sang tiêm vào buồng dịch kính Bevacizumab. Phác đồ điều trị là khi
cần thiết (PRN). Có thể chỉ định điều trị với Bevacizumab mà không phụ
thuộc vào HbA1c, tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường.
Một loại thuốc anti-VEGF khác là Ranibizumab cũng đang được sử
dụng cho bệnh nhân Việt Nam với cùng phác đồ PRN. Như vậy, một nghiên
cứu trong tương lai so sánh hiệu quả giữa Ranibizumab PRN và
Bevacizumab PRN trong phù hoàng điểm đái tháo đường là một yêu cầu thực
tiễn cần thực hiện.
Hiện nay, thuốc cấy dexamethasone nội nhãn cũng đã được chấp thuận
sử dụng trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường. Một nghiên cứu tiếp
theo khả thi là điều trị kết hợp giữa anti-VEGF và thuốc cấy dexamethasone
với hy vọng kết quả điều trị tốt hơn và rút ngắn thời gian điều trị cho người
bệnh.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
• Các tác giả (2015). “Mối tương quan giữa độ dầy võng mạc trung tâm
và thị lực trong phù hồng điểm đái tháo đường”. Tạp chí Nhãn Khoa
Việt Nam 38, tr. 27-36
• Các tác giả (2015). “So sánh kết quả điều trị phù hoàng điểm đái tháo
đường giữa Bevacizumab PRN và laser quang đơng”. Tạp chí Nhãn
Khoa Việt Nam 39, tr. 30-40
• Authors (2017). “Comparing Bevacizumab PRN and focal/grid laser
for naïve diabetic macula edema. One year results of an open-label
randomized controlled trial”. Eye South East Asia 12(1),pp. 19-28