Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 169 trang )
83
Chỉ số đa dạng H'
5
4.5
4
3.93
3.5
3.73
3.64
CLN
CNN
3.21
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
RT
TCCB
Sinh cảnh
Hình 3.9: Chỉ số đa dạng (H’) của quần xã ve giáp trên các sinh cảnh
Chú thích: RT: rừng trồng, TCCB: trảng cỏ cây bụi, CLN: đất trồng cây lâu
năm, CNN: đất trồng cây ngắn ngày
So sánh quần xã ve giáp ở đất trồng cây lâu năm và trảng cỏ cây bụi cho thấy,
quần xã ve giáp trên đất trảng cỏ cây bụi có số lượng loài lớn hơn. Tuy nhiên, do
quần xã ở đất trồng cây lâu năm phát triển đồng đều đều hơn nên quần xã trên đất
trồng cây lâu năm đa dạng hơn. Chỉ số đa dạng H’ không chỉ phụ thuộc vào số
84
lượng lồi trong quần xã mà còn phụ thuộc vào sự cân bằng về số lượng cá thể giữa
các loài trong quần xã. Sự thay đổi của chỉ số H’ của quần xã vle giáp qua các sinh
cảnh cùng chiều với sự thay đổi của chỉ số J’ mà khơng tương ứng với sự thay đổi
số lượng lồi của quần xã qua các sinh cảnh. Điều đó chứng tỏ rằng sự phát triển
đồng đều của quần xã hay mức độ cân bằng giữa các lồi trong quần xã đóng vai trò
quyết định quan trọng đối với độ đa dạng của quần xã.
3.2.5. Sự tương đồng của quần xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh
Bảng 3.9 trình bày hệ số tương đồng của quần xã ve giáp ở 4 sinh cảnh
nghiên cứu.
Bảng 3.9: Hệ số tương đồng của quần xã ve giáp trên 4 sinh cảnh nghiên cứu
Sinh cảnh
RT
TC - CB
CLN
CNN
RT
TC - CB
CLN
28,10
28,68
28,91
42,53
40,65
42,25
CNN
Chú thích: RT: rừng trồng, TCCB: trảng cỏ cây bụi, CLN: đất trồng cây lâu
năm, CNN: đất trồng cây ngắn ngày
Độ tương đồng: S17 hệ số tương đồng Bray – Curtis
85
Hình 3.10: Biểu đồ tương đồng của cấu trúc quần xã ve giáp trên các sinh cảnh
nghiên cứu
Chú thích: RT: rừng trồng, TCCB: trảng cỏ cây bụi, CLN: đất trồng cây lâu
năm, CNN: đất trồng cây ngắn ngày
Qua bảng 3.9 và hình 3.10 cho thấy hệ số tương đồng của quần xã ve giáp ở 4
sinh cảnh nghiên cứu nằm trong khoảng từ 28,10% đến 42,53%. Quần xã ve giáp ở
sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và ở đất trồng cây lâu năm có mức độ tương đồng lớn
nhất (42,53%). Quần xã ve giáp ở đất trồng cây ngắn ngày và đất trồng cây lâu năm
có tỷ lệ tương đồng khá cao (42,25%). Hệ số tương đồng giữa quần xã ve giáp ở đất
trồng cây ngắn ngày và trảng cỏ cây bụi là 40,65%. Quần xã ve giáp ở rừng trồng và
trảng cỏ cây bụi kém gần gũi nhất, với hệ số tương đồng là 28,10%. Nhìn chung,
mức độ tương đồng theo cặp của quần xã ve giáp ở 3 sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, đất
trồng cây ngắn ngày và đất trồng cây lâu năm khá cao và tương đương nhau. Quần
xã ve giáp ở rừng trồng tách biệt nhất, tỷ lệ tương đồng với quần xã ve giáp ở các
sinh cảnh khác đều nhỏ hơn 30%.
Mức độ tương đồng của quần xã ve giáp ở các sinh cảnh với nhau giảm theo
thứ tự: trảng cỏ, cây bụi - cây lâu năm > cây lâu năm - cây ngắn ngày > trảng cỏ, cây
bụi - cây ngắn ngày > rừng trồng - cây ngắn ngày > rừng trồng - cây lâu năm > rừng
trồng - trảng cỏ, cây bụi. Mức độ tương đồng của quần xã ve giáp ở 3 sinh cảnh trảng
cỏ, cây bụi, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây ngắn ngày dường như thể hiện xu
hướng ở các sinh cảnh chịu tác động của con người ở mức độ càng gần nhau thì quần
xã ve giáp càng có độ tương đồng cao. Tuy nhiên, khi đánh giá mức độ gần gũi của
quần xã ve giáp ở sinh cảnh rừng trồng với quần xã ve giáp ở các sinh cảnh còn lại thì
cho thấy một chiều hướng ngược lại. Điều đó chứng tỏ rằng, hoạt động nhân tác gây
ảnh hưởng như thế nào lên quần xã ve giáp không chỉ phụ thuộc vào mức độ mà còn
có thể phụ thuộc vào loại hình và cách thức tác động. Ngồi những ảnh hưởng trực
tiếp, các hoạt động canh tác có thể gây ảnh hưởng gián tiếp, đặc biệt thông qua sự ảnh
hưởng lên khu hệ thực vật. Do đó để xác định được chính xác vấn đề này cần cần
phải nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ và quan tâm đến nhiều yếu tố.
86
3.2.6. Sơ bộ nhận xét và kết luận
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về quần xã ve giáp trên các sinh cảnh, đặc
biệt là các sinh cảnh rừng và đã thu được nhiều kết quả có ý nghĩa. Trong đó có thể
kể đến nghiên cứu ảnh hưởng của sự đa dạng vi sinh cảnh và sự phân cắt địa lý đến
quần xã ve giáp ở rừng ngập mặn tại đảo Ryukyu (Nhật Bản) của Karasawa (2004)
[131]. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng quần xã ve giáp chịu ảnh hưởng của
nhân tố vi sinh cảnh nhiều hơn sự phân cắt về địa lý.
Theo kết quả của nghiên cứu này, cấu trúc quần xã ve giáp ở mỗi loại sinh
cảnh đều có những đặc trưng riêng, thể hiện qua số lượng loài, thành phần loài và
loài phát triển ưu thế. Trên 4 loại sinh cảnh nghiên cứu tại vùng đồng bằng sơng
Hồng, xác định được tổng số 255 lồi ve giáp, thuộc 111 giống và phân giống, 58
họ. Số lượng loài của quần xã ve giáp trên các sinh cảnh giảm theo thứ tự: rừng
trồng > đất trồng cây lâu năm > trảng cỏ và cây bụi > đất trồng cây ngắn ngày. Tuy
nhiên sự chênh lệch không nhiều. Tỷ lệ lồi cùng có mặt trên cả 4 sinh cảnh khơng
cao, chỉ có 37 lồi, tương ứng với 14,51% tổng số loài trên 4 sinh cảnh. Tuy nhiên,
tỷ lệ lồi chỉ có mặt ở một loại sinh cảnh lại khá cao với 127 loài, tương ứng
49,80% tổng số loài trên 4 sinh cảnh. Điều này đã phần nào cho thấy sự khác biệt
rõ nét và tính phân hóa cao trong cấu trúc thành phần loài ve giáp theo 4 loại sinh
cảnh.
Phân tích mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở 4 sinh cảnh cho thấy,
số lượng cá thể của quần xã không tỷ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã mà
phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của loài. Quần xã ve giáp ở đất trồng cây lâu
năm được đánh giá kém phát triển nhất cả về số lượng loài và số lượng cá thể.
Kết quả phân tích chỉ số đa dạng H’ và chỉ số đồng đều J’ của quần xã ve giáp
ở các sinh cảnh nghiên cứu cho thấy, 2 chỉ số này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tính đồng đều của quần xã là một trong các yếu tố quyết định tính đa dạng của
quần xã. Ở 4 sinh cảnh nghiên cứu, quần xã ve giáp ở rừng trồng được đánh giá
phát triển đồng đều và có tính đa dạng cao nhất. Quần xã ve giáp ở đất trồng cây lâu
87
năm mặc dù có số lượng lồi ít nhất nhưng lại có tính đồng đều cao và chỉ số đa
dạng H’ cao. Quần xã ve giáp trên sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có đa dạng thành phần
loài cao hơn quần xã trên đất trồng cây ngắn ngày nhưng các loài trong quần xã lại
kém đồng đều hơn bởi xuất hiện loài ưu thế vượt trội, do đó quần xã trên sinh cảnh
này được đánh giá qua chỉ số H’ là kém đa dạng nhất.
Như vậy, nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, ngồi việc cung cấp các thông tin
về khu hệ ve giáp vùng đồng bằng sơng Hồng, kết quả nghiên cứu còn cung cấp các
thơng tin ý nghĩa về ảnh hưởng của loại sinh cảnh lên quần xã ve giáp. Đồng thời
kết quả nghiên cứu cũng phần nào cho thấy tính chất của mơi trường ảnh hưởng
quyết định đối với tính đa dạng của quần xã ve giáp. Đặc trưng trong cấu trúc của
quần xã được phân tích dường như tương ứng với những đặc trưng của mơi trường
sống. Điều này góp phần xây dựng cơ sở khoa học vững chắc hơn về tính sự biến
đổi trong cấu trúc định tính và định lượng của quần xã ve giáp dưới sự tác động của
thảm phủ thực vật. Đây là các dữ liệu mà theo Behan - Pelletier (1999) và Noti
(2003) là vẫn còn thiếu cho việc sử dụng ve giáp như một chỉ thị sinh học ở vùng
nhiệt đới [79], [171]. Nghiên cứu đã xác định được nhóm lồi đặc trưng cho loại
sinh cảnh trảng cỏ cây bụi đặc trưng của vùng. Kết quả nghiên cứu phù hợp với
nhận định chung về ảnh hưởng thảm phủ thực vật và hoạt động canh tác lên quần xã
ve giáp. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ
thể để định lượng chi tiết về mức độ tác động và những biến đổi cụ thể của các yếu
tố môi trường đất giữa các sinh cảnh. Do đó để có được những thơng tin cụ thể hơn
thì cần những nghiên cứu sâu hơn nữa.
3.3 Cấu trúc quần xã ve giáp liên quan đến loại đất và chế độ bón phân
3.3.1. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp ở 4 loại đất
Trên thế giới quần xã ve giáp đã được nghiên cứu dưới ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khác nhau, nhiều kết quả đã được mô tả chi tiết. Theo tổng quan của
Gergócs và Hufnagel (2009), tất cả các yếu tố thành phần vật chất hữu cơ, độ ẩm,
nhiệt độ, nồng độ kim loại nặng đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cấu
88
trúc quần xã ve giáp [113]. Điều đó gợi ý rằng ở các loại đất khác nhau, cấu trúc
quần xã ve giáp sẽ có những biến đổi nhất định. Việc nghiên cứu, so sánh cấu trúc
quần xã ve giáp ở các loại đất khác nhau cũng đã được thực hiện ở Việt Nam, tuy
nhiên nghiên cứu này vẫn còn chưa đầy đủ. Nhằm góp phần bổ sung dẫn liệu cho
vấn đề này, nghiên cứu này tập trung một phần vào ảnh hưởng của loại đất lên cấu
trúc quần xã ve giáp.
Quần xã ve giáp ở vùng đồng bằng sông Hồng được nghiên cứu định lượng
trên 4 loại đất, bao gồm: đất phù sa chua mặn ven biển, đất phù sa trung tính, đất
feralit mùn vàng đỏ trên núi và đất xám bạc màu. Thành phần loài của quần xã ve
giáp ở 4 loại đất được phân tích từ các số liệu đính tịnh và định lượng. Các chỉ số
định lượng được phân tích từ số liệu thu được ở các mẫu định lượng.
Từ sốliệu bảng 3.1 cho thấy số lượng loài ve giáp trên mỗi nhóm đất giảm
theo thứ tự: đất phù sa trung tính (179 lồi) > đất feralit mùn vàng đỏ trên núi (178
loài) > đất phù sa chua mặn ven biển (86 loài) > đất xám bạc màu (78 loài). Số
lượng loài của quần xã trên đất phù sa trung tính và đất feralit mùn vàng đỏ trên núi
khơng chênh lệch nhau nhiều nhưng lớn hơn số lượng loài của quần xã trên 2 loại
đất còn lại.
Phân tích thành phần loài của quần xã ở 4 loại đất cho thấy, có 28 lồi ve giáp
(chiếm 10,98% tổng số lồi trên 4 nhóm đất) cùng xuất hiện ở cả 4 loại đất, bao
gồm: E. cylindrica cylindrica, J. kuehnelti, E. avenifer, E. capitata, M. tamdao, A.
arcualis arcualis, T. minor, T. velatus, Tectocepheus sp.1, B. auxiliaris, S. elegans, S.
fimbriatus africanus, S. laevigatus, S. praeincisus, B. heterodactylus, B. praeincisus,
P. brevisetosus, P. guehoi, P. vermiseta, P.lophothrichus, P.
monodactylus,
P.paracapucinus, P. bipilis, P. duoseta, P. maximus, T. trimorphus, D. azumai, G.
flabellifera orientalis. Trong đó, có 6 lồi (chiếm 22,22% số loài xuất hiện ở cả 4
loại đất) thuộc họ Scheloribatidae. Đây là một họ lớn và phân bố rộng trong
nghiên cứu này. Các lồi trong họ có mặt trên tất cả các sinh cảnh và các loại đất
được nghiên cứu trong khu vực. Nhìn chung, các lồi ve giáp phân bố rộng thuộc
các nhóm ve giáp bậc cao nhiều hơn các nhóm bậc thấp.
89
Phân tích số liệu từ bảng 3.1 cho thấy, có 125 lồi ve giáp (chiếm 44,17% tổng
số loài ở 4 loại đất) chỉ xuất hiện trên một loại đất. Trong đó, có 15 lồi chỉ có mặt
trên đất chua mặn ven biển (chiếm 17,24% tổng số loài ở 4 loại đất), 51 loài chỉ có
mặt trên đất phù sa trung tính (chiếm 30,18% tổng số loài trên loài trên loại đất này,
28 loài ve giáp chỉ có mặt trên đất feralit mùn vàng đỏ trên núi (chiếm 18,18% tổng
số loài trên loại đất này) và 15 lồi ve giáp chỉ có mặt trên đất xám bạc màu (chiếm
19,74% tổng số loài trên loại đất này). Ở 4 loại đất nghiên cứu, quần xã ve giáp ở
đất phù sa trung tính có số lượng lồi đặc trưng nhiều nhất và tỷ lệ loài đặc trưng
cao nhất. Đây cũng là loại đất mà ở đó quần xã ve giáp được xác định có số lượng
lồi lớn nhất.
Bảng 3.10: Hệ số tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở 4 loại đất
nghiên cứu
(i)
(i)
(ii)
(iii)
(iv)
45,07
52,31
37,04
(ii)
60,61
37,25
(iii)
(iv)
44,09
Ghi chú: (i): đất phù sa chua mặn ven biển, (ii): phù sa trung tính, (iii): đất
feralit mùn vàng đỏ trên núi, (iv): đất xám bạc màu
Độ tương đồng: S17 hệ số tương đồng Bray – Curtis
90
Hình 3.11: Biểu đồ tương đồng của hệ số tương đồng thành phần loài của quần
xã ve giáp ở 4 loại đất nghiên cứu
Ghi chú: (i): đất phù sa chua mặn ven biển, (ii): phù sa trung tính, (iii): đất
feralit mùn vàng đỏ trên núi, (iv): đất xám bạc màu
Bảng 3.10 và hình 3.11 thể hiện sự tương đồng về thành phần loài của quần xã
ve giáp ở 4 loại đất nghiên cứu dựa trên sự phân tích thành phần lồi ve giáp xác
định được trên cả mẫu định tính và định lượng ở mỗi loại đất. Từ những số liệu này
cho thấy, hệ số tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở 4 loại đất nghiên
cứu nằm trong khoảng từ 37,04% đến 60,61%. Hệ số tương đồng thành phần loài
của quần xã ve giáp giữa các loại đất khác nhau chênh lệch nhiều hơn so với hệ số
tương đồng của quần xã ve giáp ở các loại sinh cảnh khác nhau. Quần xã ve giáp ở
đất phù sa trung tính và quần xã ve giáp ở đất feralit mùn vàng đỏ trên núi có hệ số
tương đồng về thành phần lồi cao nhất (60,61%). Quần xã ve giáp trên đất xám bạc
màu có thành phần lồi khác biệt nhiều nhất. Như vậy qua phân tích ở những số liệu
định tính cho thấy quần xã ve giáp ở đất phù sa trung tính và đất feralit mùn vàng
đỏ trên núi có thành phần lồi gần nhau nhất.
Như vậy qua những phân tích ban đầu cho thấy, ở mỗi loại đất, quần xã ve
giáp có những đặc trưng riêng về đa dạng thành phần lồi và thể hiện rõ nhất ở
thành phần nhóm lồi đặc trưng. Đây là những khác biệt mang tính chất định tính,
để làm rõ hơn những biến đổi cụ thể trong quần xã qua 4 nhóm đất, cần phân tích cụ
thể hơn ở những số liệu định lượng.
3.3.2. Mật độ cá thể trung bình và cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã ve giáp
ở 4 loại đất
Mật độ cá thể trung bình và của quần xã ve giáp ở 4 loại đất
Tiến hành phân tích, so sánh mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở 4
loại đất qua các mẫu định lượng thu được. Qua phân tích các mẫu định lượng đã xác
định được 193 loài ve giáp, thuộc 88 giống và phân giống, 42 họ. Số lượng lồi
định lượng trên mỗi nhóm đất giảm theo thứ tự: đất phù sa trung tính (107 loài) >
91
đấtferalitmùn vàng đỏ trên núi (104 loài) > đất xám bạc màu (74 loài) > đất phù sa
chua mặn ven biển (65 lồi).
Biểu đồ hình 3.12 thể hiện sự so sánh mật độ cá thể trung bình của quần xã ve
giáp ở 4 loại đất nghiên cứu. Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở 4 loại
đất giảm theo thứ tự: đất phù sa trung tính (6313 cá thể/m 2) > đất chua mặn ven biển
(4676 cá thể/m2) > đất feralit mùn vàng đỏ trên núi (3100 cá thể/m2) > đất xám bạc
màu (3050 cá thể/m2). Thứ tự này không trùng lặp với sự thay đổi của số lượng loài
qua các loại đất.
Mật độ trung bình
7000
6313
6000
5000
Cá thể/m2
4000
3507
3000
3100
3050
(iii)
(iv)
2000
1000
0
(i)
(ii)
Nhóm đất
Hình 3.12: Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở 4 loại đất nghiên cứu