Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 169 trang )
9
cứu ve giáp cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhìn lại lược sử nghiên cứu
chúng ta có thể chia thành ba giai đoạn phát triển:
Giai đoạn từ năm 1967 đến 1985
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2007
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
1.2.1 Giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1985
Trước năm 1967, khu hệ ve giáp Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu.
Đến năm 1967, khu hệ ve giáp Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu bởi các tác giả
nước ngoài. Cơng trình đầu tiên được cơng bố là: “New oribatids from Vietnam”
của hai tác giả người Hungari là Balogh và Mahunka. Qua cơng trình này các tác
giả đã giới thiệu về khu hệ, danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài ve giáp. Tất
cả 33 loài ghi nhận được đều là mới cho khu hệ động vật Việt Nam, trong đó mơ tả
29 lồi và 4 giống là mới cho khoa học [71]. Tiếp theo là nghiên cứu của hai tác giả
Tiệp Khắc Rajski và Szudrowicz [175].
Trên cơ sở các nghiên cứu ban đầu được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế,
các chuyên gia trong nước đã bắt đầu thực hiện các nghiên cứu hướng về các nhóm
ưu thế là ve bét (Acari) và bọ nhảy (Collembola). Cơng trình nghiên cứu trong giai
đoạn này là luận văn cấp I sau Đại học của Vũ Quang Mạnh (năm 1980) về “Quần
xã ve bét (Arachnida: Acari, Oribatei) và Bọ nhảy (Insecta: Collembola) ở một số
sinh cảnh vùng Từ Liêm (Hà Nội) và An Khê (Tây Nguyên)” [8]. Sau đó là luận án
tiến sỹ (phó tiến sỹ) của Vũ Quang Mạnh (năm 1985) “Nghiên cứu Sinh thái - Khu
hệ quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở miền Bắc Việt Nam”. Trong nghiên cứu đầu
tiên về ve giáp ở hệ sinh thái đất này, tác giả đã xác định được 73 lồi ve giáp, trong
đó có 39 lồi mới cho khu hệ ve giáp Việt Nam và 7 lồi mơ tả mới cho khoa học
[208].
Như vậy, đây có thể coi là giai đoạn đặt nền móng cho nghiên cứu ve giáp Việt
Nam. Các nghiên cứu về ve giáp đã có những bước phát triển và đã thu được những
kết quả nhất định. Hướng nghiên cứu cũng như phạm vi địa lý vùng nghiên cứu đã
10
được mở rộng, các nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phân loại học mà còn có những
nghiên cứu ban đầu hướng vào nghiên cứu sinh thái học.
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1986 đến 2007
Trong giai đoạn này, nghiên cứu ve giáp ở Việt Nam đã có những bước tiến rõ
rệt so với giai đoạn truớc. Năm 1987, Vũ Quang Mạnh và M. Jeleva đã tiến hành
nghiên cứu trên 4 vùng địa lý, 5 loại đất chính của 15 tỉnh và thành phố miền Bắc
Việt Nam và giới thiệu đặc điểm phân bố, danh pháp phân loại học của 11 lồi ve
giáp bậc thấp, mơ tả 1 loài mới cho khoa học và 10 loài mới cho khu hệ ve giáp Việt
Nam [22].
Năm 1989, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết và đưa ra dẫn liệu về cấu trúc quần xã ve
giáp, phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ảnh hưởng đến
quần xã ve giáp ở miền Bắc Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định được
73 loài ve giáp thuộc 48 giống, 28 họ và 20 liên họ, trong đó có 7 lồi mới cho khoa học,
53 loài mới cho khu hệ ve giáp ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả cũng chỉ ra khuynh hướng
hình thành hai phức hợp ve giáp theo vùng địa lý (một ở vùng đồng bằng, một ở vùng
đồi núi Tây Bắc). Từ đó cho thấy vai trò quyết định của những ảnh hưởng của các yếu tố
tự nhiên đối với sự hình thành cấu trúc định tính của quần xã ve giáp ở vùng nghiên cứu
[10].
Tiếp đó, năm 1990, các tác giả Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã có
nghiên cứu về cấu trúc định lượng của nhóm chân khớp bé (Microarthropoda:
Oribatei, Acari khác và Collembola) ở 7 kiểu hệ sinh thái, 5 dải độ cao khí hậu và 3
loại đất vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ
quần xã chân khớp bé thay đổi theo kiểu hệ sinh thái, theo độ cao khí hậu và loại đất
nghiên cứu [23].
Sau các nghiên cứu tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam, trong các năm 1991
-1992, Vũ Quang Mạnh tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu sang vùng núi Tây
Bắc. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tại 9 địa điểm thuộc vùng núi Tây Bắc và đã
phát hiện được 47 loài ve giáp, trong đó có 14 lồi mới cho khu hệ ve giáp Việt
Nam, 42 loài mới được xác định cho vùng nghiên cứu [12].
Năm 1994, Vũ Quang Mạnh lần đầu tiên đưa ra dẫn liệu về cấu trúc quần xã
ve giáp (Acari: Oribatei) vùng đảo Cát Bà và vùng đất ven biển Yên Hưng, Quảng
11
Ninh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định được 28 loài ve giáp thuộc 21
giống, 16 họ [14].
Năm 1995, Vũ Quang Mạnh và Vương Thị Hòa đã tổng kết và cơng bố danh
sách đầy đủ các loài ve giáp đất ở Việt Nam tại thời điểm tổng kết. Danh sách này
bao gồm 146 loài ve giáp thuộc 87 giống, 44 họ [24].
Năm 1999, Vũ Quang Mạnh đã cơng bố cơng trình nghiên cứu về cấu trúc
quần xã ve giáp liên quan đến suy giảm rừng ở vườn quốc gia Tam Đảo. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được 63 loài ve giáp thuộc 25 họ. Kết quả nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng đa dạng thành phần loài ve giáp giảm dần từ rừng tự nhiên > rừng nhân
tác > vườn trồng quanh nhà > đất mọc cây bụi > trảng cỏ [186].
Năm 2000, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết và nêu ra các vai trò quan trọng
của ve giáp trong hệ sinh thái đất [16]. Theo tác giả, ve giáp có vai trò vơ cùng
quan trọng trong quá trình phân hủy xác hữu cơ thực vật. Ve giáp cùng với các
nhóm sâu bọ bậc thấp, bọ nhảy là thành phần tích cực nhất của hệ động vật đất
nhỏ tham gia vào quá trình phân hủy xác thực vật, ăn nấm và các thành phần của
cây xanh [16].
Năm 2005, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm đã tổng kết và đưa ra các đặc
trưng phân bố và tính chất địa động vật của khu hệ ve giáp Việt Nam. Trong báo cáo
này các tác giả đã giới thiệu danh sách gồm 158 loài ve giáp của khu hệ động vật
Việt Nam cùng đặc điểm phân bố của chúng theo vùng địa lý tự nhiên và theo địa
điểm nghiên cứu ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên [27]. Kết quả
so sánh cho thấy khu hệ ve giáp Việt Nam được nghiên cứu chưa đầy đủ, chưa đồng
bộ ở các vùng lãnh thổ. Nhìn chung, các nghiên cứu về ve giáp ở lãnh thổ phía Bắc
được tiến hành nhiều hơn. Trên lãnh thổ phía nam mới chỉ có một vài nghiên cứu ở
Cà Mau của Vũ Quang Mạnh (1984) [9], ở Gia Lai của Vũ Quang Mạnh (1980) [8]
và Golosova (1983) [115] ở Lâm Đồng của Mahunka (1987) [151].
Năm 2007, trong báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài
nguyên sinh vật lần thứ hai, Vũ Quang Mạnh đã trình bày việc áp dụng phương
pháp biểu đồ lưới trong việc phân tích sự hình thành quần xã ve giáp ở miền bắc
12
Việt Nam. Qua phân tích cho thấy sự biến đổi của quần xã ve giáp ở các hệ sinh thái
đất ở miền Bắc Việt Nam diễn ra theo trình tự từ rừng tự nhiên đến các hệ sinh thái
nhân tác, mà trong đó gồm cả rừng nhân tác, cuối cùng là trảng cỏ tự nhiên và cây
bụi [18].
Một trong những cơng trình tiêu biểu đánh dấu bước phát triển của nghiên cứu
trong giai đoạn này là Động vật chí của Vũ Quang Mạnh được cơng bố năm 2007
[19]. Trong cơng trình này, tác giả đã trình bày danh sách gồm 150 loài ve giáp phát
hiện được ở Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu. Các loài ve giáp được trình bày cụ
thể về đặc điểm hình thái phân loại học, vùng phân bố trong nước và trên thế giới.
Đây là một trong những tài liệu chuyên ngành quan trọng, hiện vẫn đang được sử
dụng phổ biến trong việc định loại ve giáp.
Như vậy nghiên cứu ve giáp trong giai đoạn này đã có những bước tiến xa so
với giai đoạn trước. Các nghiên cứu trong giai đoạn này khơng chỉ đi sâu vào phân
loại học mà còn tập trung vào sinh học, sinh thái và vai trò chỉ thị của ve giáp đối
với môi trường.
1.2.3 Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Năm 2008, Vũ Quang Mạnh và cộng sự đã nghiên cứu về cấu trúc quần xã
chân khớp bé ở đất liên quan đến loại đất và đặc điểm thảm cây trồng ở vùng đồng
bằng sông Hồng. Nghiên cứu đã xác định được 32 loài ve giáp và đồng thời chỉ ra
rằng, cấu trúc quần xã chân khớp bé nói chung có sự biến đổi liên quan đến loại đất
và đặc điểm cây trồng và thảm phủ thực vật [32].
Các nghiên cứu về ve giáp ở Việt Nam phần lớn được tập trung ở miền Bắc,
các nghiên cứu ở miền Nam và miền Trung còn khá ít. Trong giai đoạn này, tại vùng
Bắc Trung Bộ, Nguyễn Hải Tiến (năm 2012) đã tiến hành nghiên cứu quần xã ve
giáp ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các tác giả đã nghiên cứu về thành
phần loài và vai trò chỉ thị sinh học của quần xã ve giáp với sự thay đổi điều kiện
môi trường ở khu vực nghiên cứu. Qua nghiên cứu tác giả đã ghi nhận được 106
loài và 1 phân loài ve giáp, thuộc 73 giống, 40 họ [42], [43], [44]. Ngoài ra tại khu
13
vực này, năm 2011, Vũ Quang Mạnh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu quần xã ve
giáp tại Vuờn quốc gia Bến En, Thanh Hoá [33].
Trong giai đoạn này, khu hệ ve giáp vùng Tây Bắc được bổ sung dữ liệu thông
qua các nghiên cứu của Đào Duy Trinh và các cộng sự [49, 50, 51, 52]. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung làm rõ thành phần lồi, đặc điểm và vai trò
chỉ thị của quần xã ve giáp ở vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ).
Trong số các cơng trình được cơng bố gần đây, chun khảo nghiên cứu về hệ
thống phân loại, tính chất địa động vật, hình thái và vai trò trong hệ sinh thái của ve
giáp của Vũ Quang Mạnh (2015) có thể đánh giá là nghiên cứu có mức độ chuyên
sâu lớn nhất [189]. Trong cơng trình này, tác giả đã tổng kết và đưa ra danh sách
đầy đủ các loài ve giáp đã được phát hiện ở Việt Nam. Theo đó về đa dạng thành
phần loài ve giáp tại tất cả các địa điểm nghiên cứu được ghi nhận gồm 320 loài và
phân loài, thuộc 163 giống, 62 họ và phân họ, trong đó có 155 lồi lần đầu tiên
được phát hiện cho khu hệ Ve giáp Việt Nam và 120 lồi được mơ tả mới cho khoa
học. Trong cơng trình này tác giả đã đưa ra bộ ảnh chụp và kích thước đo của đa số
các lồi được mơ tả. Từ phân tích kết quả thu được tác giả đánh giá một trong các
đặc trưng địa động vật học của khu hệ ve giáp Việt Nam là tính đa dạng, nó bao
gồm tất cả 8 yếu tố địa động vật thế giới chỉ trừ Nam cực. Thành phần địa động vật
chủ yếu của khu hệ ve giáp Việt Nam là các lồi phương Đơng với 192 lồi đã được
ghi nhận tại Việt Nam. Khu hệ ve giáp Việt Nam có tính đặc trưng cao với 111 lồi
chỉ phát hiện ở Việt Nam [188], [189].
Khu hệ ve giáp Việt Nam gồm 3 vùng chính là phía Bắc, phía Trung và phía
Nam. Giữa ba vùng này luôn tồn tại những điểm khác biệt, thậm chí giữa các phân
vùng trong từng vùng cũng có sự khác biệt. Cấu trúc quần xã ve giáp biến đổi có
liên quan đến vùng địa lý tự nhiên, loại đất và loại sinh cảnh [188]. Qua phân tích
sự biến đổi cấu trúc quần xã ve giáp theo loại sinh cảnh tác giả cho rằng sinh cảnh
trảng cỏ, cây bụi có thể đóng vai trò như hệ sinh thái chuyển hóa cho sự tái thiết lập
cấu trúc quần xã ve giáp ở đất [188]. Đa dạng thành phần loài và mật độ quần thể
của quần xã ve giáp rõ ràng có liên quan đến vùng địa lý, loại đất và hoạt động canh
14
tác [188], [189]. Trong cơng trình này, tác giả cũng nghiên cứu và tổng kết vai trò
của quần xã ve giáp đối với hệ sinh thái đất. Đầu tiên có thể kể đến vai trò phân hủy
xác thực vật, cấu trúc quần xã ve giáp và những biến đổi của chúng có liên quan đến
việc sử dụng các thành phần hữu cơ và phân bón hóa học khác nhau trong sản xuất
nông nghiệp. Do vậy, những cấu trúc này có thể sử dụng như các chỉ thị sinh học
tiềm năng cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái nơng nghiệp [188], [189].
Ngồi ra, sự giảm đa dạng thành phần loài và tăng mật độ quần thể ve giáp có thể
được sử dụng như một chỉ thị sinh học cho sự gia tăng mức độ tác động của con
người đến hệ sinh thái tự nhiên [188], [189].
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố địa hình có ảnh hưởng rõ rệt đến quần xã
ve giáp và quần xã ve giáp ở tầng thảm lá chịu ảnh hưởng rõ rệt hơn ve giáp ở trong
đất. Tổng kết các cơng trình nghiên cứu của mình và của các tác giả khác tại Việt
Nam, năm 2015 Ermilov đã đưa ra danh sách các loài của khu hệ ve giáp Việt Nam.
Danh sách này gồm 535 loài và phân loài thuộc 222 giống và 81 họ [99]. Tuy nhiên,
nhiều mẫu nghiên cứu ve giáp của nhóm tác giả này thường khơng được thu theo
đường chính thức và rất hiếm khi do tác giả trực tiếp thu tại thực địa. Các dẫn liệu về
điều kiện địa lý và tài nguyên môi trường cũng khơng được họ tham khảo đầy đủ, thiếu
tính pháp lý và đặc biệt là đã sử dụng hoàn tồn sai lệch bản đồ hành chính của nước
CHXHCN Việt Nam. Vì vậy các dẫn liệu về ve giáp Việt Nam và các cộng sự nước
ngoài cần được kiểm tra và chỉnh lý cẩn thận trước khi sử dụng chúng.
Mặc dù số lượng các điểm nghiên cứu về ve giáp tại Việt Nam khá nhiều nhưng
tập trung phần lớn ở phía Bắc. Tại khu vực miền Trung và miền Nam các nghiên cứu
còn rất ít. Theo thống kê của Vũ Quang Mạnh năm 2015, tổng số điểm nghiên cứu
khu hệ động vật ve giáp Việt Nam là 50 điểm, được chia thành 9 vùng trong đó chỉ có
6 điểm nghiên cứu thuộc khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam.
Cùng với các nghiên cứu về khu hệ các tác giả thường kết hợp nghiên cứu sinh
học và vai trò của quần xã ve giáp trong môi trường sinh thái. Đi vào hướng nghiên
cứu này, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu quần xã ve giáp ở các điều kiện sinh
thái khác nhau, cụ thể:
15
Về yếu tố loại đất, quần xã ve giáp đã được nghiên cứu trên 6 nhóm đất bao
gồm: đất chua mặn ven biển, đất phù sa chua, đất phù sa trung tính, đất feralit nâu
đỏ, đất feralit nâu trên nền núi đá vôi, đất nâu đỏ trên nền đá mắc ma.
Về yếu tố mùa, quần xã ve giáp được nghiên cứu qua 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Về yếu tố tác động của con người và suy giảm rừng, quần xã ve giáp được
nghiên cứu trên 5 loại sinh cảnh: rừng tự nhiên, rừng nhân tác, đất trảng cỏ và cây
bụi, đất canh tác nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất canh tác nông nghiệp trồng cây
ngắn ngày.
Việc mở rộng nghiên cứu trên khu hệ động vật ve giáp Việt Nam đóng góp rất
tích cực vào việc làm rõ tính đa dạng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta. Làm rõ vai
trò của nhóm động vật này có ý nghĩa quan trọng trong việc ứng dụng để bảo tồn
bền vững đa dạng nguồn tài nguyên sinh vật.
1.3. Nghiên cứu về ve giáp ở vùng Đồng Bằng sơng Hồng
Nghiên cứu về nhóm chân khớp bé nói chung ở vùng đồng bằng sơng Hồng
được tiến hành từ khá sớm, mở đầu là cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của chế
độ bón phân lên cấu trúc quần xã chân khớp bé ở đất canh tác vùng Bắc Giang của
Vũ Quang Mạnh và cộng sự (1982) [29]. Tiếp sau đó là nghiên cứu về nhóm chân
khớp bé ở đất Từ Liêm, Hà Nội (1984) của tác giả Vũ Quang Mạnh [9].
Năm 1994, Vũ Quang Mạnh đã tiến hành nghiên cứu tại các vùng đảo Cát Bà,
Yên Hưng và một số vùng ven biển khác ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu quần xã ve giáp trên 5 loại sinh cảnh
(thảm lá rừng, đất rừng, thảm lá rừng, bãi cỏ cây bụi và đất ruộng canh tác) và trên
3 loại đất (đất chua mặn ven biển, đất phù sa trung tính, đất feralit trên đá vơi). Qua
nghiên cứu này tác giả đã phát hiện được 28 loài ve giáp thuộc 21 giống, 16 họ.
Trong đó, tại Quảng Ninh phát hiện được 14 loài [14].
Năm 1999, Vũ Quang Mạnh đã cơng bố cơng trình nghiên cứu về cấu trúc
quần xã ve giáp liên quan đến suy giảm rừng ở vườn quốc gia Tam Đảo. Tác giả đã
tiến hành nghiên cứu trên 4 tầng đất ở 5 sinh cảnh khác nhau. Kết quả nghiên cứu
đã xác định được 63 loài ve giáp thuộc 25 họ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
16
đa dạng thành phần loài ve giáp giảm dần từ rừng tự nhiên > rừng nhân tác > vườn
trồng quanh nhà > đến đất mọc cây bụi > trảng cỏ [186]. Sau đó, trong các năm
2003 và 2004, Vũ Quang Mạnh và cộng sự đã nghiên cứu sâu hơn về ve giáp nói
riêng cũng như nhóm ve bét nói chung ở vườn quốc gia Tam Đảo [25], [26].
Năm 2004, Phan Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh và các cộng sự tiến hành nghiên
cứu ve giáp ở vườn quốc gia Ba Vì và đã phát hiện cho khu hệ ve giáp ở đây 25 loài
thuộc 12 họ. Tuy nhiên con số này chưa phản ánh hết sự đa dạng thành phần lồi
của vườn quốc gia Ba Vì [6].
Năm 2008, Vũ Quang Mạnh và cộng sự nghiên cứu về cấu trúc quần xã chân
khớp bé liên quan đến loại đất và đặc điểm thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông
Hồng. Nghiên cứu được tiến hành ở 5 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, ở 6
loại sinh cảnh và 4 loại đất khác nhau [32]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã xác
định được 32 loài ve giáp ở vùng đồng bằng sông Hồng, cấu trúc quần xã chân khớp
bé nói chung và thành phần lồi ve giáp nói riêng ở vùng nghiên cứu có sự biến đổi
liên quan đến loại đất và đặc điểm cây trồng và thảm phủ thực vật [32], [37].
Trong các năm 2013, 2014, Nguyễn Huy Trí và các cộng sự đã nghiên cứu về
đặc điểm phân bố theo mùa và theo sinh cảnh của quần xã ve giáp ở vườn quốc gia
Cát Bà. Nghiên cứu được thực hiện ở 6 sinh cảnh và theo 4 mùa [47], [48].
Năm 2014, khu hệ ve giáp tại vườn quốc gia Cúc Phương được nghiên cứu
bởi nhiều tác giả như Trần Văn Vinh, Lê Thị Lan Phương, Trần Bích Thủy,
Nguyễn Thị Xuân…[40], [45], [56], [57]. Khu hệ động vật ve giáp ở đây đã được
nghiên cứu trên các sinh cảnh ở các độ cao khác nhau như hệ sinh thái đất rừng
thứ sinh ở độ cao 300m, hệ sinh thái đất rừng tự nhiên ở độ cao 300m, hệ sinh
thái đất trảng cỏ cây bụi ven rừng, hệ sinh thái đất rừng thông….
Như vậy trải qua hơn 30 năm nghiên cứu kể từ nghiên cứu đầu tiên cho đến
nay khu hệ ve giáp vùng đồng bằng sông Hồng đã được nghiên cứu khá nhiều so
với các khu vực khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn chưa đầy đủ. Từ năm
1984 đến năm 2004, số lượng nghiên cứu còn rất ít. Trong vòng 10 năm trở lại đây,
số lượng nghiên cứu gia tăng ngày càng nhanh nhưng đa số các nghiên cứu tập
17
trung ở các khu bảo tồn và vườn quốc gia và chưa tập trung vào hệ sinh thái nông
nghiệp của vùng.
Về phạm vi địa lý vùng nghiên cứu, đã có 8 trong tổng số 11 tỉnh và thành
phốvà có 4 trong tổng số 5 vườn quốc gia thuộc khu vực đồng bằng sơng Hồng đã
có nghiên cứu về ve giáp.
Các nghiên cứu được tiến hành với các yếu tố tác động: loại đất, tầng sâu
thẳng đứng, mức độ nhân tác (loại sinh cảnh).
Tổng hợp từ các nghiên cứu trên và một số nghiên cứu khác cho thấy khu hệ
ve giáp vùng đồng bằng sông Hồng đã được ghi nhận gồm 128 loài và 19 đơn vị
chưa định danh (để ở dạng sp.), thuộc 86 giống, 40 họ. Các nghiên cứu phần lớn
tập trung vào nghiên cứu khu hệ, đánh giá mức độ đa dạng thành phần loài trong
quần xã. Để làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái của khu vực và cấu trúc
quần xã ve giáp ở đây cần có thêm nhiều nghiên cứu trong giai đoạn tới.
Nhận xét
Bên cạnh các nghiên cứu về khu hệ, các nghiên cứu về sinh thái và vai trò
của quần xã ve giáp trong mơi trường sinh thái tuy được quan tâm muộn hơn nhưng
cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cấu trúc quần xã ve giáp đã được
nghiên cứu trên các loại sinh cảnh khác nhau, các đai độ cao khác nhau, vùng khí
hậu khác nhau với các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm...khác nhau.
Giai đoạn từ năm 1967 – 1980 có thể coi là giai đoạn đặt nền móng cho
nghiên cứu ve giáp Việt Nam. Từ năm 1980, nghiên cứu về ve giáp đã có những
bước phát triển với nhiều kết quả được ghi nhận.
Từ năm 1986 đến nay nghiên cứu ve giáp ở Việt Nam được phát triển mạnh
về hướng nghiên cứu. Phạm vi địa lý vùng nghiên cứu không ngừng được mở rộng
nhưng phần lớn tập trung ở miền Bắc, các nghiên cứu ở miền Trung và miền Nam
còn khá ít. Các nghiên cứu về sinh học và sinh thái học quần xã ve giáp cũng không
ngừng được phát triển thông qua các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc quần
xã ve giáp với nhiều yếu tố tác động khác nhau bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân
tác.
18
Đồng bằng sông Hồng là một khu vực rộng lớn. Tại đây đã có khá nhiều
nghiên cứu về ve giáp và phần lớn tập trung vào nghiên cứu thành phần loài khu hệ.
Để làm rõ vai trò quần xã ve giáp và có hướng ứng dụng thích hợp cần có thêm các
nghiên cứu được lượng hóa để có thể đánh giá khách quan hơn nữa.
1.4 Tổng quan điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu
1.4.1 Vị trí địa lý và địa hình
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi
bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo
Cát Bà). Phía Bắc và Đơng Bắc là vùng Đơng Bắc (Việt Nam), phía Tây và Tây Nam là
vùng Tây Bắc, phía Đơng là vịnh Bắc Bộ và phía Nam là vùng Bắc Trung Bộ [41],
[215]. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sơng ngòi dày đặc đã tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. Đồng
bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 – 15m xuống đến
các bãi bồi 2 – 4m ở trung tâm rồi cácbãi triều hàng ngày còn ngập nước triều[215].
Vùng tiếp giáp với bờ biển dài hơn 400km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát
triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thơng, du lịch [215].
1.4.2 Khí hậu và thuỷ văn
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng mùa đơng phi nhiệt đới lạnh và khô, tạo điều
kiện thuận lợi để thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
Điều kiện khí hậu thuận lợi để làm đa dạng cây trồng, góp phần phát triển kinh tế
[215].
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 24°C. Lượng mưa trung bình năm là
1600 - 1800 mm [216].
Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sơng
Hồng và sơng Thái Bình. Ngồi ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khống.
Điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản
xuất nông nghiệp.
19
1.4.3 Thổ nhưỡng và đất đai
Theo bản đồ phân bố các nhóm và loại đất chính ở Việt Nam, ở đồng bằng
sông Hồng, đất phù sa sông được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sơng Thái
Bình là nhóm đất chủ yếu, chiếm phần lớn diện tích và phân bố nhiều ở hầu hết các
tỉnh thuộc khu vực. Đất mặn phân bố ở vùng ven biển của các tỉnh Hải Phòng, Nam
Định, Ninh Bình. Đất phèn phân bố nhiều nhất ở vùng ven biển Hải Phòng. Ngồi
ra còn có đất xám trên phù sa cổ, các loại đất khác và núi đá phân bố ở một số vùng
trong khu vực [41].
Đất phù sa ở vùng đồng bằng sông Hồng chia thành 2 loại là đất trong đê
không được bồi đắp phù sa hằng năm, được sử dụng nhiều nên nhiều nơi bị bạc màu
và đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm nên màu mỡ hơn [215].
Diện tích đất nơng nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa, có
giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2 % diện tích vùng.
Đấtđai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công
nghiệp ngắn ngày [215].
1.4.4 Đặc điểm canh tác nông nghiệp và xã hội nhân văn
Đồng bằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự
nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người. Đây là vùng có
dân cư đơng đúc nhất cả nước. Sự phân bố dân cư liên quan tới nhiều nhân tố như
nền nông nghiệp thâm canh cao đòi hỏi phải có nhiều lao động [215], [217].
Đồng bằng sơng hồng có nền nơng nghiệp đứng thứ 2 cả nước và là vùng có
trình độ thâm cao cao nhất. Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực đều phát triển các loại
cây lương thực, thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô đông, khoai
tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng xen canh. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp
của vùng, ngành trồng cây lương thực ln giữ vị trí hàng đầu với diện tích khoảng
1,2 triệu ha. Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 70.000 ha tập trung chủ yếu ở
vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố. Đồng thời, đây cũng là khu