Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 169 trang )
70
Phân tích về thành phần lồi của quần xã ve giáp trên các sinh cảnh cho thấy,
có 37 lồi ve giáp (chiếm 14,51% tổng số loài trên 4 sinh cảnh) có mặt trên cả 4
sinh cảnh nghiên cứu, bao gồm: C. lanatus, E. cylindrica cylindrica, J. kuehnelti, L.
javana, P. hirsutus, Trimalaconothrus sp., Furcoppia sp., M. tamdao, S. papillata,
S. opuntiseta, T. minor, T. velatus, L. palustris, B. auxiliaris, S. elegans, S.
fimbriatus africanus, S. laevigatus, S. latipes, S. pallidulus, S. praeincisus, B.
heterodactylus, B. praeincisus, P. crassisetosus, P. guehoi, P. vermiseta,
P.capucinus, P. lophothrichus, P. monodactylus, P.paracapucinus, P. duoseta,
Protoribates sp., S. foveolatus, T. areolatus, T. trimorphus, Trachyoribates sp.3, G.
flabellifera orientalis, T. vietnamica. Trong đó, có 7 lồi thuộc họ Scheloribatidae
và 5 lồi thuộc họ Protoribatidae. Đây là các họ lớn và có nhiều lồi phân bố rộng.
Phần lớn các lồi có mặt trên tất cả các sinh cảnh nghiên cứu đều thuộc các họ bậc
cao và có vỏ cơ thể cứng.
Phân tích số liệu từ bảng 3.1 cũng cho thấy có 127 lồi ve giáp (chiếm 49,80%
tổng số loài trên 4 sinh cảnh) chỉ xuất hiện trên một loại sinh cảnh mà khơng có mặt
ở các sinh cảnh còn lại. Đánh giá về mặt phân loại học, các loài ve giáp đặc trưng
cho mỗi loại sinh cảnh nằm rải rác từ nhóm bậc thấp đến nhóm bậc cao. Tuy nhiên,
ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày, tỷ lệ nhóm ve giáp bậc thấp cao hơn. Đặc biệt,
các loài ve giáp trong họ Acaridae (họ có bậc tiến hố thấp nhất trong cấu trúc phân
loại học của quần xã ve giáp ở vùng nghiên cứu) chỉ có mặt ở sinh cảnh này mà
khơng có hoặc rất ít có mặt trên sinh cảnh khác.
Tỷ lệ loài ve giáp đặc trưng cho các sinh cảnh khá cao, có gần một nửa tổng số
lồi ve giáp chỉ phát hiện thấy trên một loại sinh cảnh. Mặc dù số lượng loài của
quần xã ve giáp trên mỗi loại sinh cảnh không chênh lệch nhau nhiều nhưng lại
khác biệt rất rõ nét ở thành phần loài.
Bảng 3.6: Hệ số tương đồng thành phần loài của quần xã ve giáp ở 4 sinh cảnh
nghiên cứu
RT
RT
TCCB
CLN
CNN
71
TCCB
CLN
CNN
45,59
40,82
40
44,76
45,80
53,52
Chú thích: RT: rừng trồng, TCCB: trảng cỏ cây bụi, CLN: đất trồng cây lâu
năm, CNN: đất trồng cây ngắn ngày
Trên cơ sở thành phần loài ve giáp xác định được từ tất cả mẫu định tính và
định lượng ở mỗi loại sinh cảnh, mức độ tương đồng về thành phần loài của quần xã
ve giáp ở 4 loại sinh cảnh đã được xử lý và đưa ra kết quả trong bảng 3.6 và hình
3.5. Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy mức độ tương đồng của quần xã ve giáp ở 4 sinh
cảnh nghiên cứu cao, hệ số tương đồng nằm trong khoảng từ 40% đến 53,52%. Hệ
số tương đồng về thành phần loài của quần xã ve giáp cao nhất ở 2 sinh cảnh đất
canh tác điển hình của vùng là đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây ngắn ngày.
Tiếp sau đó là hệ số tương đồng giữa quần xã ve giáp ở sinh cảnh rừng trồng và sinh
cảnh trảng cỏ cây bụi (45,59%).
Độ tương đồng: S17 hệ số tương đồng Bray – Curtis
Hình 3.5: Biểuđồ tương đồng thành phần lồi của quần xã ve giáp
ở 4 sinh cảnh nghiên cứu
Hệ số tương đồng về thành phần loài của quần xã ve giáp ở sinh cảnh rừng
trồng và ở các sinh cảnh còn lại giảm theo thứ tự: rừng trồng – trảng cỏ cây bụi >
72
rừng trồng – cây lâu năm > rừng trồng – cây ngắn ngày. Hệ số tương đồng về thành
phần loài của quần xã ve giáp ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi với các sinh cảnh còn lại
giảm theo thứ tự: trảng cỏ cây bụi – rừng trồng > trảng cỏ cây bụi – cây ngắn ngày
> trảng cỏ cây bụi – cây lâu năm. Hệ số tương đồng về thành phần loài của quần xã
ve giáp ở sinh cảnh đất trồng cây lâu năm với quần xã ve giáp ở các sinh cảnh còn
lại giảm theo thứ tự: cây lâu năm – cây ngắnngày > cây lâu năm – trảng cỏ cây bụi
> cây lâu năm – rừng trồng. Hệ số tương đồng về thành phần loài của quần xã ve
giáp ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và các sinh cảnh còn lại giảm theo thứ tự:
cây ngắn ngày - cây lâu năm > cây ngắn ngày – trảng cỏ cây bụi > cây ngắn ngày –
rừng trồng. Ở 4 sinh cảnh được nghiên cứu, sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày chịu
tác động của con người nhiều hơn sinh cảnh đất trồng cây lâu năm và 2 sinh cảnh
này chịu tác động nhiều hơn 2 sinh cảnh còn lại. Hệ thực vật ở 2 sinh cảnh đất canh
tác kém ổn định hơn so với hệ thực vật ở sinh cảnh rừng trồng và trảng cỏ cây bụi.
Như vậy, so sánh hệ số tương đồng về thành phần loài của quần xã ve giáp ở các
sinh cảnh nghiên cứu với nhau cho thấy, ở các sinh cảnh chịu tác động của con
người ở mức độ gần nhau hơn thì thành phần lồi của quần xã ve giáp ở các sinh
cảnh đó có hệ số tương đồng cao hơn và ngược lại.
3.2.2. Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh
Để phân tích định lượng đối với quần xã ve giáp trong nghiên cứu này, mẫu
định lượng được thu từ 4 tỉnh và thành phố, bao gồm: Hà Nam, Nam Định, Ba Vì
(Hà Nội) và Bắc Giang. Tại mỗi điểm thu mẫu định lượng, mẫu được thu theo 4 loại
sinh cảnh.
Qua số liệu bảng 2 phụ lục cho thấy, trên tổng số các mẫu định lượng đã thu,
xác định được 193 loài ve giáp, thuộc 88 giống và phân giống, 42 họ. Số lượng loài
định lượng xác định được của quần xã ve giáp trên mỗi sinh cảnh giảm theo thứ tự:
rừng trồng (97 loài), đất trồng cây ngắn ngày (97 loài) >trảng cỏ cây bụi (91 loài)
>đất trồng cây lâu năm (83 lồi).
73
Mật độ trung bình
6000
5000
4978
4773
4000
Sinh cảnh
4253
3580
3000
2000
1000
0
RT
TCCB
CLN
CNN
Cá thể/m2
Hình 3.6: Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp trên 4 sinh cảnh
nghiên cứu
Chú thích: RT: rừng trồng, TCCB: trảng cỏ cây bụi, CLN: đất trồng cây lâu
năm, CNN: đất trồng cây ngắn ngày
Biểu đồ hình 3.6 biểu thị mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp trên 4
sinh cảnh nghiên cứu. Từ hình 3.6 cho thấy, mật độ cá thể trung bình của quần xã ve
giáp ở 4 sinh cảnh nghiên cứu nằm trong khoảng từ 3580 cá thể/m 2 đến 4987 cá
thể/m2. Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp trên các sinh cảnh giảm theo
thứ tự: rừng trồng >trảng cỏ cây bụi >đất trồng cây ngắn ngày >đất trồng cây lâu
năm.
74
Mật độ cá thể trung bình của quần xã ve giáp trên sinh cảnh rừng trồng và
trảng cỏ cây bụi chênh lệch nhau không nhiều. Mật độ cá thể trung bình của quần xã
ve giáp trên sinh cảnh đất trồng cây lâu năm thấp nhất và chênh lệch khá nhiều so
với quần xã trên các sinh cảnh còn lại. Mặc dù quần xã ve giáp trên sinh cảnh đất
trồng cây ngắn ngày có số lồi định lượng xác định được nhiều hơn quần xã trên
sinh cảnh đất trảng cỏ cây bụi nhưng lại có mật độ cá thể nhỏ hơn. Điều đó chứng tỏ
rằng quần xã ve giáp trên sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày mặc dù có độ đa dạng
thành phần lồi cao hơn nhưng các loài trong quần xã kém phát triển về số lượng cá
thể hơn quần xã trên đất trảng cỏ cây bụi. Điều này có thể do hệ thực vật trên đất
trảng cỏ cây bụi ổn định hơn làm cho môi trường đất ổn định về cấu trúc và thành
phần dinh dưỡng, do đó quần xã có điều kiện tốt hơn để phát triển về số loài và số
lượng cá thể của các loài trong quần xã. Tuy nhiên cũng do thành phần thực vật kém
đa dạng, ít thay đổi, đặc trưng đối với sinh cảnh trảng cỏ cây bụi ở vùng nghiên cứu
là cây xuyến chi có thể làm cho mơi trường có tính chun hóa thích hợp cho nhóm
lồi thích nghi phát triển vượt trội và tạo ra giới hạn nhất định cho sự đa dạng thành
phần loài. Trên đất trồng cây ngắn ngày, cơ cấu cây trồng đa dạng có thể là yếu tố
ảnh hưởng đến đa dạng thành phần loài trong quần xã bởi theo nghiên cứu của
Balogh và các cộng sự (2008) đã cho thấycấu trúc quần xã ve giáp được cơ bản xác
định bởi loại thực vật [75]. Tuy nhiên cũng do hoạt động canh tác làm cho môi
trường đất kém ổn định về cấu trúc, dinh dưỡng và một số yếu tố vi khí hậu đã làm
hạn chế sự phát triển số lượng cá thể của loài dẫn đến mật độ cá thể bị hạn chế.
Quần xã ve giáp trên sinh cảnh rừng trồng có mật độ cá thể trung bình lớn nhất
(4987 cá thể/m2). Con số này cũng nằm trong khoảng dao dộng đã được báo cáo bởi
Vũ Quang Mạnh (2012) cho đất rừng Việt Nam (2.600 - 10.000 cá thể/m2) hay trong
các báo cáo cho đất rừng khu vực Đông Nam Á [123], [187].
Như vậy đặc điểm của sinh cảnh không chỉ quyết định sự đa dạng lồi của
quần xã mà còn tác động rõ nét đến sự phát triển số lượng cá thể của lồi trong quần
xã. Nhìn chung, ở các hệ sinh thái có thảm phủ thực vật ổn định, ít chịu sự tác động
75
của con người, quần xã ve giáp có mật độ cá thể lớn hơn ở các hệ sinh thái nơng
nghiệp điển hình.
3.2.3. Cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh
Lồi ưu thế là những lồi xác định có độ ưu thế từ 5% trở lên. Danh sách
thành phần loài ưu thế và độ ưu thế của chúng ở mỗi sinh cảnh được trình bày trong
bảng 3.7
Bảng 3.7: Cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã ve giáp ở 4 sinh cảnh nghiên
cứu
Loài ưu thế
1. Javacarus kuehnelti
2. Mesoplophora michaeliana
3. Plateremaeus sp.
4. Furcoppia sp.
5. Congoppia deboissezoni
6. Striatoppia opuntiseta
7. Scheloribates elegans
8. Bischeloribates heterodactylus
9. Bischeloribates praeincisus
10. Perxylobates guehoi
11. Perxylobates vietnamensis
12. Protoribates monodactylus
13. Galumna flabellifera orientalis
RT
Độ ưu thế (%)
TC
CLN
CNN
5,80
14,46
5,80
5,17
10,19
5,59
5,54
6,28
30,87
6,70
9,87
7,26
5,03
5,03
13,32
Chú thích: RT: rừng trồng, TC: trảng cỏ, cây bụi, CLN: cây lâu năm, CNN: cây ngắn
ngày
Từ số liệu bảng 3.7 cho thấy, ở 4 sinh cảnh nghiên cứu đã xác định được 13
loài ve giáp ưu thế. Các loài ưu thếnằm rải rác trong các bậc phân loại từ thấp đến
cao. Họ scheloribatidae có nhiều lồi ưu thế nhất (3 lồi). Quần xã ve giáp ở mỗi
sinh cảnh nghiên cứu có từ 2 đến 5 loài ưu thế. Quần xã ve giáp ở đất trồng cây lâu
năm có số lồi ưu thế nhiều nhất (5 loài) và quần xã ve giáp ở rừng trồng có số lồi
ưu thế ít nhất (2 lồi).
Khơng có loài nào ưu thế ở cả 4 sinh cảnh nghiên cứu. Có 11 lồi (chiếm
84,62% tổng số lồi ưu thế) chỉ ưu thế trên một loại sinh cảnh. Chỉ có 2 loài B.
heterodactylus và P. monodactylus ưu thế trên 2 trong 4 sinh cảnh nghiên cứu.
76
Hình 3.7 bao gồm các biểu đồ thể hiện cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã
ve giáp ở 4 sinh cảnh.
Trảng cỏ, cây bụi
50
45
40
Độ ưu thế
35
30.87
30
25
20
15
10
5
5.17
6.28
6.7
4
8
13
0
12
Loài ưu thế
Rừng trồng
50
45
40
Độ ưu thế
35
30
25
20
14.46
15
10
5
5.54
0
7
2
Loài ưu thế
77
Cây ngắn ngày
50
45
40
Độ ưu thế
35
30
25
20
15
10
5
5.8
5.8
1
3
10.19
13.32
0
5
12
Loài ưu thế
Cây lâu năm
50
45
40
Độ ưu thế
35
30
25
20
15
10
5
5.03
5.03
5.59
10
11
6
7.26
9.87
0
Loài ưu thế
9
8
78
Hình 3.7: Cấu trúc lồi ưu thế của quần xã ve giáp ở 4 sinh cảnh nghiên cứu
Chú thích: 1. J. kuehnelti, 2. M. michaeliana, 3. Plateremaeus sp., 4. Furcoppia sp., 5.
C. deboissezoni, 6. S. opuntiseta, 7. S. elegans, 8. B. heterodactylus, 9. B. praeincisus, 10. P.
guehoi, 11. P. vietnamensis, 12. P. monodactylus, 13. G. flabellifera orientalis.
Từ số liệu bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy, quần xã ve giáp trên sinh cảnh rừng
trồng có 2 lồi ưu thế (chiếm 2,06% tổng số loài định lượng trên sinh cảnh). Trong
đó lồi M. michaeliana ở mức rất ưu thế và loài S. elegans ở mức ưu thế. Cả 2 loài
này ưu thế trên sinh cảnh rừng trồng nhưng không ưu thế trên các sinh cảnh còn lại.
Mức chênh lệch về độ ưu thế giữa 2 loài ưu thế trên sinh cảnh này là 8,92%. Đây là
sinh cảnh có số lượng loài xác định được lớn nhất nhưng tỷ lệ loài ưu thế trong
quần xã thấp nhất.
Quần xã ve giáp ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có 4 lồi ưu thế (chiếm 4,45%
tổng số loài định lượng trên sinh cảnh). Trong đó có 3 lồi ở mức ưu thế và 1 loài ở
mức rất ưu thế. Độ ưu thế của các loài ưu thế nằm trong khoảng từ 5,17% đến
30,87%. Mức chênh lệch lớn nhất về độ ưu thế giữa các loài ưu thế là 25,70%. Đặc
biệt loài P. monodactylus ưu thế vượt trội trên sinh cảnh trảng cỏ cây bụi. Cây
xuyến chi là loại cây bụi rất phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tất cả các mẫu
định lượng thu ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi đều có thảm thực vật đặc trưng là loại
cây này. Có thể phán đoán rằng thảm thực vật đặc trưng này tạo ra yếu tố đặc biệt
giúp loài P. monodactylus phát triển vượt trội.
Quần xã ve giáp ở sinh cảnh đất trồng cây lâu năm có số lượng lồi ưu thế lớn
nhất với 5 loài (chiếm 6,02% tổng số loài định lượng). Trên sinh cảnh này, quần xã
ve giáp có số lồi định lượng xác định được ít nhất nhưng lại có tỷ lệ lồi ưu thế cao
nhất. Tuy nhiên tất cả các lồi chỉ nằm ở mức ưu thế, khơng có lồi rất ưu thế. Độ
79
ưu thế của các lồi ưu thế nằm trong khoảng từ 5,03% đến 9,87%. Loài ưu thế nhất
là lồi B. heterodactylus. Biểu đồ hình 3.7 cho thấy nhóm lồi ưu thế trên sinh cảnh
này phát triển đồng đều nhất.
Qua số liệu bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy, quần xã ve giáp trên sinh cảnh đất
trồng cây ngắn ngày có 4 lồi ưu thế (chiếm 4,12% tổng số loài định lượng trên sinh
cảnh). Độ ưu thế của các loài ưu thế nằm trong khoảng từ 5,80% đến 13,32%. Mức
chênh lệch lớn nhất về độ ưu thế của các lồi ưu thế là 7,52%. Có 2 loài ở mức ưu
thế và 2 loài ở mức rất ưu thế. Đáng chú ý là các loài ưu thế ở đất trồng cây ngắn
ngày phần lớn nằm ở nhóm ve giáp bậc thấp còn ở trảng cỏ cây bụi và đất trồng cây
lâu năm, lồi ưu thế thuộc nhóm bậc cao nhiều hơn.
Như vậy qua phân tích các số liệu cho thấy, cấu trúc nhóm ưu thế của quần xã
ve giáp ở 4 loại sinh cảnh nghiên cứu khác nhau rất rõ nét. Trên mỗi sinh cảnh quần
xã có nhóm lồi ưu thế đặc trưng và rất ít có sự trùng lặp loài ưu thế giữa các sinh
cảnh. Cấu trúc nhóm ưu thế của quần xã ve giáp trên mỗi loại sinh cảnh là một khía
cạnh phản ánh sự thay đổi nhạy bén của quần xã ve giáp trên các sinh cảnh ở vùng
nghiên cứu.Thành phần và mức độ phát triển của từng lồi trong quần xã có liên
quan mật thiết đến sự thay đổi của môi trường sống.
3.2.4. Chỉ số đồng đều Pielou (J’) và đa dạng Shannon - Wiener (H’) của quần
xã ve giáp ở 4 loại sinh cảnh
Chỉ số đồng đều Pielou (J’)
Trong nghiên cứu này, chỉ số đồng đều J’ được sử dụng để so sánh mức độ
đồng đều của các loài trong quần xã giữa 4 sinh cảnh nghiên cứu.
Bảng 3.8: Một số chỉ số sinh thái của quần xã ve giáp trên 4 sinh cảnh vùng nghiên
Sinh cảnh
Chỉ số đồng đều Pielou (J’)
RT
0,86
TCCB
0,71
CLN
0,84
CNN
0,79
Chỉ số đa dạng Shannon - Wiener (H’)
3,93
3,21
3,73
3,64
Chú thích: RT: rừng trồng, TCCB: trảng cỏ cây bụi, CLN: đất trồng cây lâu
năm, CNN: đất trồng cây ngắn ngày
80
Bảng 3.8 và hình 3.8 trình bày chỉ số đồng đều Peilou (J’) của quần xã ve giáp
ở 4 sinh cảnh nghiên cứu. Từ số liệu bảng 3.8 và hình 3.8 cho thấy, chỉ số J’ của
quần xã ve giáp ở các sinh cảnh nghiên cứu nằm trong khoảng từ 0,71 đến 0,86 và
giảm theo thứ tự: rừng trồng > đất trồng cây lâu năm > đất trồng cây ngắn ngày >
đất trảng cỏ cây bụi.
Chỉ số J'
1
0.9
0.86
0.8
0.84
0.71
0.7
0.79
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
RT
TCCB
Sinh cảnh
CLN
CNN