Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 169 trang )
115
dụng ve giáp như một chỉ thị sinh học còn chưa khả quan và thường bị từ chối ở
khu vực nhiệt đới bởi sự hạn chế thông tin về khu hệ và cơ sở dữ liệu về mặt sinh
thái học.
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều nghiên cứu so
sánh về mức độ đa dạng của quần xã trên các loại sinh cảnh khác nhau. Trong đó,
nghiên cứu của Noti và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng quần xã ve giáp phụ thuộc vào
kiểu sinh cảnh và sự đa dạng của quần xã liên quan đến mức độ tác động của con
người [171]. Một nghiên cứu khác của Franklin và các cộng sự (2007) chỉ ra rằng
sự khác nhau của thảm phủ thực vật ảnh hưởng đến thành phần loài của quần xã ve
giáp ở rừng nhiệt đới [112]. Một vài nghiên cứu đã cố gắng xác định sự thay đổi về
cấu trúc quần xã ve giáp gây ra bởi sự tác động trong các sinh cảnh rừng khác nhau
và một lượng lớn các loại tác động đã được nghiên cứu. Tuy nhiên những nghiên
cứu này cho ra rất nhiều kết quả khác nhau và rất khó để so sánh [79]. Một số
nghiên cứu cho thấy những biến đổi trong môi trường sống chỉ gây ra sự biến đổi
định lượng mà không gây ra sự biến đổi số liệu định tính [149]. Tuy nhiên kết quả
nghiên cứu khác lại chỉ ra sự biến đổi ngay cả thành phần loài [156].
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh và cộng sự (năm 1990)
cũng cho thấy sự tác động của con người lên thảm phủ thực vật có ảnh hưởng rõ nét
lên cấu trúc quần xã chân khớp bé [23]. Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa
cấu trúc quần xã ve giáp và loại sinh cảnh được xem xét ở 4 sinh cảnh: rừng trồng,
trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày. Xét về mức độ tác
động của con người ở 4 loại sinh cảnh này thì rừng trồng và trảng cỏ cây bụi ít chịu
tác động của con người hơn, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây ngắn chịu sự tác
động nhiều và thường xuyên hơn.
Theo kết quả từ nghiên cứu này cho thấy, sự thay đổi điều kiện môi trường
sống qua 4 loại sinh cảnh rừng trồng, đất trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm,
đất trồng cây ngắn ngày đã gây ra sự biến đổi trong quần xã ve giáp cả về mặt định
tính và định lượng. Sự thay đổi những đặc trưng của quần xã ve giáp thể hiện khá rõ
116
ở đa dạng lồi, cấu trúc nhóm lồi ưu thế, mức cân bằng về sự phát triển giữa các
loài trong quần xã và một số chỉ số sinh thái được phân tích cũng biến đổi nhạy bén.
Tuy nhiên theo những kết quả đã phân tích mở mục 3.2.1, nếu chỉ so sánh về
số lượng loài trong quần xã ở 4 loại sinh cảnh nghiên cứu thì sự chênh lệch khơng
thể hiện rõ nét. Điều này được phán đốn có liên quan đến đặc điểm mơi trường
sống ở mỗi sinh cảnh tại vùng nghiên cứu. Một lượng lớn các nghiên cứu chỉ ra
rằng, thảm phủ thực vật tạo điều kiện thuận lợi cho động vật chân khớp nhỏ bởi vai
trò giảm nhiệt độ, giữ độ ẩm và cung cấp thức ăn cho động vật đất [88], [97], [111],
[133]. Do đó khu hệ thực vật có ảnh hưởng quan trọng đến khu hệ động vật đất
thông qua việc làm biến đổi vi khí hậu [82], [113], [132], [160]. Sinh cảnh rừng
trồng và trảng cỏ cây bụi ít chịu tác động của con người hơn, thảm phủ thực vật ở
đây ít bị tác động. Sự ổn định này là một điều kiện có lợi đáng kể cho quần xã ve
giáp phát triển về đa dạng thành phần loài. Ở đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây
ngắn ngày, mức độ tác động của các hoạt động canh tác lớn hơn nhưng số lượng
lồi của quần xã ve giáp khơng chênh lệch đáng kể so với hai sinh cảnh trên. Điều
này có thể giải thích do đồng bằng sơng Hồng là một khu vực rộng lớn, hoạt động
nông nghiệp và cơ cấu cây trồng đa dạng làm cho môi trường đất phân hóa đa dạng.
Mặt khác Behan - Pelletier đã chỉ ra rằng ve giáp có thể nhạy cảm với các biển đổi
môi trường [79] và sự cày xới không ảnh hưởng đến ve giáp do ảnh hưởng tích cực
của ve giáp với độ ẩm đất [76]. Trên mỗi loại đất canh tác với hoạt động canh tác và
giống cây trồng đặc trưng quần xã ve giáp có những nhóm lồi đặc trưng. Do đó
quần xã ve giáp trên các sinh cảnh đất canh tác của vùng có mức độ đa dạng về
thành phần loài khá cao.
Theo những số liệu được đưa ra ở mục 3.2.1 cho thấy tính chất đặc trưng của
quần xã ve giáp ở mỗi sinh cảnh được thể hiện rõ nét ở thành phần loài của quần xã
bởi có 127 lồi ve giáp (chiếm 49,80% tổng số loài trên 4 sinh cảnh) chỉ được phát
hiện thấy trên một loại sinh cảnh. Trong đó có 36 lồi (chiếm 14,12% tổng số loài)
chỉ xuất hiện trên sinh cảnh rừng trồng, bao gồm: L. siefi, Epilohmannia sp.3, P.
pavlovskii, M. michaeliana, I. javensis, A. ardua, A. reticulata, H. collaris,
117
Hoplophorella sp.1, Hoplophorella sp.2, N. baviensis, N. silvestris, Hermanniasp.,
N. theleproctus, F. parva, Eremobelba sp., X. ismalia, P. granulata, A. arcualis
novaeguineae, S. ornata, D. nasali, D. varilobatus, O. duplicornutus duplicornutus,
O. duplicornutusdiscrepans, O. dubita, H. minusculus, E. samsinaki, P.
albialatus, Scheloribates sp.3, B. dalaweus, T. coronopubes, Pr.
gracilis,
Trachyoribates sp.1, N. aurantiacus, G. obvia, Galumnellasp.
Có 30 lồi (chiếm 11,76% tổng số lồi) chỉ có mặt ở sinh cảnh trảng cỏ cây
bụi, bao gồm:
H.
miutissimus,
Liochthonius
sp., E.
minuta pacifica,
Meristacarussp., N. montanus, H. similis, P. intermedius, Arcoppia sp.2, Arcoppia
sp.3, D. mutabilis, Otocepheus sp., Austrocarabodes sp., G. baccanensis, O. florens,
A. grandis, Campachipteriasp., P. neotropicus, O. sculpturata, F. calcaratus, C.
mediocris, S. kraepelini, S. matulisus, Vilhenabates sp., P. guttatoides, G. aba, G.
coronata, Galumna sp.,P. indivisa, P. nuda, T.subnuda.
Có 36 lồi (chiếm 14,12% tổng số lồi) chỉ có mặt ở đất trồng cây lâu năm,
bao gồm: A. africanus, H. javensis, H. pairathi, A. hyeroglyphica, H. floridae, H.
schauenbergi,A.
russeolus,
T.
angustirostrum,
N.
gracilis,
Crotonia
sp.,
Nanhermania sp., H. gladiata, Eremulus sp., H. sol, R. sengbuschi, B. biseriata, B.
shealsi, S. subtrigona, S. transrugosa, Dolicheremaeussp., F. elegans, T. elegans,
M.coronatus, F. philippinensis, C. cuspidodenticulatus, F. fuscipes, P.hexagonus, O.
gracilis, P. luteus, T.shibai, P. gressitti, A. upoluensis, G. discifera, P. kotschyi, P.
pertrichosa.
Có 25 lồi (chiếm 9,80% tổng số lồi) chỉ có mặt ở đất trồng cây ngắn ngày,
bao gồm: S. ciliosus, M. fungivorus, A. batsyler, Acotyledon sp., C. rodionovi,
Caloglyphus sp., A. sino, M. hauseri, T. setosus, Holonothrus sp.,A. curvispina, S.
hammeni, S. quinquenodosa, S. squamosa, M. reticulates, H. imitator, P. luminosus,
S. atahualpensis, S. cruciseta, S. grandiporosus, O. excavata, P. bisculpturatus, P.
yoshii, P. corolevuensis, P. longisetosa.
118
14.51
14.91
20.78
49.8
Loài chỉ xuất hiện ở 1 sinh
cảnh
Loài xuất hiện ở 2 sinh
cảnh
Loài xuất hiện ở 3 sinh
cảnh
Loài xuất hiện ở 4 sinh
cảnh
Hình 3.18: Đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp ở 4 sinh cảnh
Tỷ lệ loài ve giáp có mặt ở cả 4 sinh cảnh khơng cao nhưng tỷ lệ lồi ve giáp
chỉ có mặt ở một sinh cảnh khá cao. Đặc biệt đáng chú ý, nhóm ve giáp bậc thấp
thuộc nhóm Acaronychoidae thường chỉ được tìm thấy ở sinh cảnh đẩt trồng cây
ngắn ngày. Có 7 trong 8 lồi thuộc nhóm này chỉ được phát hiện thấy trên đất trồng
cây ngắn ngày mà không được tìm thấy ở các sinh cảnh còn lại. Do đó sự xuất hiện
119
của nhóm ve giáp này có thể được xem xét như một dấu hiệu để đánh giá mức độ
chịu tác động của môi trường.
Từ những số liệu đã đưa ra cũng cho thấy giữa các sinh cảnh quần xã ve giáp
có sự biến đổi về mật độ cá thể trung bình. Sự phát triển số lượng cá thể của các lồi
trong quần xã được phán đốn có liên quan đến tính chất của thảm thực vật và sự ổn
định của môi trường sống. Thành phần thực vật kém đa dạng, ít thay đổi ở sinh cảnh
trảng cỏ cây bụi làm cho mơi trường có tính chun hóa, thích hợp cho nhóm lồi
thích nghi phát triển vượt trội về số lượng cá thể và tạo ra giới hạn nhất định cho sự
đa dạng thành phần loài. Ngược lại cơ cấu cây trồng đa dạng nhưng thường xuyên
thay đổi theo mùa, vụ canh tác lại là yếu tố có lợi cho sự phát triển đa dạng loài
nhưng lại là yếu tố hạn chế đối với sự phát triển số lượng cá thể của loài trong quần
xã ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày.
Phân tích cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã ve giáp đã cho thấy ở mỗi
sinh cảnh quần xã có nhóm lồi ưu thế đặc trưng và rất ít có sự trùng lặp lồi ưu thế
giữa các sinh cảnh. Đặc biệt đáng chú ý loài P. monodactylus là loài ưu thế vượt
trội,số cá thể thu được của loài này chiếm gần 1/3 tổng số cá thể thu được trên sinh
cảnh. Sự phát triển vượt trội của lồi có thể gắn liền với sự phát triển của loài cây
đặc trưng ở sinh cảnh này cây xuyến chi. Do đó P. monodactylus có có thể coi là
lồi đặc trưng cho sinh cảnh đất trảng cỏ cây bụi. Tuy nhiên nếu đánh giá về khả
năng sử dụng loài như một chỉ thị sinh học thì cần nghiên cứu sâu hơn bởi cần
những thông tin cụ thể hơn nữa để xác định được lồi có thể được sử dụng như thế
nào. Trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu đi sâu hơn về vai trò chỉ thị của
một số lồi hay nhóm lồi. Chúng ta có một số thơng tin về nhóm lồi dễ bị tổn
thương bởi các hoạt động nơng nghiệp, đó là các lồi thuộc giống Tectocepheus và
một nhóm thuộc liên họ Northoidae và Ptyctimia. Tuy nhiên, những điều này chưa
đủ để có được thơng tin chính xác nhằm mơ tả về một cách thức sử dụng quần xã ve
giáp [113].
Những phân tích về chỉ số đồng đều J’ và chỉ số đa dạng H’ của quần xã ve
giáp ở các sinh cảnh đã cho thấy ở đất trồng cây ngắn ngày có mơi trường sống kém
120
ổn định và ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có hệ thực vật chun hố, mơi trường có
tính chất chọn lọc cao hơn đối với ve giáp. Những bất lợi này của mơi trường khiến
cho những lồi có tính mềm dẻo sinh thái caothích nghi và phát triển tốt hơn nhưng
đồng thời gây ức chế đối với loài kém thích nghi. Trong những trường hợp này sự
phát triển ưu thế của nhóm lồi thích nghi đã làm giảm mức độ đồng đều giữa các
loài trong quần xã.
So sánh quần xã ve giáp ở 3 sinh cảnh rừng trồng, đất trồng cây lâu năm, đất
trồng cây ngắn ngày cho thấy, các chỉ số định lượng được phân tích của quần xã ve
giáp bao gồm chỉ số J’, H’ và mật độ cá thể trung bình đều giảm theo mức độ gia
tăng của hoạt động canh tác ở mỗi sinh cảnh. Điều đó cho thấy kết quả của nghiên
cứu này cũng phù hợp với nhận định được đưa ra của nhiều nghiên cứu trước đó
rằng các hoạt động canh tác ảnh hưởng tiêu cực đến quần xã ve giáp, chúng làm
giảm sự đa dạng và phong phú của quần xã thông qua việc làm thay đổi thành phần
hữu cơ và đặc trưng môi trường đất [126].
So sánh mức độ tương đồng của quần xã ve giáp với mức độ chịu tác động của
hoạt động canh tác ở 3 sinh cảnh: trảng cỏ cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng
cây ngắn ngày cũng cho thấy mối liên quan mật thiết theo chiều hướng ở các sinh
cảnh chịu tác động ở mức độ càng gần nhau thì quần xã ve giáp càng có độ tương
đồng cao. Tuy nhiên khi đánh giá mức độ gần gũi của quần xã ve giáp trên sinh
cảnh rừng trồng với quần xã ve giáp trên các sinh cảnh còn lại thì cho thấy một
chiều hướng ngược lại hồn tồn. Điều đó cho thấy sự biến đổi của cấu trúc quần xã
ve giáp ở các sinh cảnh không phụ thuộc đơn thuần ở mức độ tác động mà phụ
thuộc vào loại nhân tố tác động và chúng được tác động như thế nào. Kết quả này
dường như ủng hộ cho một số nhận định đã được đưa ra trong một số nghiên cứu
truớc đâyrằng hoạt động canh tác nông nghiệp không ảnh hưởng đến quần xã ve
giáp thơng qua tác động cơ học mà nó gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự tác
động đến cấu trúc thảm thực vật, sự chuyển dời thảm thực vật theo vụ mùa thu
hoạch, q trình bón phân, thay đổi thành phần dinh dưỡng trong đất [76]. Quá trình
này gây ra sự biến đổi điều kiện vi khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ, thành phần dinh dưỡng
121
trong đất. Tất cả những yếu tố này đều gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên
quần xã ve giáp [113].
Như vậy, từ những số liệu đã thu được trong nghiên cứu này và những phân
tích được đưa ra cho thấy những đặc trưng trong cấu trúc quần xã có gắn liền với
điều kiện môi trường sống. Ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có thảm thực vật đặc trưng
và ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày chịu ảnh hưởng rõ rệt của hoạt động canh
tác nông nghiệp ở vùng quần xã ve giáp có những nhóm lồi đặc trưng, thể hiện rõ
nét. Những nhóm lồi này có tiềm năng nghiên cứu là nhóm sinh vật chỉ thị cho
sinh cảnh. Trong 4 sinh cảnh được nghiên cứu, sinh cảnh rừng trồng có điều kiện
môi trường sống ổn định và thuận lợi nhất cho sinh vật đất nói chung và nhóm ve
giáp nói riêng. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong những phân tích về cấu trúc
quần xã ve giáp. Ở sinh cảnh này, quần xã ve giáp được đánh giá có độ đa dạng và
ổn định nhất, các chỉ số sinh thái được xem xét đều ở mức cao nhất. Như vậy,những
đặc trưng trong cấu trúc quần xã ve giáp ở mỗi sinh cảnh gắn liền với đặc trưng của
môi trường sống ở sinh cảnh đó. Do đó kết quả nghiên cứu có ý nghĩa bổ sung thêm
dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng ve giáp làm sinh vật chỉ thị cho sự
biến đổi của môi trường sống.
3.4.2. Vai trò chỉ thị của quần xã ve giáp đối với biến đổi của loại đất, chế độ bón phân
Ở Việt Nam nói chung và ở vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng, quần xã ve
giáp đã được nghiên cứu trên 5 loại đất khác nhau. Tuy nhiên việc so sánh nhằm
làm rõ sự thay đổi của quần xã ve giáp ở các loại đất này cũng như mối quan hệ
giữa cấu trúc quần xã ve giáp và loại đất vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, đặc biệt
là sự so sánh cấu trúc định lượng của quần xã. Trong nghiên cứu này, quần xã ve
giáp ở vùng đồng bằng sông Hồng được nghiên cứu định lượng trên 4 loại đất, bao
gồm: đất phù sa chua mặn ven biển, đất phù sa trung tính, đất feralit mùn vàng đỏ
trên núi và đất xám bạc màu. Qua những kết quả và những phân tích đã được trình
bày trong mục 3.3 đã cho thấy, ở các loại đất khác nhau quần xã ve giáp có những
122
đặc trưng riêng, sự thay đổi của môi trường sống ở mỗi loại đất đã gây ra những ảnh
hưởng rõ rệt lên cấu trúc quần xã ve giáp.
So sánh số lượng loài của quần xã ve giáp ở 4 loại đất trên cho thấy sự chênh
lệch về số lượng loài của quần xã ve giáp giữa các loại đất lớn hơn so với sự chênh
lệch về số lượng loài trong quần xã giữa các sinh cảnh. Đất phù sa trung tính và đất
feralit mùn vàng đỏ trên núi có số lượng lồi đã xác định được nhiều hơn đáng kể so
với số lượng loài của quần xã ve giáp ở đất phù sa chua mặn ven biển và đất xám
bạc màu. Như vậy sự biến đổi của loại đất đã gây ra sự biến đổi về đa dạng thành
phần loài rõ ràng hơn so với sự biến đổi của sinh cảnh.
10.98
14.51
42.75
31.76
Loài chỉ xuất hiện ở 1 loại
đất
loài xuất hiện ở 2 loại đất
loài xuất hiện ở 3 loại đất
lồi xuất hiện ở 4 loại đất
123
Hình 3.19: Đặc điểm phân bố của quần xã ve giáp ở các loại đất được
nghiên cứu
Hình 3.19 là biểu đồ thể hiện đặc điểm phân bố của các loài ve giáp ở các loại
đất nghiên cứu. Tương tự kết quả so sánh về thành phần loài của quần xã ve giáp ở
các loại sinh cảnh khác nhau, kết quả so sánh thành phần loài của quần xã ve giáp ở
các loại đất khác nhau cũng cho thấy tỷ lệ loài cùng có mặt ở tất cả các loại đất
khơng cao (chiếm 10,98% tổng số lồi trên 4 nhóm đất) nhưng tỷ lệ loài chỉ xuất
hiện ở một loại đất lại cao (chiếm 42,75% tổng số loài ở 4 loại đất). Các lồi ve giáp
phân bố rộng thuộc các nhóm ve giáp bậc cao nhiều hơn các nhóm bậc thấp. Tính
đặc trưng trong thành phần loài của quần xã ve giáp ở mỗi loại đất thể hiện rõ bởi
có 109 lồi ve giáp trong danh sách này chỉ xuất hiện ở một loại đất mà khơng được
tìm thấy ở các loại đất khác. Cụ thể, có 15 lồi chỉ có mặt trên đất chua mặn ven
biển bao gồm: Liochthonius sp., E. minuta pacifica, Epilohmannia sp.2, A.
africanus, P. intermedius, F. laciniatus, Multioppia sp.2, Arcoppia sp.3, Str.
hammeni, S. squamosa, F. fuscipes, S. kraepelini, Vilhenabates sp., P. indivisa, P.
pertrichosa.
51 lồi ve giáp chỉ có mặt trên đất phù sa trung tính bao gồm: L. siefi, A.
batsyler, Acotyledon sp., C. rodionovi, Malacoangelia sp., Epilohmannia sp.3, H.
javensis, H. pairathi, P. aciculatus, P. pavlovskii, M. hauseri, M. michaeliana, A.
hyeroglyphica, H. collaris, H. floridae, Hoplophorella sp.2., T. angustirostrum, N.
gracilis, N. silvestris, Crotonia sp., Holonothrus sp., H. gladiata, Hermanniasp., F.
imitans, X. ismalia, H. sol, R. clavipectinata, R. sengbuschi, B. biseriata, B. shealsi,
S. madagascarensis, S. subtrigona, S. transrugosa, D. varilobatus, Austrocarabodes
sp., M. coronatus, Campachipteriasp., P. neotropicus, F. calcaratus, F.
124
philippinensis, C. cuspidodenticulatus, C. mediocris, O. gracilis, P.luminosus,P.
luteus, B. dalaweus, T. coronopubes, P. bisculpturatus, T. shibai, G. coronata, G.
discifera. Đặc biệt phần lớn các lồi thuộc 2 nhóm ve giáp bậc thấp Acaronychidae
và Acaridae đều có mặt trên đất phù sa trung tính nhưng rất ít xuất hiện trên các
nhóm đất còn lại.
28 lồi ve giáp chỉ có mặt trên đất feralit mùn vàng đỏ trên núi (chiếm 18,18%
tổng số loài trên loại đất này), bao gồm: M. fungivorus, A. sino, H. miutissimus, A.
reticulata, T. setosus, Nanhermania sp., Eremobelba sp., N. vietnamica, S. ornata,
S. quinquenodosa, Dolicheremaeussp., F. elegans, O. duplicornutusdiscrepans, G.
baccanensis, T. elegans, M. reticulates, O. sculpturata, P. hexagonus, H.
minusculus, S. matulisus, Scheloribates sp.3, O. excavata, Trachyoribates sp.1,
Trachyoribates sp.2, P. yoshii, N. aurantiacus, G. obvia, Galumna sp.
15 lồi ve giáp chỉ có mặt trên đất xám bạc màu (chiếm 19,74% tổng số loài
trên loại đất này), bao gồm: E. ovata, Meristacarus sp., H. schauenbergi,A. arcualis
novaeguineae, A. curvispina, D. mutabilis, Otocepheus sp., A. grandis, H. imitator,
O. dubita, O. pennata, O. prima, S. atahualpensis, P. guttatoides, P. corolevuensis.
Từ những số liệu đưa ra ở mục 3.3.2 cũng cho thấy, mật độ cá thể trung bình
của quần xã ve giáp ở các loại đất đã có sự biến đổi tuy khơng tương ứng với sự
biến đổi của số lượng loài trong quần xã. Quần xã ve giáp trên đất phù sa trung tính
có mật độ cá thể cao vượt trội và quần xã ve giáp ở 3 loại đất còn lại có mật độ cá
thể trung bình tương đương nhau. Với những phân tích đã được đưa ra ở mục 3.3.2
đã cho thấy sự phát triển của mật độ cá thể của quần xã được phán đoán liên quan
đến hàm lượng chất hữu cơ trong mơi trường đất.
Phân tích cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã ve giáp ở các loại đất nghiên
cứu cũng cho thấy cấu trúc nhóm lồi ưu thế thể hiện tính đặc trưng cao cho mỗi
loại đất bởi phần lớn các loài ve giáp chỉ ưu thế trên một loại đất. Ở đất chua mặn
ven biển có yếu tố nhiễm mặn đặc trưng, quần xã ve giáp kém đa dạng về thành
phần lồi hơn, tuy vậy ở đó quần xã ve giáp vẫn hình thành nhóm lồi ưu thế phát
triển ổn định với loài ưu thế nhất là loài C. deboissezoni.
125
Loài P. monodactylus là loài duy nhất ưu thế ở cả 4 loại đất nghiên cứu với
mức độ ưu thế khác nhau ở mỗi loại đất khác nhau. Ở đất phù sa trung tính và đất
feralit mùn vàng đỏ trên núi, lồi này có mức độ ưu thế tương đương nhau. Qua
những phân tích về cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã ve giáp theo loại sinh
cảnh đã cho thấy sự chênh lệch về mức độ phát triển ở các sinh cảnh khác nhau của
loài này thể hiện rõ rệt hơn so với sự chênh lệch qua các loại đất khác nhau. Điều đó
cung cấp thêm minh chứng cho thấy sự phân hố của mơi trường sống qua các loại
sinh cảnh được nghiên cứu ảnh hưởng lên cấu trúc quần xã ve giáp rõ nét hơn sự
thay đổi qua các loại đất được nghiên cứu. So sánh với cấu trúc nhóm lồi ưu thế
theo sinh cảnh, cấu trúc nhóm lồi ưu thế theo loại đất đồng đều hơn và khơng có
lồi ưu thế vượt trội. Điều đó cho thấy rằng ở vùng nghiên cứu, đối với ve giáp sự
biến đổi của môi trường sống theo sinh cảnh có tính chọn lọc nhiều hơn sự biến đổi
theo loại đất.
Phân tích các chỉ số J’ và H’ của quần xã ve giáp đã đưa ra ở mục 3.3.3 cho
thấy rõ hơn sự biến đổi của cấu trúc quần xã ve giáp ở 4 loại đất nghiên cứu. Ở đất
chua mặn ven biển và đất xám bạc màu, quần xã ve giáp kém đa dạng thành phần
loài hơn nhưng các loài trong quần xã phát triển đồng đều hơn. Ở đất phù sa trung
tính và đất feralit mùn vàng đỏ trên núi, quần xã ve giáp có số lượng lồi và các chỉ
số J’, H’ tương đương nhau, ít chênh lệch. Phân tích hệ số tương đồng của quần xã
ve giáp ở 4 loại đất được nghiên cứu cũng cho thấy quần xã ve giáp ở đất phù sa
trung tính và đất feralit mùn vàng đỏ trên núi có hệ số tương đồng cao nhất. So sánh
giữa 4 loại đất được nghiên cứu, đất phù sa trung tính và đất feralit mùn vàng đỏ
trên núi là 2 loại đất có tính chất đất giống nhau nhiều nhất. Chúng đều là những
loại đất giàu đạm, giàu mùn. Từ đó cũng dẫn đến cơ cấu cây trồng được canh tác
trên 2 loại đất này cũng có nhiều điểm giống nhau. Do đó, điều kiện môi trường
sống của quần xã ve giáp ở 2 loại đất này có nhiều điểm tương đồng nhất. Bởi vậy,
mức độ tương đồng lớn nhất của quần xã ve giáp ở 2 loại đất trên được chỉ ra trong
nghiên cứu này đã cho thấy vai trò quyết định của loại đất đối với cấu trúc quần xã
ve giáp. Mặt khác phân tích về cấu trúc nhóm lồi ưu thế của quần xã ve giáp đã