Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 256 trang )
Việc phân phối, sử dụng các nguồn tài chính phải đạt tới mục tiêu chuyển
dịch CCKT nơng nghiệp. Nếu q trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính
khơng gắn với q trình kiểm tra, giám sát thì mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng
nghiệp khó có thể thực hiện được. Đối tượng kiểm tra, giám sát của tài chính ở
đây chính là q trình tạo lập, huy động nguồn tài chính cũng như q trình phân
phối, sử dụng nó cho việc thực hiện các mục tiêu chuyển dịch CCKT nông
nghiệp. Vai trò kiểm tra, giám sát q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp
nhằm thu hút nguồn vốn đầy đủ, kịp thời cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp và
đồng thời phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn, gắn kết được việc sử dụng
vốn với kết quả đầu ra của q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp (nhằm xác
lập một CCKT nơng nghiệp hợp lý hơn, góp phần tăng giá trị gia tăng ngành nơng
nghiệp, ổn định đời sống người dân nơng thơn,...)
Bên cạnh đó, thơng qua vai trò kiểm tra, giám sát q trình sử dụng vốn
cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp, tài chính sẽ phát hiện ra những mặt được
và chưa được của q trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp điều chỉnh
việc huy động cũng như sử dụng vốn hợp lý hơn; hạn chế, ngăn chặn những sai
phạm nhằm đạt được các mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng nghiệp.
1.3. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
Giải pháp tài chính là hệ thống những biện pháp về tài chính được thực thi
bởi những chủ thể nhất định trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhằm
đạt được các mục tiêu phát triển KTXH.
1.3.1. Chi ngân sách nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp
Trong nền kinh tế, chi NSNN là cơng cụ tài chính chủ đạo để duy trì các
hoạt động thường xun của nhà nước và thực hiện chức năng quản lý vĩ mơ
nền kinh tế xã hội trong đó có mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng nghiệp.
48
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực
hiện các chức năng của Nhà nước theo những ngun tắc nhất định. Chi NSNN
bao gồm hai q trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
Chi NSNN phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực. Tuy nhiên, Nhà nước khơng thể bao cấp tràn lan qua NSNN mà phải tập
trung nguồn tài chính vào phạm vi đã hoạch định để giải quyết các vấn đề lớn
của đất nước trong từng thời kỳ. Nơng nghiệp hiện đang là một lĩnh vực đang
được Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển hàng đầu. Nhà nước đầu tư cho phát
triển nơng nghiệp chủ yếu được thực hiện thơng qua chi đầu tư phát triển. Chi
NSNN là những khoản chi khơng hồn trả trực tiếp. Các khoản cấp phát từ
NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người
nghèo,... khơng phải trả giá hoặc hồn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp
phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có
những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho
vay ưu đãi có hồn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc khơng có lãi.
Nội dung chi NSNN cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp ở nước ta:
Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật khu vực nơng
nghiệp, đặc biệt là hệ thống thủy lợi nâng cao năng lực tưới tiêu theo hướng
phục vụ sản xuất lớn, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giàn tưới nước tự động,
hệ thống tưới nước nhỏ giọt hiện đại cho những vùng thâm canh cây trồng với
diện tích lớn. Chi NSNN cần tăng cường cho các chính sách hỗ trợ giống cây
trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng
vùng, hỗ trợ vác xin phòng bệnh, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây
trồng, vật ni tạo ra những vùng chun mơn hóa sản phẩm nơng nghiệp có giá
trị cao đáp ứng u cầu thị trường.
49
Chi NSNN phải tạo ra sự thay đổi về cơ cấu đầu tư giữa các tiểu ngành
nơng nghiệp và từ đó tạo ra sự thay đổi CCKT giữa các ngành đó. Hiện nay,
trong CCKT ngành nơng nghiệp thì mức độ đóng góp của ngành trồng trọt vào
tổng GDP của ngành nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Vì vậy, để tạo ra
CCKT hợp lý thì trong cơ cấu nội bộ ngành nơng nghiệp cần phải ưu tiên đầu tư
cho ngành chăn ni, ngành thủy sản nhằm tận dụng những lợi thế về tài ngun
thiên nhiên cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của thị trường
trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, trong tiểu ngành trồng trọt, chi NSNN cần
phải đầu tư theo hướng ưu tiên phát triển cây cơng nghiệp, rau màu; trong ngành
thủy sản phải ưu tiên đầu tư ni trồng và đánh bắt thủy sản xa bờ. Trong ngành
chăn ni, ưu tiên đầu tư cho chăn ni đại gia súc, gia cầm tập trung theo mơ
hình trang trại, gia trại; phát triển cơng nghệ chế biến thực phẩm. Trong ngành
lâm nghiệp phải chú trọng đầu tư trồng mới rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng
kết hợp với cơng nghệ khai thác, chế biến lâm sản hợp lý. Những nội dung ưu
tiên chi NSNN cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp theo xu hướng này sẽ khuyến
khích việc khai thác những thế mạnh sẵn có của từng địa phương, thực hiện sản
xuất hàng hóa lớn, tăng ứng dụng khoa học cơng nghệ nâng cao giá trị sản xuất
ngành nơng nghiệp và tạo ra CCKT hợp lý.
Chi NSNN cũng cần phải tăng cường đầu tư cho khoa học cơng nghệ,
ứng dụng cơng nghệ trong khâu hoạch và sau thu hoạch, đặc biệt ưu tiên đầu tư
cho cơng nghệ chế biến nơng sản. Có như vậy mới nâng cao năng suất lao động,
giá trị kinh tế cho những sản phẩm nơng nghiệp, tạo sự dịch chuyển lao động từ
khu vực nơng nghiệp sang khu vực cơng nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, nội dung chi NSNN cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp phải
được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý với điều kiện cụ thể ở từng địa
phương và từng vùng.
Cơ chế tác động của chi NSNN đến chuyển dịch CCKT nơng nghiệp là
vừa tạo nguồn vốn thực hiện, vừa định hướng, vừa lơi kéo sự tham gia đầu tư
của tồn xã hội cho q trình này.
50
Cơ chế phân bổ: Chính phủ sử dụng cơng cụ chi NSNN để tác động đến
chuyển dịch CCKT nơng nghiệp được thực hiện qua 2 kênh quan trọng là phân
bổ chi ngân sách và các chương trình mục tiêu quốc gia. Thơng qua 2 kênh này,
Chính phủ có thể tác động trực tiếp tới các mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng
nghiệp bằng cách sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tư vào những vùng, những
ngành nghề, lĩnh vực cần thúc đẩy nhanh sự phát triển. Đặc biệt, bằng cách ưu
tiên nguồn vốn lớn từ NSNN cho các chương trình mục tiêu được thiết kế cho
từng mục tiêu cụ thể như chương trình xây dựng nơng thơn mới; chương trình
trồng mới 5 triệu ha rừng; chương trình 135; chương trình đầu tư hạ tầng ni
trồng thủy sản, giống thủy hải sản, cây trồng, vật ni, cây lâm nghiệp... đã tạo
ra tác động tổng thể trên nhiều mặt đối với chuyển dịch CCKT nơng nghiệp. Cơ
sở vật chất hạ tầng khu vực nơng nghiệp như hệ thống thủy lợi, đê điều, giao
thơng nơng thơn, trường học, bệnh viện, hệ thống chợ nơng thơn,... được nâng
cấp và cải thiện rõ rệt. Đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực trong CCKT nội
bộ từng ngành trồng trọt, chăn ni, thủy sản và lâm nghiệp; tạo điều kiện nâng
cao đời sống và thu nhập cho người dân nơng thơn.
Ngồi ra, thơng qua hàng loạt các chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực nơng
nghiệp như tín dụng ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, bảo
hiểm nơng nghiệp, đào tạo nghề nơng thơn,...chi NSNN đã thực hiện vai trò hỗ
trợ, định hướng và thu hút nguồn vốn đầu tư của tồn xã hội cho phát triển nơng
nghiệp.
Cơ chế quản lý sử dụng:
Chi NSNN cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp có phạm vi rất rộng, trong
khi đó nguồn thu NSNN lại hạn chế, vì vậy, để đảm bảo thực hiện phân bổ
nguồn chi NSNN theo ngun tắc tiết kiệm, hiệu quả thì đòi hỏi phải có cơ chế
quản lý sử dụng nguồn chi NSNN cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp.
51
Trước hết, thơng qua việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù
hợp với từng đối tượng, nội dung chuyển dịch CCKT nơng nghiệp sẽ là căn cứ
pháp lý cho việc thực hiện quản lý các nội dung chi theo đúng đối tượng, đúng
mục đích. Mục tiêu cơ bản của quản lý sử dụng nguồn vốn NSNN là đảm bảo
phân bổ, cấp phát và sử dụng nguồn vốn cho q trình chuyển dịch CCKT nơng
nghiệp một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Cơ chế quản lý sử dụng vốn
ngân sách thể hiện qua việc:
+ Phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở
dự tốn, định mức chi đã xác định. Trên cơ sở dự tốn chi đã được duyệt và các
chế độ chi NSNN hiện hành, cơ quan chức năng về quản lý NSNN phải hướng
dẫn một cách cụ thể, rõ ràng cho các đơn vị thi hành.
+ Đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ tránh
mọi kẽ hở gây lãng phí, tham ơ làm thất thốt nguồn vốn NSNN. Tổ chức các
hình thức cấp phát vốn thích hợp với sự thay đổi về cơ chế quản lý và thực tiễn
chuyển dịch CCKT nơng nghiệp ở các địa phương. Trên cơ sở đó qui rõ trách
nhiệm và quyền hạn của các đơn vị có liên quan đến các hình thức cấp phát đó
nhằm tăng tính thống nhất cho việc thực hiện.
+ Hướng dẫn các đơn vị làm tốt chế độ hạch tốn kế tốn áp dụng cho các
đơn vị sử dụng NSNN; đảm bảo việc hình thành nguồn kinh phí và việc sử dụng
kinh phí đều phải minh bạch, rõ ràng; tính đúng, tính đủ và tính chính xác, kịp
thời nguồn vốn cho từng nội dung chuyển dịch CCKT nơng nghiệp để làm tốt
cơng tác dự báo, điều chỉnh nguốn vốn ngân sách cho chuyển dịch CCKT nơng
nghiệp.
Cơ chế kiểm tra, giám sát:
Để đảm bảo ngun tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi NSNN
cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp, việc kiểm tra, giám sát q trình sử dụng
các khoản vốn, kinh phí do NSNN cấp phát được thực hiện một cách thường
xun và liên tục có hệ thống.
52
Cơ chế kiểm tra, giám sát q trình chi ngân sách cho lĩnh vực nơng
nghiệp được thực hiện bằng cách:
+ Thường xun kiểm tra kết hợp với giám sát tình hình nhận và sử dụng
kinh phí tại mỗi đơn vị được cấp sao cho việc sử dụng kinh phí phải đảm bảo
theo đúng dự tốn, đúng định mức tiêu chuẩn của chế độ chi NSNN hiện hành.
+ Thực hiện việc kiểm tra, giám sát qua từng nghiệp vụ chi; kiểm tra theo
định kỳ thơng qua thẩm định các báo cáo tài chính của các đơn vị được cấp phát
kinh phí; kiểm tra đột xuất tại các đơn vị nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm
nhằm xử lý kịp thời tránh tình trạng thất thốt vốn ngân sách, sử dụng sai mục
đích.
+ Kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả chi NSNN cho chuyển dịch CCKT nơng
nghiệp dựa trên quan điểm tồn diện. Xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi
khoản chi thường xun tới các mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng nghiệp trong
mối quan hệ với tình hình kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Từ đó có
những điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng vốn ngân sách cho lĩnh vực nơng
nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương, vùng lãnh thổ.
Với cơ chế tác động như trên, vai trò của chi NSNN đối với chuyển dịch
CCKT nơng nghiệp được thể hiện chủ yếu qua phần chi NSNN cho đầu tư phát
triển ở các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, chi đầu tư phát triển từ NSNN tạo cơ sở vật chất để thực hiện
q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp.
53
Cơ sở hạ tầng kinh tế có vai trò rất quan trọng, nó tạo ra mơi trường, tạo
điều kiện, động lực để thúc đẩy phát triển KTXH. Điều này lại càng quan trọng
hơn đối với lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn – đang rất cần sự đầu tư cho cơ sở
vật chất vốn thiếu thốn và nghèo nàn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi
một lượng vốn rất lớn nhưng khó có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn với
thời gian dài. Đây là trở ngại lớn trong việc thu hút đầu tư, đòi hỏi chủ thể chính
đầu tư cho lĩnh vực này phải là Nhà nước thơng qua hoạt động chi đầu tư phát
triển. Các nhà đầu tư chỉ có thể đầu tư vào những ngành, những vùng mà kết cấu
hạ tầng KTXH đã phát triển đến một mức độ nhất định. Vì vậy, Nhà nước thơng
qua hoạt động chi đầu tư để xây dựng hệ thống thủy lợi, điện chiếu sáng, mạng
lưới giao thơng, trường học, bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu... sẽ thúc đẩy
nhanh q trình thực hiện điện khí hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa,
nâng cao năng suất cây trồng, vật ni...tạo nguồn ngun liệu cũng như những
điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ ở nơng thơn, cơng nghiệp
chế biến các mặt hàng nơng, lâm, thủy, hải sản.
Thứ hai, chi NSNN góp phần thúc đẩy q trình phân bổ lại các nguồn lực
tài chính trong lĩnh vực nơng nghiệp.
54
NSNN có vai trò chủ đạo và chi phối các kênh tài chính khác. Để thúc đẩy
hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, Nhà nước phân bổ nguồn lực cho
các lĩnh vực, địa bàn then chốt, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát
triển KTXH khu vực nơng thơn. Ngồi việc đầu tư cho phát triển KTXH khu vực
nơng nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa khu vực thành thị và nơng thơn thì
chi NSNN cho lĩnh vực nơng thơn còn nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hiện nay, khu
vực này đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhân lực, khoa học – kỹ thuật... Để
đạt được mục tiêu đó thì Nhà nước phải là người tiên phong đầu tư cho lĩnh vực
này. Thơng qua việc phân bổ nguồn lực một cách trực tiếp vào các dự án, chương
trình mục tiêu quốc gia, chi NSNN thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học,
ứng dụng cơng nghệ mới vào trong sản xuất nơng nghiệp, định hướng đầu tư
cho các chủ thể khai thác những lĩnh vực mới mẻ đầy tiềm năng. Trong các lĩnh
vực sản xuất có nhiều rủi ro, NSNN đầu tư, hỗ trợ để khuyến khích, lơi kéo sự
tham gia phân bổ nguồn lực của các thành phần kinh tế khác. Khu vực nơng thơn
có một lực lượng lao động dồi dào, tài ngun đất, nước, động, thực vật phong
phú nhưng chưa được khai thác đúng mức. Bằng hoạt động phân bổ nguồn lực
trên diện rộng, tác động đến nhiều lĩnh vực, chi NSNN đảm bảo tính hợp lý
trong việc phát triển giữa các vùng miền và tạo điều kiện khai thác nguồn lực ở
khu vực nơng nghiệp một cách hợp lý. Chi NSNN ln giữ vai trò chủ đạo và
định hướng cho các thành phần kinh tế khác đầu tư theo những mục đích đã định.
Thứ ba, chi NSNN tác động trực tiếp đến q trình chuyển dịch CCKT
nơng nghiệp.
55
Trong tất cả các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp thì nguồn
vốn từ NSNN có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngồi vai trò định
hướng và tạo cơ sở vật chất cho q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp thì chi
NSNN có tác động trực tiếp đến đời sống KTXH của khu vực nơng thơn. Thơng
qua các chương trình cụ thể, Nhà nước chi cho từng ngành, từng lĩnh vực khác
nhau để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo tính cơng bằng xã hội.
Nhà nước có thể hỗ trợ vốn trực tiếp cho người dân thơng qua các đồn thể, quỹ,
hội nơng dân tập thể; chi cho phòng chống thiên tai, chi bảo vệ mơi trường; hoặc
thực hiện việc trợ giá nơng sản, trợ cấp cho người dân khi gặp phải rủi ro, dịch
bệnh trong sản xuất nơng nghiệp.
Ngồi ra, Nhà nước còn chi trực tiếp cho các chủ thể kinh tế để đảm bảo
các điều kiện sản xuất kinh doanh dịch vụ trong khu vực nơng nghiệp. Các yếu
tố "đầu vào" và "đầu ra" của ngành nơng nghiệp được hình thành đồng bộ về
vốn, lao động, vật tư và tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống thị trường. Với chức
năng phân bổ nguồn lực và phân phối lại thu nhập trong xã hội, chi NSNN sẽ tài
trợ về vốn, các cơng nghệ thiết bị hiện đại, phân bón, thuốc trừ sâu, cây, con
giống...để hỗ trợ nơng dân, các DN đầu tư sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tìm
thị trường tiêu thụ tốt, nâng cao sức cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và
quốc tế. Qua đó, thúc đẩy việc xác lập CCKT mới tiên tiến, hiện đại, phù hợp
với xu thế chuyển dịch CCKT nơng nghiệp.
Thứ tư, chi NSNN góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, đảm bảo phát
triển nơng nghiệp một cách bền vững.
Trong q trình thực hiện chi NSNN cho chuyển dịch CCKT nơng nghiệp,
ngồi hiệu quả kinh tế cần phải đạt được thì tác động của chi NSNN còn phải
tính đến những hiệu quả về mặt xã hội. Một trong những mục tiêu của q trình
CNH HĐH đất nước là rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa khu
vực nơng thơn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng và chi NSNN góp phần
thúc đẩy mục tiêu này được diễn ra nhanh hơn.
56
Chi NSNN góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thu hút đầu tư vào khu vực
nơng thơn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực này. Tuy
nhiên cùng với mức sống của người dân nơng thơn được cải thiện thì mơi trường
sinh thái, các giá trị văn hóa, tinh thần của khu vực nơng thơn vẫn phải được tơn
trọng. Đây là những yếu tố của sự phát triển bền vững. Chi NSNN có tác động
khai thác tiềm năng tài ngun thiên nhiên, định hướng phát triển khu vực nơng
nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp, tăng tỷ trọng ngành cơng
nghiệp và dịch vụ, tác động để hạn chế sự phát triển khơng đồng đều, giảm
thiểu sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng lãnh thổ.
Bên cạnh những tác động tích cực của chi NSNN, giải pháp này cũng có
thể gây ra những tác động tiêu cực, nếu q trình phân bổ nguồn chi khơng được
sử dụng đúng cách. Việc gia tăng chi tiêu có thể khơng đạt được kết quả như
mong muốn nếu chi khơng đúng đối tượng, khơng phù hợp với u cầu thực tế
và nguồn vốn khơng được quản lý tốt. Các hiện tượng lãng phí, trục lợi cá nhân,
phi hiệu quả có thể là những hậu quả xảy ra trong chi tiêu.
Ngồi ra, chi NSNN có đặc điểm khơng hồn trả trực tiếp là chủ yếu, do
đó có thể tạo ra sự ỷ lại, trơng chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, khơng
phát huy được hiệu quả sử dụng vốn cũng như khơi dậy ý thức chủ động khai
thác những tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế nơng nghiệp,
thúc đẩy chuyển dịch CCKT nơng nghiệp. Chính vì vậy, sự cần thiết để đảm
bảo cho cơng cụ này phát huy tác dụng là lồng ghép nguồn vốn chi NSNN với các
nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng nghiệp. Đồng
thời cần gắn hoạt động chi NSNN với việc quản lý nguồn lực hiệu quả.
57
Nếu thực hiện tốt giải pháp chi NSNN cho q trình chuyển dịch CCKT
nơng nghiệp thì các mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng nghiệp được giải quyết
tốt (đẩy mạnh việc chun mơn hóa sản xuất, tạo ra sự đa dạng về sản phẩm
nơng nghiệp dựa trên việc khai thác thế mạnh của các địa phương, hình thành
nền sản xuất hàng hóa lớn,..). Khi các mục tiêu chuyển dịch CCKT nơng nghiệp
được giải quyết tốt, giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng sẽ tạo điều kiện động
viên nguồn thu vào NSNN – cơ sở để tiếp tục thực hiện chi NSNN cho lĩnh vực
nơng nghiệp.
1.3.2. Tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời gian nhất định, theo thỏa thuận bên đi vay có trách nhiệm hồn trả
vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh tốn [20, tr101].
Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tiền hoặc tài sản trên cơ sở có
hồn trả mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm lẫn
nhau. Trong đó, sự hồn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng, là
ngun tắc để phân biệt phạm trù tín dụng với cấp phát của NSNN.
Ngun tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm
bảo cho các TCTD duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Các TCTD phải lành
mạnh hóa hoạt động cho vay của mình bằng cách thực hiện tốt việc kiểm tra
khả năng hồn trả vốn vay của người xin vay trước khi cho vay, đảm bảo tính
độc lập trong q trình kiểm tra, kiểm sốt, tn thủ quy trình cho vay, cho vay
chỉ tiến hành trên cơ sở đảm bảo theo đúng quy định. Ngun tắc cơ bản để các
TCTD đảm bảo an tồn trong hoạt động cho vay là:
58