Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 273 trang )
thực tiễn về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trong các trường đại
học. Các cơng trình khoa học cũng chưa có những khảo sát đánh giá về thực
trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại
học, đặc biệt là đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các
trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Các cơng trình khoa học cũng chưa đề xuất được nhiều giải pháp hiệu quả
nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại
học, trong đó có sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi
phía Bắc. Qua đó, còn một số “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn mà
các nhà khoa học đi trước chưa đề cập tới, để luận án tục nghiên cứu trên
góc độ cơng tác tư tưởng. Cụ thể như sau:
Luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận về đổi mới phương
pháp giáo dục LLCT cho sinh viên dưới góc tiếp cận của cơng tác tư tưởng.
Luận án khái qt, hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp
giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. Trong
đó trọng tâm xây dựng bộ khung lý thuyết về đổi mới phương pháp giáo dục
lý luận chính trị trong các trường đại học như: mục tiêu, ngun tắc, nội
dung đánh giá sự đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các
trường đại học.
Luận án nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới phương
pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du,
miền núi phí Bắc nước ta trong q trình đổi mới căn bản tồn diện, giáo
dục đào tạo hiện nay. Luận án nghiên cứu q trình đổi mới phương pháp
giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi
phía Bắc nước ta trong điều kiên học theo học chế tín chỉ và thực hiện tích
hợp các mơn lý luận chính trị trị theo Quyết định 52/2008/QĐBGD&ĐT
ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo về chương trình các
mơn LLCT trình độ đại học cao đẳng dùng cho sinh viên khối khơng chun
ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu, chỉ rõ một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đổi
mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực
trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian tới.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường
đại học
1.1.1. Khái niệm lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị cho
sinh viên các trường đại học
1.1.1.1. Lý luận chính trị
Lý luận.
Lý luận là sự khái qt những kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp
những tri thức về tự nhiên và xã hội được tích lũy trong q trình hoạt động
lịch sử của con người, phản ánh mối liên hệ bản chất, mang tính quy luật
của sự vật, hiện tượng của một lĩnh vực nào đó của hiện thực khách quan
và có vai trò hướng dẫn hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý
luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của lồi người, là sự tổng hợp
những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại qua q trình lịch sử” [95,
tr. 497]. Lý luận Mác Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách
mạng của giai cấp cơng nhân thế giới. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm
việc, Hồ Chí Minh nói một cách cụ thể: "Lý luận là đem thực tế trong lịch
sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ
lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế"
[94, tr. 233].
Lý luận được khái qt từ những kinh nghiệm thực tiễn, nh ưng lý
luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận thể
hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật. Khác với kinh
nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái qt cao. Nhờ đó, nó đem
lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các
sự vật, hiện tượng khách quan. Tri thức lý luận thể hiện tính chân lý sâu
sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc
hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn
nhiều so với tri thức kinh nghi ệm. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ:
“Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng minh
được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy
sự vận động bề ngồi chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên
trong thực sự” [94, tr. 343].
Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống tri thức chặt chẽ mang tính
trừu tượng, hệ thống, khái qt, đúc kết từ thực tiễn, được diễn đạt thơng
qua các khái niệm, phạm trù, ngun lý, quy luật... phản ánh bản chất sự
vận động, biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, được hình
thành trong mối quan hệ với thực tiễn.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Lý luận là tổng kết có hệ thống
những kinh nghiệm của lồi người phát sinh từ thực tiễn để chi phối và cải
tạo thực tiễn” [143, tr.496].
Như vậy, thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý, là căn cứ để kiểm
chứng tính đúng đắn của lý luận. Mọi lý luận đều phải trở lại thực tiễn và
được thực tiễn kiểm chứng. Tác dụng và sức sống của lý luận phụ thuộc
vào khả năng của chính nó trong việc khái qt bản chất của hiện thực
khách quan từ vơ số các hiện tượng cụ thể; phụ thuộc vào chỗ nó thúc đẩy
sự tiến bộ của lịch sử, sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…