Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.86 KB, 53 trang )
Trong khóa luận các năm trước đã có một số cơng trình nghiên cứu giải pháp
nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi cơng trình nghiên
cứu lại có sự khác nhau về đặc điểm cơng ty, mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất
khẩu nên hoạt động xuất khẩu của mỗi công ty là khác nhau với các ưu nhược điểm
nhất định.
-
“Nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm gỗ của doanh nghiệp tư nhân Hưng Hằng”,
2014 của Đào Minh Thủy, luận văn tốt nghiệp, Viện Thương Mại và Kinh Tế Quốc
Tế- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Luận văn đã sử dụng số liệu của doanh
nghiệp Hưng Hằng trong thời gian từ 2011 đến 2013 và phương pháp nghiên cứu sử
dụng số liệu thứ cấp, so sánh và phân tích biểu mẫu sơ đồ. Qua đó, tác giả đã chỉ ra
những điểm mạnh của doanh nghiệp như: chất lượng sản phẩm đạt với tiêu chuẩn
đề ra của khách hàng, có nguồn hàng ổn định; quy trình xuất khẩu ít xảy ra sai
phạm; giám đốc và các nhân viên là những người có chun mơn về nghiệp vụ
ngoại thương và có kinh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu; còn điểm yếu của
doanh nghiệp là: chưa có phòng thiết kế, nguồn vốn của doanh nghiệp còn gặp
nhiều khó khăn, cơng nghệ sản xuất còn hạn chế, tiếp cận thị trường còn yếu.
Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các nhóm giải pháp: bổ sung và nâng cao hoạt động
phát triển và nghiên cứu thị trường, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao tay
-
nghề cho nhân viên.
“Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng quần áo và bít tất của cơng ty
TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng vào thị trường Mỹ” năm 2015 của Hoàng Thị Nga,
luận văn tốt nghiệp khoa Thương Mại Quốc Tế- Trường Đại học Thương Mại. Đề
tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thơng tin, phân tích dữ liệu thứ cấp,
lập bảng thống kê, biểu đồ, so sánh và sử dụng số liệu kinh doanh của công ty trong
khoảng thời gian từ 2013-2015. Qua phân tích thực trạng xuất khẩu tác giả đã chỉ ra
một số ưu điểm của công ty: đa dạng mặt hàng kinh doanh, liên tục tìm kiếm và mở
rộng thị trường, máy móc cùng dây chuyền sản xuất đã được cải tiến hiện đại, giữ
vững thị phần trong thị trường Mỹ và EU và một số hạn chế: trình độ của đội ngũ
nhân viên còn thấp, chưa có phòng marketing, cơ cấu lao động chưa hợp lý, cơng
tác thiết kế sản phẩm còn hạn chế. Trên sơ sở đó, tác giả đề ra một số giải pháp: bổ
6
sung sự thiếu hụt về nhân viên kinh doanh am hiểu thị trường, đẩy mạnh hoạt động
-
xuất khẩu trực tiếp, chú trọng về nguồn vốn của công ty.
“Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của cơng ty May 10”, 2009 của
Hồng Anh Tuấn, luận văn tốt nghiệp, Viện Thương Mại và Kinh Tế Quốc TếTrường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân
tích tài liệu, thống kê, so sánh và số liệu từ tại doanh nghiệp từ năm 2006-2009. Tác
giả đề tài đã chỉ ra những điểm mạnh của doanh nghiệp: năng lực sản xuất lớn, chất
lượng khơng ngừng được nâng cao, hệ thống máy móc day chuyền hiện đại, có hiệu
suất cao, số lượng lao động dồi dào có năng lực; và nhìn nhận những điểm còn tồn
tại của doanh nghiệp: cơng tác chuẩn bị và điều hành chưa thực sự tốt, thiếu thông
tin của các nhà thầu phụ cung cấp nguyên vật liệu, công tác kỹ thuật vẫn còn những
sai xót, cơng tác thiết kế mẫu còn chưa được quan tâm nhiều. Trên cơ sở đó tác giả
đưa ra những giải pháp: hồn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, sử dụng chính
sách thu hút vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tổ chức tốt hệ thống thông
1.3.
tin, tăng cường hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường.
Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn làm bài báo cáo tốt nghiệp của mình với
đề tài “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu vật liệu xây dựng sang thị trường Hàn
Quốc của công ty cổ phần xây dựng-XNK và hoàn thiện Ánh Dương”.
1.4. Các mục tiêu nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu chung
Đánh giá và phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu vật liệu xây dựng của
CTCP xây dựng-XNK và hoàn thiện Ánh Dương tại thị trường Hàn Quốc trong
khoảng thời gian qua (2015-2017), những tồn tại và nguyên nhân. Trên cơ sở đó
đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại thị trường
Hàn Quốc.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá và phân tích khái quát thực trạng xuất khẩu vật liệu xây dựng của công ty
-
cổ phần xây dựng-XNK và hoàn thiện Ánh Dương trong các năm 2015-1017.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu vật liệu xây dựng sang thị trường Hàn
-
Quốc.
Phân tích tồn tại và nguyên nhân trong việc kinh doanh XK vật liệu xây dựng sang
thị trường Hàn Quốc
7
-
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
8
1.5.
-
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu vật liệu xậy dựng của CTCP xây
dựng-XNK và hoàn thiện Ánh Dương.
- Thời gian: số liệu liên quan chủ yếu từ năm 2015 đến 2017.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ của công ty trong những năm gần
đây: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình
kinh doanh của cơng ty, …
Thu thập thơng tin, số liệu trên các trang web và các sách tham khảo có liên quan.
1.6.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh
giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp
dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của
các chỉ tiêu, phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng hoặc 2 chỉ tiêu. Các chỉ tiêu hay đại
lượng phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính tốn, về thời gian, về đơn vị
đo lường. Tùy thuộc vào mục tiêu phân tích, nhưng thường người ta sử dụng chủ
yếu 2 tiêu thức so sánh. Một là so sánh thực tế đạt được với kế hoạch, so sánh giữa
số liệu thực tế kỳ này với một hoặc nhiều thực tế kỳ trước để xác định xu hướng hay
tốc độ phát triển. Hai là, kỹ thuật so sánh, so sánh tuyệt đối là việc xác định chênh
lệch giữa trị số, giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc cho thấy sự biến
động về số tuyệt đối của đối tượng; còn so sánh tương đối là việc xác định phần
tram tang giảm giữa các kỳ thực tế so với kỳ gốc. Phương pháp so sánh tương đối,
tuyệt đối và tỷ trọng để phân tích, đánh giá các tiêu chí của doanh nghiệp qua các
1.7.
năm và trong cùng một năm.
Kết cấu luận văn: gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài nâng cao hiệu quả xuất khẩu vật liệu
xây dựng của công ty cổ phần xây dựng-XNK và hoàn thiện Ánh Dương tại thị
trường Hàn Quốc.
Chương 2: tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của doanh nghiệp.
Chương 3: phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 4: Các kết luận và đề xuất
9
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
DOANH NGHIỆP
2.1. Một số lý luận chung về xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là q trình bn bán, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
giữa các quốc gia khác nhau trên cơ sở thanh tốn bằng tiền tệ, với mục đích là lợi
nhuận. Tiện tệ có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu làm phát huy lợi thế quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ
cấu sản xuất. Hoạt động xuất khẩu góp phần giải quyết vấn đề về việc làm, tạo
nguồn thu nhập, nâng cao mức sống và trình độ của người lao động. Hoạt động xuất
khẩu nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế. Để đánh giá uy tín cảu
một quốc gia, người ta thường dựa vào 4 điều kiên: GDP, lạm phát, thất nghiệp và
cán cân thanh toán quốc tế. Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tế, góp
phần làm cân bằng cán cân thanh tốn. Hoạt động xuất khẩu cũng làm tăng tích lũy
ngoại tệ của quốc gia.
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu của doanh nghiệp
- Xuất khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp và đối tác mua hàng sẽ quan hệ trao đổi mua bán
trực tiếp với nhau (bằng cách gặp măt, qua thư từ, điện tín, …) để bàn bạc thỏa
thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. Sau khi đã thống nhất các
điều kiện lien quan, các bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp. Hợp đồng ký kết
giữa hai bên xuất khẩu, nhập khẩu phải phù hợp với luật lệ của mỗi quốc gia cũng
-
như thông lệ mua bán quốc tế.
Xuất khẩu ủy thác: đây là hình thức kinh doanh mà trong đó đơn vị XNK đóng vai
trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất, tiến hành đàm phán ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với đối tác bên ngồi. Xuất khẩu ủy thác hình thành giữa
một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu tham gia xuất khẩu hàng hóa nhưng lại
khơng có chức năng tham gia vào hoạt động xuâtkhẩu trực tiếp và phải nhờ đến một
10
doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu được doanh nghiệp có nhu cầu ủy quyền.
-
Doanh nghiệp xuất khẩu trung gian này phải làm thủ tục và được hưởng hoa hồng.
Gia cơng hàng xuất khẩu: là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất
(chủ yếu là máy móc, ngun vật liệu) từ cơng ty nước ngồi về để sản xuất hàng
hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng và nhận thù lao. Hàng hóa làm ra sẽ được
xuất khẩu ra nước ngồi theo chỉ định của cơng ty đặt hàng. Cũng có thể nói rằng,
gia cơng xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới
dạng được sử dụng (được thể hiện trong hàng hóa) chứ khơng phải dưới dạng xuất
-
khẩu nhân cơng ra nước ngồi.
Tạm nhập tái xuất: là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua hàng của
một nước, nhập về Việt Nam, sau đó tái xuất sang một nước khác mà khơng cần qua
chế biến tại Việt Nam. Hàng hóa có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và sau đó
-
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Buôn bán đối lưu: người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng
xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu
-
liên kết, hay hàng đổi hàng.
Xuất khẩu tại chỗ: người xuất khẩu Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước
ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ
Việt Nam. Hay nói cách khác xuất khẩu theo hình thức này hàng hóa khơng di
chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng cho các khu chế xuất hoặc các
doanh nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước.
2.2. Một số lý luận về hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả xuất khẩu hàng hóa
Trong kinh tế, hiệu quả là mục đích thường xuyên, xuyên suốt và cuối cùng
của mọi hoạt động. Trong khoa học và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan
hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu được với chi phí
nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Hiệu quả xuất khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các
yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu như: lao động, vốn, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu,.., để đạt được các mục tiêu kinh doanh xuất khẩu.
2.2.2. Ý nghĩa của hiệu quả xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu
11