Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.89 KB, 40 trang )
mua một sản phẩm nào đó họ ln so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được.
Lợi thế cạnh tranh hướng tới điều này.
Một doanh nghiệp gọi là có lợi thế cạnh tranh khi mà lợi nhuận nó có được lớn
hơn lợi nhuận trung bình ngành.
Khi đi tìm lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải so sánh với các đối thủ của
mình để tìm xem mình mạnh ở điểm nào. Lợi thế cạnh tranh này phải xuất phát từ
năng lực của doanh nghiệp mà đối thủ không có vì vậy khó bắt chước theo. Trong
trường hợp doanh nghiệp khơng có năng lực gì nổi trội so với đối thủ thì phải lựa
chọn yếu tố trọng tâm tránh trọng tâm của đối thủ.
2.1.2.2. Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter
Theo Michael Porter có 3 chiến lược cơ bản như sau:
Dẫn đầu về chi phí
Giải pháp của doanh nghiệp là giảm tối đa chi phí để có được giá bán thấp hơn
đối thủ. Muốn có chi phí thấp thì doanh nghiệp phải tận dụng là : Lợi thế của sự
học hỏi và Lợi thế về quy mơ.
Để có thể tăng quy mơ có nghĩa là tăng số lượng bán ra doanh nghiệp sẽ bán ở
phạm vi rộng có nghĩa là gộp các phân khúc thị trường nhỏ vào thành phân khúc
lớn. Ví dụ thay vì tạo ra các loại mỳ cho mỗi sở thích khách hàng thì chỉ tạo một
loại mì mà khách hàng nào cũng có thể chấp nhận. Nhờ vậy thay vi chỉ tập trung
phục vụ 10 khách hàng thì nay họ hướng tới phục vụ 100 khách hàng.
Do lặp đi lặp lại sản xuất một sản phẩm nên doanh nghiệp sẽ liên tục cải tiến
quy trình; nhân sự sẽ thành thạo hơn,… làm cho năng suất lao động tăng lên.
Trong một thị trường cạnh tranh hồn hảo thì doanh nghiệp buộc phải theo
hình thức này.
Khác biệt hóa
Mục đích của chíến lược khác biệt hóa là để tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc
tạo ra sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt mà sản phẩm đối thủ khơng có trong khi
khách hàng coi trọng và sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua.
Khác biệt hóa đến từ: Chất lượng - Đổi mới - Thích nghi với khách hàng.
Các dạng khác biệt hóa có thể là: Công dụng - Kiểu dáng - Cải tiến - Dịch vụ
đi kèm.
12
Cơng ty vẫn có thể bán ở thị trường rộng nhưng tạo ấn tượng trong đầu khách
hàng về có các sản phẩm chất lượng hơn hẳn đối thủ như đối với Honda, Sony,..
Sản phẩm liên tục đổi mới đặc biệt là sản phẩm công nghệ cao như điện thoại
thông minh, đồng hồ thông minh, ô tô, xe máy,…
Công ty sẽ chia khách hàng ra nhiều phân khúc để sản phẩm/dịch vụ của mình
thỏa mãn đầy đủ nhu cầu khách hàng phân khúc đó.
Hai dạng khác biệt hóa:
– Khác biệt hóa phía trên: Doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm độc đáo được
khách hàng đánh giá cao nhờ vậy bán giáo cao hơn bình thường. Chi phí để tạo cho
sự cao hơn phải thấp hơn chi phí tăng thêm.
– Khác biệt hóa phía dưới: Doanh nghiệp loại bỏ một số tính chất nào đó mà
khách hàng đánh giá khơng cao nhờ vậy có thể giảm được chi phí. Chi phí giảm
được phải lớn giá bán bị giảm.
Rủi ro khi theo đuổi khác biệt hóa:
– Khách hàng khơng đánh giá cao sự khác biệt
– Giá bán quá cao, không xứng đáng với sự khác biệt
– Khách hàng không được truyền thơng để nhận biết sự khác biệt.
– Chi phí tạo ra khác biệt lớn hơn giá bán.
Chiến lược tập trung hóa
Cơng ty chỉ tập trung phục vụ cho một phân khúc thị trường rất nhỏ. Tại phân
khúc này công ty sẽ thực hiện kết hợp với chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
Lợi thế của cơng ty theo chiến lược này là họ rất hiểu khách hàng, các công ty
khác khi nhảy vảo phân khúc này hoặc là sẽ khơng thể chịu nổi giá bán đó hoặc
khơng thể tạo ra sự khác biệt mới để chiếm khách hàng. Các cơng ty lớn có tiềm lực
cũng sẽ khơng buồn tấn cơng vào phân khúc nhỏ đó vì khơng bõ cơng.
Khơng theo chiến lược nào thì khơng có chiến lược mà cũng khơng thể theo cả
ba chiến lược vì mỗi chiến lược đòi hỏi cách thức làm khác nhau.
2.1.3. Lợi thế so sánh mặt hàng máy phát điện và vật tư ngành điện của Việt
Nam trên thị trường ASEAN
˗
Giá cả phải chăng, chất lượng phù hợp với giá tiền: Theo mục đích sử
dụng, máy phát điện có hai phân khúc là máy phát điện dân dụng và máy phát điện
13
công nghiệp. Theo thu nhập của khách hàng, có ba phân khúc thị trường cơ bản: Thị
trường thu nhập thấp, trung bình và thị trường cao cấp. Nhiều công ty của Việt Nam
đang thực hiện phát triển thương hiệu riêng nhưng vẫn trên cơ sở lắp ráp, động cơ
và đầu phát hoàn toàn phải nhập ngoại. Việc linh kiện nhập ngoại chất lượng cao
cũng là một trong những nhân tố góp phần giúp các cơng ty trong nước khác biệt
hố cho sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản (như của Honda,
Yamaha, Kubota) chủ yếu đáp ứng phân khúc thị trường cao cấp và bán với giá cao,
trong khi đó, các sản phẩm của Việt Nam đáp ứng phân khúc có thu nhập trung bình
với giá cả phải chăng, trong khi đó, sản phẩm nhập từ Trung Quốc hoặc hàng nhái
giá rẻ đáp ứng phân khúc thu nhập thấp.
˗
Nguồn nhân lực có tay nghề khá: Hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng
vững trên thị trường không chỉ bán sản phẩm của cơng ty mình cho khách hàng mà
còn phải làm cho khách hàng hài lòng và ln nhớ đến cơng ty. Để làm được điều
đó, các cơng ty thường bổ sung các giá trị gia tăng thêm khi khách hàng mua sản
phẩm, điển hình cho mặt hàng máy phát điện đó là dịch vụ bảo trì, sữa chữa sau
bán. Việt Nam có nguồn nhân lực giá rẻ, việc đào tạo những cơng nhân có tay nghề
tốt để thực hiện dịch vụ sau bán là một lợi thế lớn với VN.
˗
Chi phí vận chuyển thấp: Việt Nam có đường biển dài với nhiều cảng biển,
đồng thời khoảng cách địa lý của Việt Nam so với các nước trong khu vực cũng khá
gần, điều này đã tạo nên một lợi thế lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng
hóa sang các nước ASEAN.
˗ Là một thành viên của AEC: Khi tham gia vào AEC, thị trường xuất khẩu
cho hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng. Cơ hội mở ra cho thấy khi AEC
đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, khai thác được tối đa các hiệp
định thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu thơng hàng hố giữa các nước
trong khu vực sẽ được cắt giảm dần về 0%. Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp
Việt Nam có thể bán hàng sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước.
Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh
nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ
tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá sang các thị trường ASEAN.
14
- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA): Theo Hiệp định
ATIGA, các nước trong khối ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn các mặt
hàng, trừ nông sản chưa chế biến đưa về 0-5%. Đối với nhóm 4 nước Campuchia,
Lào, Myanmar, Việt Nam, thuế suất được đưa về 0-5% đối với các mặt hàng thuộc
danh mục cắt giảm từ 1/1/2009 và sẽ đưa về 0% từ 1/1/2015. Hiệp định cũng quy
định rõ số dòng thuế được lùi thời hạn xóa bỏ thuế quan đến 2018 với 4 nhóm nước
(Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam). Hiện nay, thuế suất mặt hàng máy phát
điện đang được điều chỉnh về mức 0-5% tùy từng mặt hàng. Đây chính là một lợi
thế rất lớn của Việt Nam so với các nước khác trên thị trường ASEAN.
2.1.4. Các biện pháp mà các doanh nghiệp thường dùng để đẩy mạnh xuất khẩu
Nhóm giải pháp liên quan tới cung.
+ Công nghệ sản xuất
Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về công nghệ đã đưa
lồi người có những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực
sản xuất. Cơng nghệ sản xuất ngày càng đang đóng vai trò quan trọng trong q
trình sản xuất trực tiếp của các quốc gia. Công nghệ sản xuất được hiểu là tất cả các
yếu tố dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Với vai trò ngày càng lớn, cơng nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh nghiệp ưu
thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Công nghệ càng cao, càng hiện đại thì hiệu
quả sản xuất càng lớn. Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: trang thiết bị, kỹ năng con
người, thông tin và tổ chức. Do vậy, muốn phát triển công nghệ doanh nghiệp phải
phát triển đồng đều trên tất cả các yếu tố, trong đó yếu tố con người được đánh gía
là quan trọng nhất: bởi vì con người đóng vai trò là trung tâm của sự phát triển và
tạo ra sự liên kết giữa các yếu tố.
Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu
và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên, doanh
nghiệp cũng cần chú ý đến các thuộc tính của cơng nghệ như tính hệ thống, tính
sinh thể, tính đặc thù về mục tiêu và địa điểm, tính thơng tin để phát triển công nghệ
một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.Và đối với doanh
nghiệp xuất khẩu thị trường thế giới với nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần
đánh giá được trình độ cơng nghệ sản xuất của họ và xác định được vị trí của mình
15
trên thương trường để có hướng phát triển cơng nghệ phù hợp với khả năng( tức là
sự hài hòa của bốn yếu tố trang thiết bị, kĩ năng của con người, thông tin và tổ chức)
nhưng lại đáp ứng được một đoạn thị trường mục tiêu cho các sản phẩm đầu ra.
+ Chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của
sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã
và các các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm có
chất lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy
tín riêng của doanh nghiệp về sản phẩm của mình.
Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào
việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các
nước khác trên thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển
công nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí. Nâng cao chất lượng
với chi phí tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng
để thực hiện nó là cả một vấn đề.
Hiện nay hướng đi cho các doang nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm
sốt chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Các giải pháp liên quan đến cầu
+ Nghiên cứu mở rộng thị trường
Trước khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp đều phải
thực hiện các nghiên cứu về thị trường đó. Nghiên cứu thị trường là việc thu thập
thơng tin và xử lý thông tin giúp các nhà kinh doanh ra quyết định.
Môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, các
doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách
thận trọng và tỷ mỷ để đưa ra các quyết định chính xác hơn. Thêm vào đó nó còn
giúp các nhà kinh doanh hoạch định các chiến lược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về
nhu cầu của thị trường hiện tại cũng như tương lai.
Khi nghiên cứu thị truờng nước ngoài các doanh nghiệp cần quan tâm đến các
yếu tố: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu
16