Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.89 KB, 40 trang )
4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh XK sản phẩm MPĐ & VTNĐ của công ty
CPXL & TM Trường Lộc sang ASEAN
4.2.1. Nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm bằng chiến lược tiết
kiệm chi phí
Hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hóa cùng
chủng loại của các nước Châu Á như Singapore hay Nhật Bản, vì thể đổi mới cơng
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp quan trọng để tăng sức cạnh
tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, qua đó thúc đẩy XK phát triển.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định cuối cùng đến sự tồn tại của doanh
nghiệp trong thời buổi hiện nay. Chất lượng sản phẩm với mặt hàng máy phát điện
và vật tư ngành điện thể hiện ở việc tiết kiệm nhiên liệu và bền. Xu thế khoa học
công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay yêu cầu cơng ty phải ln có chiến lược,
tầm nhìn trong việc đầu tư máy móc thiết bị. Chỉ có đầu tư, đổi mới máy móc thiết
bị thì mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng suất lao
động từ đó tăng khả năng cạnh tranh của cơng ty.
Cơng ty nên xây dựng một phòng ban kiếm tra chất lượng sản phẩm , bởi vì
hàng hóa xuất khẩu là những mặt hàng mà phải đáp ứng được nhu cầu của nơi nhập
khẩu. Khi hàng hóa xuất khẩu ra nước ngồi gặp rất nhiều thách thức khơng những
phải đạt chất lượng cao mà còn phải phù hợp với mơi trường của quốc gia nơi nhập
khẩu. Nhờ đó, cơng ty có thể tạo ra những tính năng siêu việt và sẽ thu được lợi
nhuận lớn nhờ tiêu thục được nhiều sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Những chiến
lược đó sẽ giúp cơng ty đạt được mục tiêu thu được lợi nhuận tối đa.
Kết quả đạt được:
-
Cơng ty có thể tạo dựng niềm tin với những khách hàng mới và củng cố
vững chắc mối quan hệ bạn hàng lâu năm.
-
Đem lại doanh thu cho công ty. Nhưng nếu không tính tốn thì có thể sẽ làm
tăng chi phí như vậy sẽ không thể đem lại lợi nhuận cho công ty.
4.2.2. Tăng công tác nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường XK
Dựa vào tình hình thực tế của công ty, ta nhận thấy rằng bạn hàng nhập khẩu
của công ty vẫn chưa rộng rãi chủ yếu là thị trường truyền thống hay các chi nhánh
trên lãnh thổ khác. Muốn có được thị trường của mình thì cơng ty phải đẩy mạnh
33
công tác nghiên cứu thị trường tiềm năng. Để tăng cường và mở rộng thị trường tiêu
thụ, công ty cần xúc tiến các hoạt động tiếp thị, giao tiếp với nhiều hình thức phong
phú, đa dạng. Cơng ty cần đặc biệt quan tâm tới các buổi hội chợ, triển lãm, các hội
nghị kinh tế lớn và đặc biệt cần gửi cán bộ trực tiếp ra thị trường nước ngoài nghiên
cứu và lựa chọn sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn.
Để thành công trong công tác nghiên cứu thị trường công ty cần lưu ý:
+
Phân đoạn thị trường nhằm hiểu biết quy luật hoạt động của từng thị trường
trên các mặt: chất lượng sản phẩm họ cần, mẫu mã, dung lượng của thị trường và
điều kiện chính trị, tập quán, hệ thống luật pháp, thương mại…
+
Sàng lọc sơ bộ những thị trường khơng thích hợp. Đó là các thị trường như
thế nào, có bảo hộ mậu dịch khắt khe q hay khơng, thị trường có q xa cho việc
vận chuyển hay khơng, chi phí cho XK như thế nào…
Kết quả có thể đạt được:
Nếu cơng ty có thể thực hiện tốt cơng tác nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng
thị trường thì cơng ty có thể thu được một số kết quả sau:
-
Nắm bắt được đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm của công ty.
Trên cơ sở đó có chiến lược tạo ra các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu từng thị
trường riêng biệt.
-
Tiến hành nghiên cứu thị trường giúp cơng ty có thể tạo ra lợi thế cho sản
phẩm, tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác cùng loại. Từ đó, cơng ty có thể xác
định được nên tham gia vào XK những loại hàng hóa nào đem lại lợi nhuận cao
nhất cho cơng ty.
Bên cạnh đó cơng ty cũng phải xác định rõ khi mở thêm phòng ban nghiên cứu
thị trường thì chi phí của cơng ty sẽ cao lên. Vì vậy, khi thực hiện nên xác định rõ
được những mặt đạt được và chi phí mà cơng ty sẽ bỏ ra.
4.2.3. Chiến lược khác biệt hóa và nâng cao uy tín thương hiệu
Trên thị trường khi thương hiệu của doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc
thì việc phát triển sản phẩm là dễ dàng hơn. Vì vậy cơng ty phải tìm cách nâng cao
hơn uy tín của mình trên thị trường thế giới.
Công ty cũng phải đặc biệt quan tâm tới cơng tác chăm sóc khách hàng hơn,
phải tạo được dịch vụ sau bán độc nhất vô nhị và tạo được sự tin tưởng, hài lòng của
34
khách hàng đối với sản phẩm của mình. Khi uy tín cơng ty tăng lên, điều tất yếu là
sản phẩm sẽ được bán rộng rãi với số lượng lớn, như vậy doanh thu sẽ tăng lên rõ rệt.
4.2.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là một biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả của hoạt động XK, là cộng cụ để nâng cao hình ảnh, uy tín, nhãn hiệu hàng hóa
của cơng ty trong tâm lý khách hàng. Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại và quảng bá thương hiệu cơng ty cần tăng ngân sách một cách thích
đáng cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Cơng ty cần tích cực quảng cáo sản phẩm dưới nhiều hình thức: tham gia triển
lãm, hội chợ, quảng cáo qua đài báo, ấn phẩm, mạng Internet. Mặc dù công ty đã
thực hiện những hoạt động này song chưa thường xuyên đều đặn. Trong khi tham
gia các hội chợ triển lãm, cơng ty cần có sẵn các catalogue để giới thiệu cho khách
hàng về sản phẩm của cơng ty với hình ảnh minh họa sắc nét. Cơng ty cũng cần tích
cực xây dựng và hồn thiện website của mình, thường xun cập nhật những thơng
tin sản phẩm, giá cả, dịch vụ… của công ty bằng cả hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và
Tiếng Anh.
Công ty cần tăng cường mối quan hệ giữa công ty với các doanh nghiệp và cơ
quan chuyên tổ chức các hội chợ triển lãm như VCCI, VIETCRAFT…
Bên cạnh việc quảng cáo thì cơng ty cần có thêm những hình thức chào hàng
trực tiếp và gián tiếp với khách hàng. Công ty cần chủ động chào hàng chứ không
nên chờ khách hàng tự đến với sản phẩm của công ty.
Công ty nên thường xuyên tăng cường tổ chứ những đoàn cán bộ đi khảo sát
thị trường nước ngồi để tìm kiếm khách hàng. Thực tế trong những năm qua, cơng
ty cũng có tổ chức nhiều đoàn khảo sát và thu được kết quả khá khả quan.
Công ty cần mở rộng mối quan hệ với các tham tán thương mại, các đại sứ
quán nước ta tại nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại, Sở Thương mại Hà
Nội, Bộ Công thương. Thiết lập mối quan hệ tốt với các tổ chức này không chỉ giúp
công ty thu thập được các thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh mà nhiều
khi còn được giới thiệu các đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Thời gian gần đây, nước ta
đã đón rất nhiều tổ chức kinh tế nước ngoài, các thương nhân đến thăm và tìm kiếm
35
cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Công ty cần tranh thủ thu thập thông tin, tiếp xúc với
các doanh nhân để chọn cho mình hướng kinh doanh thích hợp.
Cơng ty cần sớm xây dựng thêm nhiều văn phòng đại diện giao dịch ở nước
ngồi. Hiện tại cơng ty đã có văn phòng đại diện ở Myanmar. Trong thời gian tới
công ty nên thành lập một số văn phòng đại diện một số thị trường tiềm năng khác
như Lào, Malaysia, Philipin,… để tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuếch
trương và tuyên truyền thế mạnh của công ty thơng qua báo chí, phương tiện truyền
thơng…cải tiến hình thức quảng cáo sản phẩm để phù hợp với từng nước. Mặc dù
chi phí cho việc này khá tốn kém nhưng nó sẽ đem lại thành cơng lớn trong việc
thúc đẩy XK sản phẩm của công ty.
4.2.5. Khai thác thị trường trong nước
Cần khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm quy mô nhập khẩu nguồn
nguyên liệu, hạn chế được mức độ phụ thuộc vào các thị trường nguyên vật liệu để
có thể tối đa hóa đầu vào và tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu điều chỉnh cơng nghệ,
nâng cao giá trị gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn,
nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong nước. Sản phẩm của cơng ty đã đáp ứng được nhu
cầu của một số thị trường, vì vậy cần nỗ lực khai thác thị trường nội địa để duy trì quy
mơ hoạt động trong thời kỳ khó khăn và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
trong nước, giảm áp lực nhập khẩu, góp phần cân bằng cán cân thương mại.
Kết quả đạt được:
˗ Tạo khả năng khai thác được thị trường, giảm chi phí giá thành sản phẩm, từ
đó tăng lợi nhuận của cơng ty trên cơ sở đó tặng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực công ty
Bất kỳ một cơng ty nào dù có vốn lớn, có trang thiết bị hiện đại, mà nguồn
nhân lực không đảm bảo cho yêu cầu sản xuất, quản lý, kinh doanh thì cơng ty đó
cũng khơng thể phát triển được bởi con người là chủ thể quyết định sự thành công
hay thất bại của công ty. Với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đòi
hỏi cơng ty phải có những cán bộ chun mơn, nghiệp vụ giỏi, năng động sáng tạo,
không chỉ thành thạo ngoại ngữ mà còn cần phải có những am hiểu nhất định về
lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của các nước bạn hàng. Đặc biệt là đối với cán
36
bộ xuất khẩu, trong mơi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi người cán bộ phải giỏi
chuyên môn nghiệp vụ và thông thạo luật pháp quốc tế để có thể hạn chế được rủi
ro và giảm chi phí trong xuất khẩu.
Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển chọn nhân lực, đưa ra các yêu cầu cao
hơn đối với những người tham gia tuyển chọn, đặc biệt là các cán bộ xuất khẩu
ngoài kỹ năng nghiệp vụ cần đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và khả
năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Ví dụ như đối với nhân viên kinh doanh thì cần phải
có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, có khả năng thuyết trình, đàm phán, thành
thạo vi tính, hiểu biết nghiệp vụ ngoại thương…
Cơng ty cũng cần tăng cường hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và
nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ cơng nhân viên, tạo sự thích thú của con
người với cơng việc. Đưa cán bộ ra nước ngồi tham gia các khóa đào tạo, hội thảo,
khóa huấn luyện ngắn ngày về nghiệp vụ XNK. Ngồi ra, cơng ty cũng cần có chế
độ khen thưởng hợp lý, xử phạt nghiêm minh, công ty cũng cần cất nhắc những cá
nhân làm việc có hiệu quả lên những vị trí cao nhằm nêu gương, tạo động lực cho
những cá nhân khác.
4.3. Kiến nghị đối với Công ty
Công ty CPXL & TM Trường Lộc nên có chủ trương lập một ban chuyên
nghiên cứu về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, tiêu chuẩn chất lượng ở các thị
trường tiềm năng như Philippin, Malaysia, Lào,.. tìm các mối hợp đồng xuất khẩu
lớn, ổn định lâu dài để phân bổ, phân phối sản phẩm tránh tình trạng tranh chấp
không lành mạnh.
Hàng năm, công ty cũng cần phải xây dựng chương trình hoạt động cụ thể cho
cơng tác xúc tiến xuất khẩu. Bao gồm: xác định mục tiêu hoạt động xúc tiến; xác
định ngân sách cho hoạt động xúc tiến; xây dựng phương án hoạt động xúc tiến cụ
thể; triển khai và đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến.
37
KẾT LUẬN
Phát triển quan hệ XNK là kết quả tất yếu của qn trình tự do hóa thương
mại, q trình phân cơng lao động, q trình nâng cao vai trò tự chủ kinh doanh của
cơng ty. Thơng qua hoạt động XNK mà các ngành cơng nghiệp sẽ tìm được cơ cấu
sản phẩm cho phép khai thác lợi thế so sánh thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả.
Công ty CPXL & TM Trường Lộc đã nỗ lực hết sức mình đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh XNK mà chủ yếu là mặt hàng máy phát điện và vật tư ngành điện mà
hiện nay ở Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay cán bộ công nhân viên cũng đã được
đào tạo, kho bãi để chứa đựng hàng hóa được xây dựng, cơng nghệ đã được nỗ lực
đầu tư và nghiên cứu. Song công ty CPXL & TM Trường Lộc đang đứng trước khó
khăn thách thức khi phải đối mặt với các đối thủ mạnh trên trường quốc tế. Hy vọng
rằng với những nỗ lực của mình thì cơng ty có thể đạt được mục tiêu chiến lược của
mình.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế quốc tế - Đại học Thương mại
2. Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương mại ( năm 2012,
2013, 2014)
3. Báo cáo tài chính của Công ty CPXL & TM Trường Lộc năm 2012, 2013,
2014, 2015
4. Bảng thống kê kim ngạch XNK của Công ty CPXL & TM Trường Lộc
5. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ : “ Giải pháp phát triển xuất khẩu một số
sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến năm 2015” của Viện nghiên cứu Thương
mại, Bộ Công thương.
6. Các trang web:
www.vcci.com.vn Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
www.moit.gov.vn Trang thông tin điện tử Bộ Công thương
www.customs.gov.vn Trang thông tin điện tử Hải quan Việt Nam
39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
BỘ MƠN KINH TẾ QUỐC TẾ
NAM
***********
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********
THƯ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Đạt
Đơn vị công tác: BM Kinh tế quốc tế - ĐHTM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bảo Hằng
Mã sinh viên: 12D130134
Lớp: K48E3
Tên đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm máy phát điện và vật tư
ngành điện sang thị trường các nước ASEAN tại Công ty CPXL & TM Trường Lộc.
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Trường Lộc.
Sau q trình hướng dẫn, tơi có nhận xét về sinh viên…………………….…..
như sau:
1. Q trình thực hiện khóa luận của sinh viên:
- Liên hệ với giáo viên:
- Mức độ nghiêm túc trong q trình làm khóa luận:
- Hình thức khóa luận
- Tn thủ đề cương đã được duyệt:
- Nhận xét khác
2. Chất lượng của khóa luận
- Kết cấu khóa luận theo quy định:
- Nội dung khóa luận có đạt u cầu
- Nhận xét khác:
3. Kết luận
Tơi đồng ý để sinh viên ……………………………………….nộp khóa luận
tốt nghiệp và đề nghị bộ mơn tiến hành đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo
quy định.
Hà Nội, ngày……..tháng……. năm…….
Người hướng dẫn
40