Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.79 KB, 59 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
Thép khơng gỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu
10,5% crôm và một số nguyên tố khác như nickel, mangan, đồng nhơm. Nhờ có
nhiều thành phần hóa học mà thép khơng gỉ có nhiều đặc tính như chống được ăn
mòn, chống được nhiệt độ cao, bảo đảm vệ sinh, có khả năng chịu lực, thời gian sử
dụng lâu dài... Với nhiều đặc tính nổi trội, thép không gỉ ngày càng được ưa
chuộng, ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và trong nhiều
ngành công nghiệp khác. Mặt hàng ống thép không gỉ của Sơn Hà bao gồm ống
thép công nghiệp và ống thép trang trí. Ống thép cơng nghiệp được dùng cho các
nhà máy lọc dầu, gas, nhà máy bia, dược phẩm và hệ thống ống nước cao cấp. Ống
thép trang trí được ứng dụng trong các ngành xây dựng, dân dụng cơng nghiệp, thiết
bị y tế, trang trí nội ngoại thất... Sản phẩm được sản xuất đa dạng về mẫu mã và
chủng loại: Hình tròn, hình vng, hộp chữ nhât...
Theo liên hợp quốc và WTO, hàng hóa xuất khẩu là những hàng hóa hữu hình
được sản xuất hoặc gia cơng tại các cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với
mục đích tiêu thụ tại thị trường ngồi nước (xuất khẩu) đi qua hải quan. Hàng hóa
xuất khẩu bao gồm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ trong nước và hàng tái xuất.
Xuất khẩu hàng hóa theo khoản 1 điều 28 mục 1 chương II Luật Thương mại
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc hàng hóa đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thỗ Việt Nam
được coi như là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Phát triển mặt hàng xuất khẩu
Phát triển mặt hàng xuất khẩu là mở rộng quy mô, tốc độ tăng trưởng, chuyển
dịch cơ cấu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
theo hướng phát triển bền vững.
Phát triển mặt hàng xuất khẩu được hiểu là sự tăng lên của xuất khẩu trong
nước ra thị trường thế giới trên tất cả các phương diện: quy mô xuất khẩu, tính tối
SV: Đường Thị Chín
5
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
ưu hiệu quả của xuất khẩu và chất lượng của xuất khẩu nhằm tối đa hóa lợi nhuận
và thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng trên thị trường mục tiêu.
- Gia tăng quy mô xuất khẩu: Quy mô xuất khẩu được thể hiện mức độ phát
triển xuất khẩu theo chiều rộng và sự đa dạng hóa xuất khẩu bao gồm đa dạng hóa
mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Để đánh giá sự đa dạng hóa thị trường
có thể thơng qua quy mô địa lý như thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống,
thị trường mới tiềm năng... Còn đa dạng hàng hóa phát triển xuất khẩu thể hiện qua
số lượng mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu như danh mục mặt hàng
xuất khẩu chính, sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới...
- Chất lượng của phát triển xuất khẩu: Thể hiện ở sự phát triển về sản phẩm
như chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng đạt hiệu quả tối ưu, thị
trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và khai thác tốt nhất các tiềm năng thị
trường về thị phần và giá cả sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, các nguồn lực
thương mại phục vụ cho xuất khẩu cũng được khai thác tối đa và sử dụng một cách
hợp lý và hiệu quả.
- Tính tối ưu và hiệu quả xuất khẩu: Hiệu quả của xuất khẩu thể hiện sự gia
tăng giá trị của sản phẩm, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trong GDP, được phản ánh
thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu. Còn
tính tối ưu của xuất khẩu là sự phát triển xuất khẩu một cách bền vững theo hướng
hài hòa các mục tiêu: kinh tế xã hội và môi trường. Thể hiện ở việc tăng tốc độ kim
ngạch nâng tăng cao và ổn định ở hiện tại và trong tương lai, không bị ảnh hưởng
nhiều bởi các yếu tố bên ngoài.
2.2. Lý thuyết về lợi thế trong xuất khẩu
2.2.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Theo lý thuyết này thì các quốc gia phải chun mơn hóa vào sản xuất những
hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối. Hàng hóa dư thừa trong sản xuất phải được
xuất khẩu để đổi lại những hàng hóa mà quốc gia này có bất lợi tuyệt đối. Trong
SV: Đường Thị Chín
6
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
quan hệ thương mại giữa 2 nước, mỗi bên sẽ xuất khẩu những sản phẩm, dịch vụ có
lợi thế tuyệt đối, đồng thời nhập khẩu những sản phẩm mà kém lợi thế tuyệt đối so
với nước kia, nhờ vậy mà cả hai nước sẽ cùng có lợi.
2.2.2. Lý thuyết về lợi thế tương đối
Theo nhà kinh tế học David Ricado, các quốc gia hóa phải chun mơn hóa
theo lợi thế tương đối chứ khơng phải lợi thế tuyệt đối. Các quốc gia phải chuyên
môn hóa trong sản xuất hàng hóa mà họ hưởng lợi thế tương đối cao nhất được đo
lường bằng các mức giá tương đối. Lợi thế tương đối của một quốc gia sẽ bị ảnh
hưởng bởi năng suất của các nhóm đầu vào có sẵn chủ yếu là đất đai, nhân cơng và
vốn; chi phí của nhóm đầu vào tính theo tiền địa phương; giá trị của tiền tệ này đo
lường bằng theo các tiền tệ khác.
2.3. Các hình thức phát triển mặt hàng xuất khẩu
Phát triển xuất khẩu được hiểu là tất cả các hoạt động phát triển xuất khẩu tác
động lên đối tượng xuất khẩu nhằm làm cho lĩnh vực xuất khẩu ngày càng mở rộng
về quy mô, thay đổi phù hợp về chất lượng, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và phát
triển ngày càng bền vững hơn. Phát triển xuất khẩu có thể thực hiện theo hai hình
thức:
- Phát triển theo chiều rộng: Thực chất là việc mở rộng quy mô, tốc độ phát
triển của hoạt động xuất khẩu, gia tăng doanh thu, gia tăng sản lượng sản phẩm bán
ra trên thị trường nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu qua các thời kỳ trên thị
trường nhập khẩu.
- Phát triển theo chiều sâu: Thực chất là nâng cao chất lượng hoặc thay đổ chất
lượng sản phẩm trong phát triển xuất khẩu, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu,
đồng thời khai thác sâu hơn thị trường nhập khẩu nhằm đạt sự ổn định, hướng tới sự
bền vững và thu được giá trị gia tăng cao trong phát triển xuất khẩu.
SV: Đường Thị Chín
7
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
2.4. Hướng giải pháp phát triển mặt hàng xuất khẩu
Với bản chất của phát triển mặt hàng xuất khẩu là mở rộng quy mô, nâng cao
về chất lượng xuất khẩu thì chúng ta cần xem xét ba vấn đề chính là phát triển thị
trường sản phẩm, phát triển nguồn hàng và vấn đề tạo môi trường thuận lọi để phát
triển xuât khẩu.
- Phát triển thị trường: Thực chất là xem xét cầu về mặt hàng của người tiêu
dùng nhằm phát triển xuất khẩu. Thực tế cho thấy, để phát triển thị trường xuất khẩu
doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong công tác nghiên cứu, dự báo thị trường,
thường xuyên điều tra thị trường để tìm hiểu sự thay đổi nhu cầu của khách hàng
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Việc tìm kiếm mở rộng thị trường
tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường đầu ra, tránh phụ
thuộc vào thị trường truyền thống sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng doanh thu lợi
nhuận. Đồng thời, phát triển thị trường cũng chính là việc doạnh nghiệp nghiên cứu
và đáp ứng nhu cầu khách hàng trên thị trường nhập khẩu hiện tại, gia tăng thị phần
cho doanh nghiệp trên thị trường hiện tại.
- Phát triển nguồn hàng: Là sự phát triển nguồn cung ứng sản phẩm xuất khẩu.
Tuy nhiên, phát triển nguồn hàng không chỉ là phát triển về quy mô nguồn hàng, cơ
cấu nguồn, sự phân bổ của nguồn mà còn phải đảm bảo tính ổn định của nguồn để
đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Để có được nguồn xuất khẩu có chất
lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp nên xây dựng các
nhà máy sản xuất tiên tiến hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển xuất khẩu: Môi trường phát triển
xuất khẩu là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển xuất khẩu của
doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc về môi trường như là môi trường luật pháp, mơi
trường chính sách vĩ mơ của nhà nước, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật... các yếu
tố này tạo điều kiện cho phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp. Để phát triển xuất
khẩu nhà nước cần tạo ra các chính sách phù hợp như chính sách thuế, chính sách
SV: Đường Thị Chín
8
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
thương mại... có lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu nhằm giảm thiểu
tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cần phải thường xuyên tu sửa,
nâng cấp cơ sở hạ tần thương mại giúp cho doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị
trường tiêu thụ một cách thuận lợi nhất. Tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu
gắn với việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong điều kiện đảm bảo hài hòa ba mục tiêu
kinh- xã hội- mơi trường là việc sử dụng các biện pháp nhằm tạo môi trường phát
triển xuất khẩu thuận lợi nhất.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triên xuất khẩu
2.5.1. Nhân tố vĩ mô
Kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành
cơng và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà doanh nghiệp
thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và
tỷ lệ lạm phát. Đây là yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu
dùng hàng hóa, chúng quy định cách thức sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
Môi trường cơng nghệ
Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn trực tiếp cho các chiến lược kinh doanh của
các lĩnh vực ngành cũng như nhiều doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển
xuất khẩu của doanh nghiệp. Sự thay đổi của công nghệ sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ
sống của một sản phẩm, hơn nữa sự thay đổi công nghệ cũng ảnh hưởng tới các
phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động.
Trình độ khoa học cơng nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo
nên khả năng phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp đó là chất lượng và giá cả.
Mơi trường văn hóa xã hội
SV: Đường Thị Chín
9
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và hành vi của con người, qua
đó ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của khách hàng. Văn hóa xã hội của nước nhập
khẩu trực tiếp tác động đến thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đòi hỏi
doanh nghiệp cần có những thay đổi sản phẩm xuất khẩu phù hợp với nhu cầu đó.
Chính trị luật pháp
Xuất khẩu được tiến hành giữa các chủ thể giữa các quốc gia khác nhau, bởi
vậy nó khơng chỉ chịu tác động của các chế độ pháp luật, chính trị của quốc tế nói
chung mà còn chịu sự tác động của các quốc gia xuất khẩu hay quốc gia nhập khẩu
nói riêng. Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu, nó có thể
làm thay đối các điều kiện của môi trường vĩ mô và cạnh tranh. Bất kỳ doanh
nghiệp nào kinh doanh xuất khẩu, muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải tuân
thủ pháp luật của nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu ngồi ra còn phải tn
thủ theo luật pháp quốc tế.
Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu như: sự bất
ổn về chính trị sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và kìm hãm sự phát triển của khoa
học cơng nghệ gây khó khăn cho việc cải tiến cơng nghệ, tăng chất lượng sản phẩm
xuất khẩu, ảnh hưởng xấu tới phát triển xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp cần hiểu rõ
về chính trị luật pháp của nước nhập khẩu để có thể tránh được những rủi ro có thể
xảy ra trong tương lai.
Các nhân tố về cơng cụ và chính sách vĩ mơ của nhà nước
Chính sách của nhà nước là hệ thống các quan điểm chuẩn mực, thể chế, biện
pháp mà nhà nước tác động vào thị trường để điều chỉnh các hoạt động thương mai
phục vụ mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Một số chính sách
ảnh hưởng tới phát triển xuất khẩu như cơng cụ thuế quan, chính sách tỷ giá, chính
sách ngoại giao...
SV: Đường Thị Chín
10
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
- Hệ thống thuế quan: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu
thơng qua thuế xuất nhập khẩu. Đối với hàng hóa có ngun vật liệu phải nhập khẩu
từ nước ngồi: nếu thuế nhập khẩu nguyên vật liệu quá cao sẽ làm chi phí sản xuất
cao dẫn tới giá thành hàng hóa xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của
hàng hóa, giảm lợi nhuận cho nhà sản xuất và như vậy sẽ làm giảm lượng xuất khẩu
và ngược lại. Việc đánh thuế xuất khẩu thường chỉ áp dụng đối với một số hàng hóa
hạn chế số lượng xuất khẩu.
- Cơng cụ phi thuế quan được áp dụng như hạn ngạch nhập khẩu đối với
nguyên vật liệu nhập khẩu đế sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hạn ngạch xuất khẩu;
những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật; trợ cấp xuất khẩu... các cơng cụ thường hạn
chế thương mại, gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu.
- Một số chính sách khác như chính sách ngoại giao giữa các quốc gia tác
động trực tiếp tới việc mở cửa thị trường, có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc phát
triển xuất khẩu; chính sách tỷ giá, tỷ giá có tác động hai mặt vừa mang tính tích cực
kích thích xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư nước ngồi. Chính
sách phù hợp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động xuất khẩu và
ngược lại có thể làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
2.5.2. Nhân tố mơi trường vi mơ
Khách hàng: Là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu và có
khả năng thanh tốn về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng
và mong được thỏa mãn. Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người
mua.Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng rất đa dạng, khác nhau
về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập...Người ta có thể căn cứ vào các tiêu thức khác
nhau để phân chia khách hàng nói chung thành các nhóm khách hàng khác nhau,
như phân chia theo phạm vi địa lý thì có khách hàng trong nước, khách hàng ngồi
nước.. Mỗi nhóm khách hàng có đặc trưng riêng, phản ánh quá trình mua sắm và
những đặc điểm này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng.
SV: Đường Thị Chín
11
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
Nhà cung ứng: Là các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ cần
thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải xác định số
lượng, chủng loại mặt hàng, sự lớn mạnh và khả năng cung ứng nguồn hàng trong
hiện tại lẫn tương lai.
Đối thủ cạnh tranh: Là những đơn vị có mặt hàng giống như mặt hàng của
daonh nghiệp hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau. Nếu đối thủ cạnh tranh càng yếu,
doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại,
khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá sẽ dẫn tới rất nhiều
rủi ro có thể xảy ra gây tổn thất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần biết rõ đối thủ
cạnh tranh là ai? Mục tiêu là gì? Chiến lược của họ ra sao? Điểm mạnh điểm yếu
của họ là gì? Khi biết rõ các vấn đề trên doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển
xuất khẩu tại thị trường mục tiêu.
Nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn
nguyên vật liệu và trình độ khoa học cơng nghệ sản xuất.
- Nguồn nhân lực: Là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trính độ cao sẽ có
những đóng góp tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh, giảm chi phí, tạo cơ hội cho ngành hàng phát triển mạnh. Doanh nghiệp
muốn tồn tại phải đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thõa mãn tối đá nhu cầu của
khách hàng.
- Nguồn vốn: Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp
trong ngành thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có khả năng huy động vào
kinh doanh, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng
vốn thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Với nguồn vốn dồi dào, doanh nghiệp có thể đầu tư vào hoạt động sản xuất, tổ chức
mạng lưới thu mua hàng, các hoạt động nghiên cứu thị trường.
SV: Đường Thị Chín
12
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
- Nguồn nguyên vật liệu: Bao gồm khối lượng, chất lượng, chủng loại đầu vào
có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Do đó nếu doanh
nghiệp có được nguồn nguyên liệu ổn định, đa dạng và phong phú dẫn đến xuất
khẩu cũng ổn định hơn, đa dạng hơn, các nhà doanh nghiệp sẽ có nguồn hàng
thường xuyên, đầy đủ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo uy
tín cho doanh nghiệp. Từ đó gia tăng quy mơ xuất khẩu nâng cao hiệu quả và thúc
đẩy quá trình phát triển xuất khẩu.
- Trình độ khoa học cơng nghệ: Với những ứng dụng khoa học công nghệ hiện
đại sẽ tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có, tạo ra sản phẩm có chất
lượng đồng thời giúp cho doanh nghiệp thu thập thông tin nắm bắt nhu cầu của
người tiêu dùng.
2.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển mặt hàng xuất khẩu
2.6.1. Chỉ tiêu quy mô xuất khẩu
Đánh giá quy mô xuất khẩu ta dựa vào sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất
khẩu:
- Sản lượng xuất khẩu: Là tổng khối lượng hàng hóa doanh nghiệp đã xuất
khẩu trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh mặt định lượng của phát
triển xuất khẩu.
- Kim ngạch xuất khẩu: Là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị tiền tệ khối lượng
hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu
phản ánh mặt giá trị về xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu kim ngạch xuất khẩu cao
cho thấy nhu cầu về mặt hàng xuất khẩu càng lớn, và cho thấy sự tăng trưởng về sản
lượng mặt hàng xuất khẩu cũng như tăng thị phần trên thị trường nhập khẩu. Nhìn
vào kim ngạch xuất khẩu cho thấy được quy mô xuất khẩu lớn hay nhỏ nên nó đóng
vai trò quan trọng trong việc phân tích thực trạng xuất khẩu.
SV: Đường Thị Chín
13
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu phản ánh sự nhanh hay chậm trong sự gia
tăng kim ngạch xuất khẩu so sánh giữa năm trước và năm sau để thấy được chuyển
biến kim ngạch theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra những nhận
định đúng về tình hình xuất khẩu mặt hàng nào đó. Đánh giá quy mô xuất khẩu
người ta dựa vào chỉ tiêu:
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu = (KNXK KNXK )/ KNXK
Trong đó: KNXK là kim ngạch xuất khẩu năm t
KNXK là kim ngạch xuất khẩu năm t-1
2.6.2. Chỉ tiêu phát triển cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phản ánh tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng hay
ngành hàng trên tổng quy mô hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Do đó, nhóm hàng có tỷ trọng xuất khẩu càng cao cho thấy hướng phát triển mặt
hàng đó xuất khẩu ngày càng cao. Sự thay đổi cơ cấu thị trường phản ánh tỷ trọng
xuất khẩu của mặt hàng tại thị trường đó. Thơng qua sự chuyển dịch cơ cấu thị
trường, doanh nghiệp có thể xem xét vị trí, vai trò của mặt hàng trên thị trường nhập
khẩu nhằm điều chỉnh sự dịch chuyển cơ cấu mặt hàng sao cho phù hợp với nhu
cầu, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.
2.6.3. Chỉ tiêu chất lượng
Chất lượng xuất khẩu thể hiện ở tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và sự dịch
chuyển cơ cấu xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được tính bằng cách lấy
chênh lệch giữa quy mô xuất khẩu hiện tại so với quy mô xuất khẩu kỳ trước chia
cho quy mô xuất khẩu kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định thì chất lượng
sản phẩm xuất khẩu tốt và ngược lại.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu bao gồm sự chuyển dịch về mặt hàng xuất khẩu
theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã và chủng loại, giá trị gia
SV: Đường Thị Chín
14
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
tăng cao, thị trường xuất khẩu chuyển dịch theo hướng mở rộng và phát triển thị
trường tiềm năng, hình thức xuất khẩu chuyển dịch xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp.
xuất khẩu gia công, xuất khẩu thông qua hội chợ triển lãm.
2.6.4. Chỉ tiêu về môi trường
Sự phát triển của hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng vào tăng trưởng và
phát triển kinh tế, tuy nhiên nó cũng là nguy cơ gây ra hiệu quả tiêu cực đối với quá
trình phát triển bền vững, đặc biệt là tình trạng ơ nhiễm mơi trường và mất cân bằng
sinh thái, ảnh hưởng xấu tới đến đời sống con người. Hiệu quả xuất khẩu đi kèm với
việc sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Do vậy đi kèm với thúc đẩy phát triển xuất khẩu phát chống nguy cơ ô
nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hướng tới phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn,
cao hơn cả là nó có ý nghĩa cho tương lai, đó là nội dung quan trọng đánh giá hiệu
quả phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp.
2.6.5. Chỉ tiêu về văn hóa xã hội
Nó được thể hiện thơng qua các khía cạnh đóng góp cho sự phát triển của xã
hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bên cạnh đó còn là việc
đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động, cải thiện chất lượng cho người lao
động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Phát triển xuất khẩu
hướng tới bền vững phải đảm bảo hài hòa các mối quan hệ lợi ích trong phát triển
giữa hiện tại và tương lai về tất cả các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và mơi
trường.
SV: Đường Thị Chín
15
Khoa Thương Mại Quốc Tế