Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.23 KB, 65 trang )
USD, tăng 8,7%; xuất khẩu xơ sợi 3,51 tỷ USD, tăng 19,9%; xuất khẩu vải không
dệt đạt 472 triệu USD, tăng 13,73%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 1,1
tỷ USD, tăng 17,3%.
Trung Quốc là thị trường quan trọng, đóng góp vào 3,51 tỷ USD xơ sợi của
Việt Nam. Được biết, 2/3 giá trị xuất khẩu xơ sợi là sang Trung Quốc. Là một trong
những công ty được thành lập khá lâu, công ty cổ phần Dệt Nhuộm Luen Thai Việt
Nam (SLT) đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản lượng xuất khẩu sợi của
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Công ty SLT trước kia chuyên sản xuất gia
công quốc tế, nhưng sau khi kinh tế mở cửa với nhiều ưu đãi dành cho các doanh
nghiệp công ty mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi thế mà nền kinh tế hội nhập đem lại thì cơng ty cũng gặp phải
những khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh lớn tại thị
trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, hay các yêu cầu về kiểm định chất
lượng.... Đây là một thách thức lớn đòi hỏi cơng ty cần có biện pháp nhằm tăng sức
cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của cơng ty trên trường quốc tế.
Vì vậy, sau một thời gian thực tập ở công ty SLT và những kiến thức tích lũy
được ở nhà trường, em mạnh dạn đi sau vào nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi của công ty SLT sang thị trường
Trung Quốc”. Em hi vọng rằng những giải pháp mà em đề xuất dưới đây có thể
phần nào giúp cho công ty đưa ra những biện pháp đầy mạnh xuất vải dệt thoi của
công ty sang thị trường Trung Quốc nói riêng, thị trường quốc tế nói chung, đưa
kim ngạch xuất khẩu của cơng ty ngày càng tăng và đóng góp nhiều hơn vào kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
1.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu , trong nước có tương đối nhiều đề tài
nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho các nhóm
sản phẩm khác nhau. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều trong
thời điểm hiện nay khi mà nến kinh tế thị trường đang được mở rộng , sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước càng ngày càng trở nên gay gắt.
Do vậy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như đề tài khóa luận làm về vấn đề
này tiêu biểu như:
6
6
Ths. Hồng Thị Bích Loan (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế và
Dự báo số 6, tr 14-16 ) Bài viết phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. Tác giả đưa ra một số đề xuất bước đầu nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động ngoại thương trong thời gian tới chủ yếu dựa trên các cơng
cụ marketing và tài chính.
- Đề tài khóa luận: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng giày
dép của công ty CP Cao Su Hà Nội”của sinh viên Nguyễn Thị Mai, K48, Khoa
Kinh tế và kinh Doanh Quốc tế, do T.s Lê Thị Việt Nga hướng dẫn. Đề tài nghiên
cứu về việc xuất khẩu mặt hàng giày dép nhưng không giới hạn cụ thể về thị trường
nên phạm vi nghiên cứu là rất rộng.
- Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng kính xây dựng tại
thị trường Đông Nam Á của công ty CP đầu từ và xuất nhập khẩu Viglacera” của
sinh viên Lê Thanh Bình, K45 khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế. . Đề tài này khái
quát được một số lý luận cơ bản về xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, chủ
yếu nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thông qua các chỉ tiêu
hiệu quả kinh doanh định lượng.
Khi lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động xuất
khẩu vải dệt thoi của công ty SLT sang thị trường Trun Quốc”, em đã tìm hiểu nhiều
luận văn của các sinh viên khóa trước và nhận thấy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về
vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên
so với các đề tài trước đã nghiên cứu, đề tài của em đã khắc phục được một số
nhược điểm như giới hạn thị trường nghiên cứu, cụ thể thị trường em lựa chọn là thị
trường Trung Quốc. Đồng thời, đề tài của em cũng có một số khác biệt về phạm vi
nghiên cứu, cụ thể là về mặt không gian, thời gian và cả đối tượng nghiên cứu, thị
trường nghiên cứu. Mỗi cơng ty khác nhau có những đặc điểm riêng khác nhau
trong hoạt động kinh doanh của mình, họ gặp những khó khăn khác nhau từ chủ
quan và khách quan. Từ đó, đề tài của em cũng nêu ra được những phương hướng,
giải pháp khác cho riêng công ty của mình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động xuấ khẩu của công ty.
7
7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu hướng tới là nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi
sang thị trường Trung Quốc nên những mục tiêu nghiên cứu đề ra sau đây mang
tính chất là nhân tố nền tảng:
- Hệ thống hóa về mặt lý luận hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi sang thị
trường Trung Quốc của công ty SLT. Mục tiêu này nhằm cung cấp các thông tin liên
quan tới nội dung nghiên cứu được tiến hành mạch lạc, thông suốt và có cơ sở
nghiên cứu vững chắc.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc của
công ty SLT. Mục tiêu này nhằm làm rõ những thành tựu đạt được cũng như những
tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty sang Trung Quốc và những nguyên
nhân dẫn tới những thành tựu, tồn tại này.
- Từ việc phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi sang thị trường
Trung Quốc của công ty SLT đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu vải dệt thoi sang thị trường Trung Quốc.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập thơng tin qua các nguồn tài liệu có sẵn như sách, báo, tạp chí,
internet, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tham thảo các
thông tin trong các bản tin kinh tế…
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế: Là cách thức tổng hợp lại các dữ liệu đã thu
thập được sau q trình điều tra, thu thập tại cơng ty SLT qua báo đài, tạp chí…
Mục đích là hệ thống hóa các dữ liệu để minh họa cho nội dung chủ yếu của đề tài
nhằm làm rõ được thực trạng xuất khẩu sản phẩm vải dệt thoi giai đoạn 2014- 2017
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các dữ liệu giữa các
thời kỳ với nhau, doanh thu giữa các kỳ, so sánh tốc độ tăng trưởng...Mục đích là
đánh giá được q trình xuất khẩu sản phẩm vải dệt thoi, nhận xét và đưa ra những
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm trong khoảng thời gian 2014-2020
8
8
1.5 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng vải dệt thoi của công ty SLT tại
Việt Nam thực trạng trong hoạt động xuất khẩu tại thị trường chung Trung Quốc.
1.6. phạm vi nghiên cứu
1.6.1 Về thời gian
- Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu vải dệt thoi của công ty SLT tại Việt Nam
giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017.
1.6.2 Về không gian
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt vải thoi tại công ty SLT, và tổng
quan ngành kinh tế.
1.7. Kết cấu
- Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, phụ lục và các
tài liệu tham khảo bài khóa luận gồm có 4 chương:
- Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU MẶT VẢI DỆT THOI CỦA SLT
- Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
DỘNG XUẤT KHẨU MẶT VẢI DỆT THOI CỦA SLT
- Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT DỘNG XUẤT KHẨU MẶT VẢI DỆT THOI
CỦA SLT
9
9
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU, HIỆU QUẢ VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
2.1 Các lý thuyết liên quan đến xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động ngoại thương,
trong đó hàng hố dịch vụ được bán cho nước ngồi nhằm thu ngoại tệ. Nếu xem
xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản
đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế.
Theo khoản 1, Điều 28, chương 2, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 “ xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.”
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia nhất định
sang quốc gia khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu
2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hố và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra
nước ngồi với danh nghĩa là hàng của mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu
thường cao hơn các hình thức khác do khơng phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung
gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín
của mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản
xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.
2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngồi thơng
qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người mơi giới. Đó có thể là các
cơ quan, văn phòng đại diện, các cơng ty uỷ thác xuất nhập khẩu... Xuất khẩu gián
tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà
xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian. Tuy nhiên, trên
10
10
thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát
triển, vì các lý do:
+ Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinh
doanh thường rất thiếu thơng tin trên thị trường nên người trung gian tìm được
nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
+ Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất
khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong q trình vận tải.
2.1.2.3 Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để
xuất khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác)
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người
trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất. Ưu điểm của hình thức này là độ
rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách
nhiệm cuối cùng, đặc biệt là khơng cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiền
nhanh, cần ít thủ tục....
2.1.2.4 Bn bán đối lưu
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập
khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau.
Mục đích xuất khẩu khơng phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về
một lượng hàng hố có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu. Buôn bán đối lưu đã
ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trong đó sớm nhất là “hàng đổi
hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay ngồi hai hình thức truyền thống đó, đã có
nhiều loại hình thức mới ra đời. Trong vòng thập niên 90 của thế kỷ XX, trong buôn
bán quốc tế, gần 35% là mua đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là
những giao dịch có thanh tốn bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là
nghiệp vụ hàng đổi hàng.
2.1.2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị định
thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả
năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa
tương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên..
11
11