Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.23 KB, 65 trang )
Thứ hai, mở rộng đối tượng tiêu dùng.
Bên cạnh việc mở rộng ranh giới thị trường theo vùng địa lý, chúng ta có thể
mở rộng và phát triển thị trường bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm
khách hàng của đối thủ chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Có thể trước đây sản phẩm của doanh nghiệp chỉ nhằm vào một số đối tượng
nhất định trên thị trường thì nay đã thu hút thêm nhiều đối tượng khác nữa. Điều
này cũng làm tăng doanh số bán và dẫn tới tăng lợi nhuận. Một số sản phẩm đứng
dưới góc độ người tiêu dùng xem xét thì nó đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều mục
tiêu sử dụng khác nhau. Do đó ta có thể dễ dàng nhằm vào những nhóm người tiêu
dùng khác nhau khơng hoặc ít quan tâm tới hàng hoá, sản phẩm do doanh nghiệp
sản xuất ra. Nhóm người này cũng có thể được xếp vào khu vực thị trường còn bỏ
trống mà doanh nghiệp có khả năng khai thác.
Phát triển thị trường theo chiều rộng nhằm vào các nhóm người tiêu dùng mới
là một trong các cách phát triển thị trường song nó lại đòi hỏi công tác nghiên cứu
thị trường phải được nghiên cứu căn kẽ, cẩn thận nếu không công tác phát triển thị
thị trường sẽ không đạt hiệu quả cao.
Việc tăng số lượng người tiêu dùng hàng hoá nhằm tăng doanh số bán từ đó
thu được lợi nhuận cao hơn.
Để xem xét việc phát triển theo chiều rộng sẽ đi tính và đánh giá các chỉ tiêu
sau:
-
Thứ nhất, chỉ tiêu số lượng thị trường mới:
Chỉ tiêu này có cơng thức tính như sau:
Đơn vị: thị trường
Số lượng thị trường
=
Tổng số lượng thị
-
Tổng số lượng thị
mới
trường năm sau
trường năm trước
Việc tính tốn chỉ tiêu này nhằm giúp công ty đánh giá được số lượng thị
trường mới mà công ty đã mở rộng thêm được qua mỗi năm.Chỉ tiêu này có giá trị
càng lớn thì chứng tỏ việc mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của công ty
càng hiệu quả.
-
Thứ hai, chỉ tiêu số lượng thị trường thực mới.
Chỉ tiêu này có cơng thức tính như sau:
Đơn vị tính: thị trường
14
Số thị trường
thực mới
Số thị trường mới
=
trong năm A
-
Số thị trường mất đi
trong năm A
Đây là chỉ tiêu phản ánh thực chất số thị trường mà cơng ty có thêm được, do
trong quá trình phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu, cơng ty có thể mất đi
thị trường cũ. Do vậy, chỉ tiêu này giúp chỉ ra số thị trường thực chất mà cơng ty có
thêm được trong 1 năm.
-
Thứ ba, chỉ tiêu tốc độ gia tăng thị trường mới.
Chỉ tiêu này có cơng thức tính như sau:
Đơn vị tính: %
Tốc độ gia tăng
Số thị trường mới năm sau
x 100 (%)
Số thị trường mới năm trước
thị trường mới
Chỉ tiêu tốc độ gia tăng thị trường mới cho biết việc mở rộng thị trường xuất
=
khẩu gỗ nguyên liệu của công ty diễn ra nhanh hay chậm thông qua việc so sánh tốc
độ gia tăng thị trường mới giữa các năm với nhau. Tốc độ gia tăng thị trường mới
được coi là nhanh nếu đạt trên 100%, ngược lại nếu dưới 100% thì được coi là
chậm.
2.3.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu
Các nhà sản xuất kinh doanh phát triển theo chiều sâu thường đặt câu hỏi liệu
với nhãn hiệu sản phẩm hiện tại của mình, với tiếng vang sẵn có về sản phẩm thì có
thể tăng khối lượng hàng bán cho nhóm khách hàng hiện có mà khơng phải thay đổi
gì cho sản phẩm. Từ đó dẫn tới tăng doanh số bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Hay nói cách khác doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh những sản phẩm quen
thuộc trên thị trường hiện tại, nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ
lên. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể vận dụng bằng cách hạ thấp giá sản
phẩm để thu hút người mua mua nhiều hơn trước hoặc quảng cáo sản phẩm mạnh
mẽ hơn nữa để đạt được mục đích cuối cùng là khơng để mất đi một người khách
nào hiện có của mình và tập trung sự tiêu dùng của nhóm khách hàng sử dụng đồng
thời nhiều sản phẩm tương tự sang sử dụng duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp
mình.
Để xem xét phát triển theo chiều sâu, ta sẽ đi tính và đánh giá các chỉ tiêu sau
đây:
15
- Thứ nhất, chỉ tiêu thị phần tăng thêm.
Chỉ tiêu này có cơng thức tính như sau:
Đơn vị tính: %
Thị phần tăng thêm
=
Thị phần năm sau
Thị phần năm trước
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ khai thác thị trường hiện có của cơng ty qua
từng năm.Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn thì việc khai thác thị trường hiện có của
cơng ty càng hiệu quả và ngược lại.
-
Thứ hai, chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Chỉ tiêu này có cơng thức tính như sau:
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu năm sau
=
Kim ngạch xuất khẩu năm
x 100 (%)
trước
Chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch giúp phản ánh khả năng phát triển thị trường ở
các thị trường hiện có là nhanh hay chậm.
2.4 Phân định nội dung đề tài
Phát triển thị trường xuất khẩu là một hoạt động thách thức đối với doanh
nghiệp bởi thị trường xuất khẩu phức tạp, mang ý nghĩa sâu rộng. Khi đi nghiên cứu
về phát triển thị trường xuất khẩu ta có thể đánh giá dựa vào chỉ tiêu phát triển thị
trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu. Trong phạm vi
nghiên cứu đề tài khóa luận về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của
một doanh nghiệp, dựa trên kiến thức tích lũy được trong thời gian thực tập tại công
ty TNHH thương mại Xuất nhập khẩu Tân Hà, em xin định hướng nghiên cứu của
mình trong bài khóa luận như sau:
- Đặc điểm doanh nghiệp như giới thiệu công ty, nhà máy, cơ sở vật chất,
nguồn lực,…từ đó có cái nhìn bao qt về cơng ty để đánh giá được mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến phát triển thị trường
xuất khẩu như thế nào.
16
- Theo lý thuyết đã phân tích ở mục 2.2 có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển thị trường xuất khẩu. Xét trên thực tế công ty TNHH thương mại Xuất
nhập khẩu Tân Hà có các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu như
sau:
Thứ nhất, môi trường trong nước bao gồm: Các chính sách nhà nước liên quan
tới xuất khẩu như hàng rào thuế quan, phi thuế quan; Tình hình kinh tế của nước ta
(2012-2017); Các hiệp định Việt Nam tham gia; Nguồn cung gỗ; Mức độ cạnh tranh
xuất khẩu gỗ nguyên liệu trong nước
Thứ hai, môi trường quốc tế bao gồm nhân tố như nhu cầu thị trường quốc tế
đối với gỗ nguyên liệu; mức độ cạnh tranh về gỗ nguyên liệu trên thị trường quốc
tế; chính sách nhập khẩu quốc gia nước sở tại
Thứ ba, môi trường bên trong doanh nghiệp như nguồn nhân lực và khả năng
tài chính mà cơng ty đang gặp phải.
Lý do em lựa chọn những nhân tố ảnh hưởng này bởi lẽ tính thực tế cao có tác
động mạnh mẽ tới phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty Tân Hà
(Dẫn chứng tại mục 3.2)
Từ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu tại công ty đã
mang lại kết quả kinh doanh như thế nào dựa vào số liệu, dẫn chứng thực tế. Đồng
thời dựa vào tiêu chí phát triển theo chiều rộng và chiều sâu để soi xét trực quan
hơn về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty Tân Hà.
Thơng qua phân tích thơng số cụ thể về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ
nguyên liệu của công ty có những đánh giá nhận xét về kết quả đạt được, hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế. Để từ đó đưa ra những định hướng, đề xuất giải
pháp và kiến nghị nhằm giúp công ty phát triển thị trường xuất khẩu gỗ sâu rộng
hơn.
17