Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.96 KB, 47 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn mơi trường của cơng ty còn nhiều hạn chế khiến đối
tác trả lại hàng hoặc không mua hàng của công ty do vi phạm những TCMT mà họ đặt
ra. Cụ thể là công ty vướng phải những vấn đề về thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, hàm
lượng kim loại trong chè cao; nhãn mác, bao bì chè chưa đảm bảo... Hiện tại, đây là
những vấn đề chính làm giảm khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với Chè
xuất khẩu của công ty mà chúng ta cần phải có kế hoạch khắc phục nhanh chóng nếu
muốn tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường này.
3.3. Phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn mơi trường đối với Chè xuất
khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
3.3.1. Thực trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào
thị trường Châu Âu của cơng ty TNHH Chè Hồng Mai.
Nhận thấy rõ được vai trò quan trọng của việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường, công ty đã chấp hành tốt và cố gắng thực hiện đầy đủ các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp với các đơn vị có chức năng có thẩm quyền đo
kiểm môi trường và các kết quả đo kiểm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Công
ty đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO14000, HACCP,…Luôn chấp hành và thực
hiện đúng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam đặc biệt là các tiêu
chuẩn môi trường liên quan trực tiếp đến mặt hàng chè xuất khẩu. Vì thế, cơng ty đã
đạt được nhiều chứng nhận quan trọng về đáp ứng tiêu chuẩn môi trừong của Việt
Nam như: chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chè an toàn” cho cơ sở sản xuất
đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn VSATTP theo 10TCN606-2004; Hệ thống xử lý nước
thải của công ty đạt tiêu chuẩn TCVN 5945/2005 - loại B, nước thải sau khi được
xử lý khơng còn mùi thối, khơng còn màu đen; chứng nhận “Quy định giới hạn tối
đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” theo 46/2007/QĐ-BYT….
Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu chè
của công ty ta vào Châu Âu đang có dấu hiệu tăng trưởng giảm dần nguyên nhân
chủ yếu vì Châu Âu là thị trường rất khó tính và khắt khe về tiêu chuẩn mơi trường.
Có nhiều đơn hàng của cơng ty bị trả lại hoặc nhiều đối tác hủy hợp đồng mua hàng
của công ty do hàm lượng kim loại, chất bảo quản, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV vượt
qúa mức cho phép; nhãn mác, bao bì và chất lượng sản phẩm cũng chưa đúng với
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
19
SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
yêu cầu họ đề ra…Theo khảo sát sơ bộ thì cơng ty đã thực hiện tốt các TCMT của
Việt Nam và cũng đã đáp ứng được các TCMT của Châu Âu đề ra cho sản phẩm
chè xuất khẩu. Mọi chỉ tiêu về bao bì, nhãn mác, quy trình sản xuất và cụ thể là về
khâu bón phân, phun thuốc trừ sâu…đều được công ty thực hiện có có kế hoạch và
quy trình rất hợp lý nhằm đáp ứng TCMT của đối tác. Vậy tại sao công ty vẫn có
một số lơ hàng bị trả lại? Dưới tác động của các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường
này, lẽ ra mặt hàng chè của công ty rất có tiềm năng xuất khẩu nhưng lại gặp rất
nhiều khó khăn khi xâm nhập vào thị trường này. Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường khi xuất khẩu chè của công ty bị hạn chế chủ yếu là do công ty chưa đáp ứng
tốt tiêu chuẩn môi truờng trong quá tŕnh sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm bị
ảnh hưởng làm giảm khả năng xuất khẩu chè của công ty. Vì thế, để phân tích thực
trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào thị trường Châu
Âu của cơng ty TNHH Chè Hồng Mai, tơi xin được tập trung vào phân tích thực
trạng và nguyên nhân gây ra các vấn đề mà công ty đang mắc hiện nay khi đáp ứng
tiêu chuẩn môi trường của chè xuất khẩu vào Châu Âu.
- Việc đáp ứng tiêu chuẩn ISO14000 và tiêu chuẩn HACCP:
Ngày nay nhu cầu chất lượng hàng hố nơng sản nói chung đều được nâng
cao, đa dạng và các yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên tầm quan trọng
hơn. Các quy định và tiêu chuẩn môi trường của một số nước đã thay đổi trong đó
có Châu Âu. Nếu họ đưa các quy chuẩn về tiêu chuẩn môi trường này như là những
rào cản kỹ thuật thì chúng ta sẽ rất tốn kém cả về thời gian và chi phí rất nhiều trong
việc nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, đầu tư sản xuất, chế biến …Thêm vào
đó, trình độ sản xuất nông nghiệp trên thế giới ngày càng được nâng cao, người tiêu
dùng đòi hỏi khu vực sản xuất phải tự nâng cao trình độ sản xuất của mình, thể hiện
bằng các giấy chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001); giấy chứng
nhận về hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000); giấy chứng nhận an sinh xã hội
(SA 8000); giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt GAP (Global Agricultural
Practices); giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP (Hazard
Analysis and Critical Control Points), ISO 22000, … Nếu đạt được như vậy sẽ giúp
chúng ta nâng cao uy tín, khẳng định được trình độ của mình trong việc sản xuất,
chế biến chè nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các nước trong và ngồi khu vực,
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
20
SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
đồng thời vượt qua rào cản môi trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại
(Technical barrier to trade - TBT) mà các nước nhập khẩu có thể đặt ra.
Năm 2012, một vài lơ hàng chè xuất khẩu của công ty bị trả lại do đối tác
không nhận hàng của công ty do họ yêu cầu chè phải có một số chứng chỉ về TCMT
quốc tế như ISO14000, HACCP, GAP...Trước đây, các chứng nhận này chưa được
biết đến nhiều nhưng bây giờ các tiêu chuẩn môi trường này đã được công nhận như
những tiêu chuẩn quốc tế và ngày càng được áp dụng phổ biến. Vì thế, một số đối
tác đã yêu cầu thêm về chất lượng chè của cơng ty phải có các chứng chỉ trên, trong
khi để áp dụng các tiêu chuẩn môi truờng hay xây dựng một hệ thống quản lý chất
lượng và hệ thống xử lý chất thải,…đòi hỏi thời gian và chi phí rất lớn. Cơng ty
khơng thể thay đổi và đáp ứng ngay các yêu cầu trên của dối tác được. Mặc dù,
công ty hiện nay đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO14000, HACCP,… Cụ thể,
công ty đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường đi đôi với chất lượng sản
phẩm, đầu tư tồn bộ thiết bị và cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, xây
dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải theo phương pháp sinh học, áp dụng quy
trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ… nhưng vẫn chưa đựoc cấp chứng chỉ vì chưa
đáp ứng được đầy đủ các quy định theo tiêu chuân đề ra.
- Bao bì và cách đóng gói:
Cơng ty đã đáp ứng được tốt quy định 94/62/EEC về bao bì và phế thải bao bì
của Châu Âu. Cụ thể là trong những năm gần đây cơng ty đã có nhiều thay đổi để
đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn này bằng cách chuyển từ bao bì rẻ tiền bằng nilon
gây hại cho mơi trừong sang sử dụng các bao bì sản phẩm có thể tái sử dụng và thu
hồi nhưng vẫn đảm bảo tốt việc bảo quản, vệ sinh an tồn cho sản phẩm. Các bao bì
cũng được kiểm tra để giảm thiểu tối đa các kim loại nặng và các chất độc hại. Tuy
nhiên vẫn có một số đơn hàng bị trả lại vì vi phạm một trong số những tiêu chuẩn
môi truờng do Châu Âu do bị phát hiện có chứa hàm lượng các chất độc hại trong
bao bì. Nguyên nhân là do quá trình kiểm tra bao bì của cơng ty chưa tốt, do số
lượng bao bì lớn, trong khi nhân viên ít nên chỉ kiểm tra được một số lượng nhỏ
trong mỗi lơ bao bì nhập về. Nên vẫn có tình trạng một số bao bì có chứa chất độc
hại hoặc hàm lượng kim loại nặng quá tiêu chuẩn cho phép chưa được kiểm tra mà
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
21
SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
vẫn đưa vào sản xuất, dẫn đến sản phẩm vi phạm tiêu chuẩn về bao bì của Châu Âu
đề ra. Nhằm bảo quản tốt chè thành phẩm, công ty đã chú ý tới việc chọn lựa vật
liệu làm bao bì, cách thức đóng gói thích hợp. Với chè bảo quản trong thời gian
ngắn, có thể gói trong 2 lớp giấy (Một lớp giấy lót bên trong và một lớp giấy có
nhãn hiệu bên ngồi) và dán kín, sau đó đem xếp vào những thùng gỗ có giấy dán
lót bên trong và đóng nắp kín. Với chè cần bảo quản trong thời gian dài, chè được
bảo quản trong thùng đựng chè có lót 3 lớp giấy (hai lớp giấy thường và một lớp
giấy kim loại ở giữa), có nắp kín, có nẹp thiếc và dùng đinh đóng chặt. Chè được
đóng đầy, chặt trong thùng đựng chè. Giấy dùng bao gói cũng như dùng lót thùng
chè là giấy trắng, khơng có mùi lạ (giấy thường), khơng bị nhàu (giấy kim loại).
Mặt gỗ dùng để đóng 32 thùng nhẵn, khơng bị mọt, không mùi và độ ẩm của gỗ
không quá 13%. Các mép thùng đều có nẹp thiếc và dùng đinh đóng chặt.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào:
Bên cạnh các yếu tố trên, nguồn nguyên liệu đầu vào do thu mua bên ngồi
cũng là một ngun nhân khiến chè có thể bị nhiễm hàm lượng kim loại nặng, thuốc
trừ sâu, BVTV,…vượt quá mức cho phép theo quy định về TCMT của Châu Âu. Cụ
thể, công ty bên cạnh trồng trọt chè còn thu mua chè để sản xuất và xuất khẩu. Trong
qua trình thu mua ngun vật liệu, cơng ty tổ chức tiến hành thu mua từ các cơ sở thu
mua nguyên vật liệu trực tiếp từ các hộ nông dân trồng chè vì vậy dẫn đến tình trạng
chất lượng chè không đồng đều, không đảm bảo VSATTP và tiêu chuẩn môi truờng.
Để thực hiện sản xuất thâm canh tăng vụ, bà con nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật quá liều lượng, lượng phân bón quá liều, đất trồng và nước tưới có hàm lượng
kim loại nặng lớn…khơng đúng kỹ thuật canh tác gây ảnh hưởng đến chất lượng chè.
Nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng cho sản xuất vì vậy cơng ty đã tiến hành xem
xét, phân tích, phân loại, xử lý nguyên vật liệu cẩn thận, khơng thu mua các ngun
vật liệu có tạp chất như thuốc trừ sâu, hàm lượng phân bón hóa học…vượt quá giới
hạn cho phép. Tuy nhiên, thu mua nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn là điều không
thể tránh khỏi nên cơng ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn.Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến
kết quả của quá trình sản xuất và xuất khẩu của công ty.
- Chất phụ gia trong thực phẩm:
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
22
SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
Số chất và hàm lượng chất phụ gia, chất kháng sinh trong chè cũng được công
ty thực hiện đúng theo quy định về chất phụ gia trong thực phẩm của Châu Âu đề
ra. Một số chất phụ gia chính trong chè của cơng ty như Amidon hyđroxypropyl,
Amoni polyphosphat, Axit benzoic, Axit erythorbic...đề có hàm lượng không vượt
quá mức cho phép thep TCMT của Viẹt Nam và Châu Âu đề ra. Tuy nhiên, một số
ít sản phẩm chè của cơng ty vẫn bị trả lại do có chứa một vài chất như chloroform,
chloramphenicol, dimetridazole…đây là một trong số chất kháng sinh gây hại cho
môi trường bị Châu Âu cấm khi sử dụng trong thực phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là
ở công đoạn chế biến chè: các khâu như làm héo, diệt men, vò, rũ, tơi, sấy khơ,
tách, sao, đấu, trộn, đánh hương…có lẫn các tạp chất bên ngồi. Có thể ít nhưng
cũng khơng tránh khỏi, cộng với khâu kiểm tra chất lượng chè đôi khi chưa chặt
chẽ, điều này làm giảm chất lượng chè và khả năng đáp ứng TCMT của chè xuất
khẩu vào những thị truờng khó tính và kiểm tra gắt gao như Châu Âu.
- Nhãn hiệu thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ:
Để đáp ứng được quy định về nhãn hiệu thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ của
Châu Âu về việc sản phẩm khơng sử dụng chất hóa học tổng hợp hạn chế tối đa sử
dụng phân bón, hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng phân vi sinh
nhằm tạo ra các sản phẩm đạt VSATTP và bảo vệ môi trường. Từ năm 2011, công ty
đã áp dụng những quy trình sản xuất chè theo hình thức nông nghiệp hữu cơ không
sử dụng các chất phụ gia và chất bảo quản, mỗi sản phẩm khi ra đời đều được đăng
ký chất lượng với Sở y tế Hà Nội. Sau khi nguyên liệu đã được thu mua và tuyển
chọn kỹ càng sẽ được đưa vào các dây chuyền sản xuất để tiến hành chế biến. Sau
khi chế biến, tiến hành phân loại để loại bỏ những cá thể không đạt các tiêu chuẩn
theo quy định môi trường và VSATTP. Tuy nhiên vẫn xảy ra tt́nh trạng sản phẩm vi
phạm quy định về nhãn nhiệu của Châu Âu như lượng phân bón trong q trình
trồng chè gây hại môi trường, hàm lượng thuốc BVTV trong chè cao quá mức quy
định nên nhiều đối tác kiện công ty do chất lượng sản phẩm không đúng với nhãn
hiệu của sản phẩm. Nguyên nhân của vấn đề này là do trong quy trình sản xuất chế
biến chè, có những khâu nhân viên làm chưa đúng với quy định đề ra. Do người
trồng chè làm sai, nhầm lẫn các công đoạn của quy trình; vẫn có những cá nhân thì
lười nhác việc do họ chỉ làm tốt và đúng khi có giám sát viên bên cạnh, còn khơng
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
23
SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
thì rất qua loa hoặc do thói quen của một số người dân là “cứ bón nhiều Ure là tốt,
phun nhiều thuốc sâu khi xuất hiện sâu là tốt”… nên dẫn đến những sai lêch về hàm
luợng phân bón vá thuốc BVTV khi trồng chè. Rất khó để thay đổi thói quen, suy
nghĩ, lối sống và hành động của nhân viên vì số lượng nhân viên trồng trọt, chế
biến và sản xuất nhiều, lượng chè thì lớn trong khi giám sát viên kiểm tra, kiểm sốt
việc thực hiện quy trình thì ít. Đây là một vấn đề mà công ty cần phải có kế hoạch
giải quyết trong lâu dài.
- Lượng phân bón hóa học trong q trình trồng chè:
Cơng ty đã sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học làm từ phân chuồng,
phân xanh, cộng với bón bổ sung phân khống, chế phẩm phân giải xenlulo. Tất cả
đều có nguồn gốc sinh học, thỏa mộc, xuất xứ rõ ràng và chất lượng đảm bảo và đều
là những loại được phép sử dụng theo quy định của Châu Âu đề ra
Bảng 3.4. Phương pháp, quy trình và lượng phân bón trong trồng chè.
Loại phân bón
Cách bón
Số lần bón
Lượng bón
Đạm Urê
Bón cuốc
3-4 lần
600-800 kg/ha/năm
Lân hữu cơ sinh học
Bón cuốc
3-4 lần
2000-3000 kg/ha/năm
Kali
Bón cuốc
3-4 lần
200-250 kg/ha/năm
Chế phẩm phân giải xenlulo Bón vãi
4-6 lần
10-20 kg/ha/năm
Phun chế phẩm
Sau khi thu
8-9 lần
5 lít/ha/năm
Phytobacterin
hoạch 3-5ngày
MgO
Bón cuốc
3-4 lần
20-30 kg/ha/năm
(Nguồn: Phòng sản xuất cơng ty TNHH Chè Hồng Mai)
Tuy nhiên, một số nông hộ trồng chè vẫn sử dụng loại phân hữu cơ đựơc sản
xuất tại chỗ (phân tằm, phân gia súc, gia cầm) chưa qua xử lý nên gây ảnh hưởng
rất lớn đến môi truờng và làm chất lượng chè giảm sút. Cụ thể là việc bón quá nhiều
hay không đồng đều tỷ lệ trong các giai đoạn trồng chè khiến chè bị nhiễm hàm
lượng chất hóa học, kim loại vượt mức cho phép. Ví dụ: trong khâu bón phân người
trồng chè phải sử dụng đúng hàm lượng và số loại phân bón, cách bón, số lần bón
đúng với quy định thì mới đáp ứng được TCMT của Châu Âu. Mà số lượng phân
bón nhiều, hàm lượng bón mỗi loại cũng khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển của
chè lại yêu cầu một cách bón và số lần bón khác nhau nên việc sai sót và nhầm lẫn
là không tránh khỏi. Hơn nữa, số lượng giám sát viên của quy trình sản xuất chè còn
ít nên khơng theo kiểm tra, kiểm sát từng khâu một cách sát xao đựoc. Vì vậy, cơng
ty nên xem xét đánh giá và bổ sung thêm bộ phận này.
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
24
SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV trong chè:
Công ty đã thực hiện đúng quy định về thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm
nơng nghiệp của Châu Âu, và cụ thể là về sản phẩm chè, sử dụng các thuốc trừ sâu
với hàm lượng tối đa cho phép theo đúng chỉ thị 76/895/EEC của Châu Âu. Tăng
cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc. Sản xuất và sử dụng chế phẩm
sinh học từ nấm để trừ rầy xanh, bọ xít, muỗi…Sử dụng các chế phẩm Bt để trừ các
sâu miệng nhai (sâu chùm, sâu cuốn lá…) hoặc Bitadin để trừ nhện đỏ nâu, rầy
xanh. Sử dụng chế phẩm thảo mộc và có nguồn gốc sinh học (SH01, Sukopi, Rotor,
Deris…) và dầu khoáng BVTV để trừ dịch hại chính trên cây chè. Sử dụng chế
phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichodermaspp để trừ một số vi sinh vật ở trong
đất gây bênh cho cây chè. Tiến hành thay đổi chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đã
sử dụng theo hướng giảm thiểu dùng thuốc hóa học (đặc biệt là thuốc hóa học thuộc
nhóm độc I và II), tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc hoặc chế
phẩm thuốc có nguồn gốc sinh học trong sản xuất chè. Công ty đã sử dụng 6 chế
phẩm với 6 tên thương phẩm thuốc BVTV. Chúng thuộc 7 hoạt chất khác nhau.Hầu
hết các hoạt chất đều thuộc nhòm ít độc đối với người và động vật máu nóng (nhóm
độc III). Chỉ có một hoạt chất abamectin (nguồn gốc sinh học) thuộc nhóm độc II là
nhóm độc trung bình đối với người và động vật máu nóng. Đây đều là những loại
thuốc trừ sâu, thuốc BVTV thuộc các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV được cho
phép sử dụng trong chè mà các quy định về TCMT của Châu Âu đề ra.
Bảng 3.5: Chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên chè.
TT
Tên hoạt chất
1
Abamectin+dầu khoáng,
dầu hoa tiêu
Azadirachtin
B.thuringiensis +
Abamectin
Copper oxchloride
Matrine
Dịch tiết thảo mộc
7 hoạt chất
2
3
4
5
6
Tên thương
phẩm
Song mã
Kozomi
Kuraba
Vidoc
Sokupi
SH01
6 tên thương phẩm
Nhóm chế phẩm
Nguồn gốc sinh
học+dầu khoáng
Thảo mộc
Vi sinh vật+nguồn
gốc sinh học
Đồng oxyclorua
Thảo mộc
Thảo mộc
Nhóm
độc
II+III
III
III+II
III
III
(Nguồn: Phòng sản xuất cơng ty TNHH Chè Hồng Mai)
Tuy nhiên một vài lơ hàng xuất khẩu của cơng ty vẫn bị phạt hoặc trả lại vì
hàm lượng thuốc trừ sâu trong chè sai quy định chủ yếu là do hàm lượng thuốc
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
25
SV: Bùi Bích Phương
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương Mại Quốc Tế
vượt q mức cho phép. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen, ý thức của người
trồng chè nhiều khi chưa tốt, dẫn đến tình trạng phun thuốc quá liều, làm sai, nhầm
lẫn các cơng đoạn của quy trình phun thuốc. Một làn nữa, yêu cầu về việc đầu tư
giám sát viên cho quá trình trồng chè lại được đặt ra cho công ty nếu muốn giải
quyết vấn đề này.
- Một số yếu tố khác:
Ngồi những ngun nhân trên, còn một số nguyên nhân gián tiếp làm suy
giảm chất lượng chè xuất khẩu do các khâu như bảo quản chè trong kho, q trình
vận chuyển chè từ cơng ty ra cảng…chưa tốt làm biến dạng sản phẩm chè cả về hóa
tính và lý tính: nấm mốc, méo mó, rách…bị hư hại do những yếu tố bên ngồi như
mưa, nắng, khói bụi…Cụ thể như sau:
Công tác bảo quản chè:
Theo quy định về kho chứa các thùng chè và bảo quản chè của Bộ y tế số
1329/2002/BYT/QĐ : “Các thùng chè xếp vào kho thành phẩm của nhà máy hay
các kho ở trạm trung chuyển phải bảo đảm tuân theo những điều kiện sau đây: Kho
phải cao ráo, độ ẩm khơng khí trong kho khơng q 60 – 65%, đảm bảo vệ sinh,
khơng có mùi lạ. Những ngày độ ẩm khơng khí cao phải tiến hành chống ẩm. Các
thùng chè phải được kê cao cách nền 5 – 10 cm và cách tường 0.5 m. Các thùng chè
xếp trong kho cần được bố trí thành từng khối, mỗi khối có chiều rộng khơng q 2
thùng, chiều cao không quá 8 thùng, giữa các thùng có đặt các thanh gỗ dày từ 2 – 3
cm”. Tuy nhiên, Công tác bảo quản chè khi thu mua hoặc chế biến của công ty cũng
chưa tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng chè. Thông thường, một kho chứa chè phải
đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định như trên để hạn chế sự biến
dạng, biến chất, nấm mốc chè…Nhưng khâu chống ẩm mốc của công ty chưa tốt,
vào những ngày trời mưa, độ ẩm khơng khí cao công ty không tiến hành chống ẩm
thêm mà để yên như ngày thường. Ngoài ra, cách xếp thùng, khoảng cách giữa các
thùng…nhiều khi vẫn chưa làm đúng. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng hàng xuất khẩu của công ty.
Công tác kiểm tra chất lượng chè khi thu mua:
GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tiến
26
SV: Bùi Bích Phương