Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 68 trang )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Kho bạc nhà nước theo quy định của Pháp luật. Căn cứ vào điều kiện và nhu cầu
phát triển kinh doanh, công ty có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện theo
quy định của pháp luật, sau khi được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ sở
hữu.
Trải qua gần 53 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, công ty TNHH
Một thành viên môi trường và công trình đô thị Thanh hóa đã hoạt động tốt và
cống hiến được nhiều thành tựu cho tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đất nước nói
chung. Công ty đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào như: Năm 1972
được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng III về thành
tích khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần thứ nhất; năm 2006 được Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen tổng kết 10 năm phong trào thi
đua Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; năm 2007
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng III. Ngoài ra công ty
còn đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen do các cấp, các ngành khen tặng.
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của công ty trong
những năm gần đây.
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công tyTNHH Môi trường và CTĐT
Thanh Hóa
Đơn vị tính:đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lãi gộp
Lãi ròng
2010
32.710.502.113
5.195.577.987
2.635.826.427
2011
46.221.949.559
8.469.420.186
2.665.924.174
2012
67.494.646.116
10.539.919.953
2.778.500.381
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên của công ty ta thấy :
Doanh thu thuần năm 2011 tăng 13.511.447.440( đồng )tương ứng 41.3%
so với năm 2010. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 2.1.272.696.560 ( đồng )
tương ứng 46.02% so với năm 2011.
Doanh thu thuần tăng kéo theo lãi gộp và lãi ròng cũng tăng. Lãi gộp năm
2011 tăng 3.300.842.199 ( đồng ) tương ứng 63.5% so với năm 2010. Lãi gộp
năm 2012 tăng 2.070.499.764 ( đồng ) tương ứng 24.4% so với năm 2011.Lãi
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
ròng năm 2011 tăng 30.097.747 ( đồng ) tương ứng 1.14% so với năm 2010.
Lãi ròng năm 2012 tăng 112.576.207 ( đồng ) tương ứng 4.22% so với năm
2010
Như vậy ta thấy các chỉ tiêu của năm sau đầu tăng so với năm trước chứng
tỏ công ty phát triển bền vững.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, công ty thành lập các phòng, ban phù hợp với
điều kiện thực tế kinh doanh của công ty. Tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh
trong từng thời kỳ để hình thành các đơn vị trực thuộc Công ty. Công ty có một
giám đốc, hai phó giám đốc, năm phòng ban và mười bốn đơn vị trực thuộc là
các ban quản lý, xí nghiệp, đội. Công ty có một chủ tịch, là người nhân danh
Chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty đồng thời
chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao.
Mô hình tổ chức của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Môi trường và công trình đô thị
Thanh Hóa
Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận
khác của công ty. Giám đốc là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của
công ty trước lãnh đạo công ty và pháp luật Nhà nước. Giám đốc công ty thực
hiện quyền và các nhiệm vụ sau:
Quản lý hành chính hoạt động hàng ngày của công ty
Giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện nhiệm vụ được giao
Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt
Có quyền và trách nhiệm trong việc tuyển chọn và quyết định nhân sự của
công ty đồng thời ký kết hợp đồng lao động với các cán bộ nhân viên của công
ty
Ký kết các hợp đồng kinh tế
Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc đưa ra các quyết định và chỉ thị
đúng đắn cho công ty
Phòng hành chính: Tổ chức và giám sát các hoạt động mang tính chất hành
chính của công ty
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Phòng kế toán tài vụ:
Kiểm soát các hoạt động chi tiêu tài chính của ban giám đốc công ty căn cứ
trên các quy chế, quy định, định mức chi tiêu của công ty
Tổ chức việc ghi chép sổ sách, báo cáo kế hoạch theo quy định của pháp
luật và quy chế của công ty
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc lập kế hoạch chi tiêu tài chính
trong năm
Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và quyết toán thuế hàng năm theo
yêu cầu quản lý của cơ quan quản lí nhà nước
Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh
cho ban giám đốc bất cứ khi nào cần thiết
Tổ chức thực hiện các thủ tục quản lý thanh toán nội bộ, thanh quyết toán
các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi Công ty được phân cấp quản lý …
Phòng tổ chức LĐTL:
Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp
luật
Xây dựng các định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân,
tiêu chuẩn cán bộ công nhân viên trong công ty
Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch về kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho các
đơn vị trực thuộc công ty, cụ thể là các đội, xí nghiệp, ban quản lý
Phòng Quản lý dự án và kinh doanh:
Tham mưu cho ban giám đốc điều hành và quản lí toàn bộ dự án của công
ty
Phối hợp với các phòng tổ chức kế toán tài vụ lập tiến độ nhu cầu vốn của
các dự án đề xuất cho ban giám đốc công ty xé duyệt thanh toán theo tiến độ dự
án
Lưu trữ và quản lý hồ sơ các của các dự án.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty
Qua sơ đồ tổ chức của công ty có thể thấy công ty TNHH Môi trường và công
trình đô thị Thanh Hóa có rất nhiều đơn vị trực thuộc hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác
nhau như: xây dựng, dịch vụ môi trường, sữa chữa cơ khí, vận hành và xây lắp điện,
quản lý nghĩa trang, sữa chữa duy tu cấp thoát nước...
Ở mỗi đơn vị trực thuộc công ty đều có các giám đốc, phó giám đốc phụ trách
toàn bộ hoạt động của xí nghiệp hoặc của các xưởng, đội ban.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Điều này đòi hỏi công ty phải có cơ cấu tổ chức kinh doanh chặt chẽ và chuyên
nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho các bên có liên quan.
Công ty cũng đã cộng tác và liên kế với các đơn vị hoạt động trong các ngành
như xăng dầu, điện lực…. Điều này giúp công ty nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.3. Lĩnh vực hoạt động và quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên,
cây xanh trong địa bàn thành phố Thanh Hóa tại công ty
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty TNHH Một thành viên môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đại diện chủ sở hữu của công ty là UBND Tỉnh
Thanh Hóa. Do vậy các hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu theo sự chỉ đạo và
hướng dẫn của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
Trước ngày 16/6/2010, khi công ty còn là doanh nghiệp Nhà nước, công ty chỉ có
nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động công ích mà UBND tỉnh Thanh Hóa giao phó.
Nhưng kể từ khi công ty chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp TNHH Một thành
viên thì công ty còn có thêm các nhiệm vụ khác nữa trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Công ty có 3 nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ công ích
Nhiệm vụ xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ
Nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư
Công ty có các ngành nghề kinh doanh sau: Dịch vụ thu gom, xử lý và tiêu hủy
rác thải, tái chế phế liệu; hoạt động quản lý và xử lý nước thải; quản lý, khai thác chăm
sóc các công viên, khuôn viên, vườn hoa, cây xanh đô thị; quản lý, khai thác bảo
dưỡng hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí thành phố, thiết bị kỹ thuật điện và công
nghiệp; quản lý nghĩa trang, nghĩa địa, dịch vụ phục vụ tang lễ; quản lý, duy tu đường
giao thông nội thị; sản xuất, cung cấp các sản phẩm thiết bị, phương tiện chuyên dùng
phục vụ công tác vệ sinh môi trường, công viên cây xanh, điện chiếu sáng, tang lễ;
hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề, dịch vụ chăm sóc và
duy trì cảnh quan; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt
bằng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; giám sát thi công các công trình dân dụng, giao thông
thủy lợi, san lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật đô thị công trình điện đến 35 KV; tư vấn
đấu thầu, lập dự án đầu tư xây dựng các công trình; thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu
công trình dân dụng và công nghiêp, tính dự toán, tính đào đắp, san nền; vận tải hàng
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
hóa bằng ô tô chuyên dụng và bằng ô tô loại khác, cho thuê xe có động cơ; kinh doanh
xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm liên quan; kinh doanh và cung cấp các sản phẩm về
cây xanh, hoa cây cảnh, giống cây trồng, xây dựng bồn hoa, vườn hoa, công viên, lâm
viên.
Quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh tại công ty
Khi công ty ký được hợp đồng với UBND Thành phố Thanh Hóa về việc duy trì
và chăm sóc công viên cây xanh trong thành phố, ban giám đốc sẽ chỉ đạo cho các
phòng ban trong công ty thực hiện công việc.
Đầu tháng, phòng kế hoạch của công ty sẽ lập kế hoạch và giao xuống cho Xí
nghiệp Công viên cây xanh, đơn vị trực thuộc công ty. Xí nghiệp nhận bản kế hoạch
sản xuất trong tháng và từ đó triển khai các công việc cụ thể cho các tổ trong Xí
nghiệp. Xí nghiệp có 11 tổ( được thể hiện trong sơ đồ 1.2- trang 10)
Để hoàn thành dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh cần thực hiện song
song và thường nhật các công việc: duy trì thảm cỏ; duy trì cây trang trí; duy trì cây
bóng mát; duy trì vệ sinh công viên; bảo vệ và trông coi công viên, cây xanh.
Cuối mỗi tháng, nhân viên thống kê và cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp sẽ tổng
hợp, kiểm nghiệm khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng và tập hợp chứng từ
gửi lên phòng kế toán của công ty để hạch toán và tính giá thành dịch vụ.
Sơ đồ 1.2: Trình tự tổ chức hoạt động của dịch vụ duy trì
chăm sóc công viên, cây xanh
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch
Xí nghiệp Công viên cây
xanh
Tổ
Tổ
Tổ
Tổ
Tổ bảo
Tổ
Tổ
gián
sản
sản
bảo
vệ
Tổ
Nghĩa
vệ
tiếp
xuất
xuất
vệ
công
1A
trang
sinh
Hội
Lam
Lam
viên
Hàm
An
Sơn
Sơn
Hội An
Rồng
Tổ sản
Tổ nhà
Tổ duy
xuất
tưởng
trì cây
Thanh
niệm
xanh
Quảng
Bác Hồ
đường
phố
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ
THỊ THANH HÓA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính
2.1.1.1.Khái niệm về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách
tổng quát, toàn diện tìnhhình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo tài
chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo
cáo tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin xem xét, đối
chiếu, so sánh số liệu về tìnhhình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty,
giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân nghành. Để từ đó có thể xác định được thực
trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng tiềm năng kinh tế của
công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu
quả, để được lợi nhuận như mong muốn.
Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất
cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng
các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh
giá có căn cứ về tìnhhình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích
tìnhhình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả
năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính ban
hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài chính ban
hành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập
và nộp, kèm theo các văn bản, Thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư
20/2006/TT-BTC, Thông tư 21/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo
cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Mẫu số B 01-DN
Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B 02-DN
Mẫu số B 03-DN
Mẫu số B 09-DN
2.1.1.2.Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ
sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lănh đạo công ty. Để họ có những quyết
định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tìnhhình thực tế
của doanh nghiệp.
Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản,
mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và
nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để có
những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đă
đặt ra
Cung cấp thông tin về tìnhhình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ
sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi
nuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích
khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
2.1.1.3.Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan
tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan
tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đóng góp phúc lợi xă hội, bảo vệ môi trường v.v... Điều đó chỉ thực hiện
được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần.
Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ
chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. VÌ vậy, quan tâm đến báo
cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ư đến số lượng tiền tạo ra và các
tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số
lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và
sẽ được thanh toán khi đến hạng.
Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 12