Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 68 trang )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B 02-DN
Mẫu số B 03-DN
Mẫu số B 09-DN
2.1.1.2.Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ
sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lănh đạo công ty. Để họ có những quyết
định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tìnhhình thực tế
của doanh nghiệp.
Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản,
mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và
nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để có
những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đă
đặt ra
Cung cấp thông tin về tìnhhình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ
sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi
nuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích
khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
2.1.1.3.Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan
tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan
tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đóng góp phúc lợi xă hội, bảo vệ môi trường v.v... Điều đó chỉ thực hiện
được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần.
Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ
chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. VÌ vậy, quan tâm đến báo
cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ư đến số lượng tiền tạo ra và các
tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số
lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và
sẽ được thanh toán khi đến hạng.
Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v... Vì vậy
họ đều đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài
chính, tìnhhình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và
tương lai…
Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp
sắp tới có được mua hàng chịu hay không. VÌ vậy họ phải biết được khả năng
thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới.
Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người
lao động v.v... mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở góc độ này
hay góc độ khác.
Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đối
tượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính.
2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
2.1.2.1.Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các
nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan
trọng đối với chính phủ nước nhà.Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các
doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lănh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn
tới cộng đồng xă hội nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xă hội,
thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh
doanh lành mạnh công bằng.
2.1.2.2.Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm
để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các
công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu
tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân
tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc
thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra
quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài
chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người
ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra
đánh giá có căn cứ về tìnhhình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích
tìnhhình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng
của những sự cố kinh tế trong tương lai.
2.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính.
2.1.3.1.Tài liệu phân tích
Tài liệu được sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phương pháp kế toán, là một báo
cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành
nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài
chính phản ánh tổng quát tìnhhình và kết quả kinh doanh cũng như tìnhhình thực
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản
thuế, phí, lệ phí v.v... trong một kỳ báo cáo.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có
cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đă tạo
ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp được
sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài
chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
2.1.3.2.Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Đối với công ty khi áp dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện
đuợc điều này, thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo
những phương pháp sau:
Thiết lập các báo cáo tài chính khi phân tích theo dạng so sánh theo chiều
ngang, theo chiều dọc để có thể đánh giá một cách tổng quan về sự tăng giảm
hay tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính công ty cần phân tich.
Đánh giá, so sánh các tỷ lệ tài chính khi đă phân tích, chỉ ra sự bién động
của các tỷ số theo thời gian, so sánh sự thay đổi giữa các kỳ khác nhau như thế
nào, tốc độ biến động cao hay thấp.
Thiết lập các dăy số theo thời gian tuỳ theo quy mô phân tích, kế quả
phân tích có thể minh hoạ trên đồ thị để đưa ra được các dự báo cần thiết giúp
cho việc đưa ra các quyết định quản trị.
Thiết lập các mối quan hệ dự báo về các chỉ số tài chính, chỉ ra mối liên
quan giữa chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính dự toán để có
quyết định phù hợp nhằm đạt được mục đích kinh doanh của công ty.
Tóm lại, phương pháp báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa
ra các quyết định phù hợp hơn trong tiến trình quản lý của mình và cũng hoàn
toàn tương tự với việc quản trị các công ty.
Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính:
-Phân tích tìnhhình tài sản và nguồn vốn:
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích các chỉ số tài chính
2.1.4. Phân tích khái quát báo cáo tài chính
2.1.4.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và
nguồn vốn. Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản
và nguồn vốn. Từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn,
đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
2.1.4.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích các nhân tố
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu, giá vốn hàng bán, doanh thu
thuần về bán hàng và cungc ấp dịch vu, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận
gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm.
Từ đó đưa ra những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt động
hiệu quả.
2.1.4.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Phân tích các khoản phải thu
Khái Niệm: Phân tích khoản phải thu của công ty là một quá trình so
sánh các khoản mục đầu năm và các khoản mục cuối năm, tư đó đánh giá
tìnhhình tài chính của công ty.
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản
=
Các khoản phải thu
Tổng nguồn vốn
phải thu và nguồn vốn
Phân tích các khoản phải trả
Khái Niệm: Phân tích các Khoản phải trả là quá trình so sánh các khoản
nợ phải trả với Tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu năm và cuối
năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tìnhhình tài chính của công ty.
Công thức:
Tỷ số nợ
=
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Khái Niệm: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là tỷ số đo lường số
tiền mặt hiên tại của công ty có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả
của công ty. Số tiền này còn cho thấy lượnglưu trữ tiền mặt của công ty tới đâu.
Công thức:
Tỷ số thanh toán nhanh
bằng tiền mặt
=
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ phải trả ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Khái Niệm: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ
trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn.
Công thức:
Khả năng thanh toán
=
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Tài sản lưu động
Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
hiện thời
Nợ ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Khái niệm: Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán
thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn.
Công thức:
Tỷ số khả năng thanh
toán nhanh
Tiền + khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Vòng quay hàng tồn kho
Khái niệm:Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mỗi quan hệ giữa hàng tồn
kho và giá vốn hàng bán.trong một năm.và qua đây cũng biết được số ngày
hàng tồn kho.
Công thức:
Vòng quay hàng tồn
kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho trung
bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình= (hàng tồn kho trong báo cáo năm
trước+ hàng tồn kho năm nay)/2
Vòng quay các khoản phải thu
Khái Niệm:Vòng quay khoản phải thu dùng để do lường tính thanh
khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.
Công thức:
Vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh số thuần hàng năm
Các khoản phải thu trung bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại
trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
Kỳ thu tiền bình quân DSO ( Day Sale of Outtanding) là số ngày của một
vòng quay khoản phải thu.
Công thức:
Kỳ thu tiền bình
=
360
vòng quay các khoản phải
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
thu
quân
Vòng quay tài sản cố định
Khái Niệm:Vòng quay tài sản cố định đo lường mức vốn cần thiết phải
đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu
Công thức:
Vòng quay tài
sản cố định
Doanh thu thuần
=
Bình quân giá trị tài sản cố định
Trong đó: Bình quân giá trị tài sản cố định = ( tài sản cố định năm trước +
tài sản cố định năm nay)/2
Vòng quay tổng tài sản
Khái Niêm:Vòng quay tổng tài sản là nhằm đánh giá chung giữa tài sản
ngắn hạn vàn tài sản dài hạn.
Công Thức:
Doanh thu thuần
Bình quân giá trị tổng tài sản
Trong đó: Bình quân giá trị tổng tài sản = ( tổng tài sản năm trước + tổng
Vòng quay tổng tài
sản
=
tài sản năm nay)/2
Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài
chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu qảu sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra
doanh thu.
Công thức:
Vòng quay vốn
chủ sở hữu
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
T
PHÂN TÍCH TT NH HNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Khái Niệm: Tỷ số nợ trên tổng tài sản là nhằm đo lường mức độ sử dụng
nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản.
Công thức:
Tỷ số nợ trên
tổng tài sản
=
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Khái Niệm: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sử dụng
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
vốn chủ sở hữu.
Công Thức:
Tỷ số nợ so với
vốn chủ sở hữu
=
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Khái Niệm: Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu
nhằm cho biết đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận để đạt được
chiến lược kinh doanh của mình.
Công Thức:
Tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản của
công ty hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi căn bản là nhằm đánh giá khả năng sinh
lợi căn bản của công ty.
Công Thức:
Tỷ số lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi
so với tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Khái Niệm: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản dùng để đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận ròng
trên tổng tài sản
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
2.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV MÔI
TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
2.2.1.1.Đánh giá về mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Đối với một doanh nghiệp khi lên bảng báo cáo tài chính phải đảm bảo
nguyên tắc chung là: Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản
cao, thì sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tự
thanh khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước
sẽ được báo cáo trước. Như khi ta nhìn trên bảng báo cân đối kế toán ta thấy
phần nguồn vốn thì phần Nợ phải trả sẽ được báo cáo trước sau đó mới tới
nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH MTV
Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa ta thấy rằng:
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn
Năm 2010
102.940.435.712
Năm 2011
123.836.606.181
Năm 2012
134.120.374.220
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm
Dựa vào đồ thị ta nhận thấy tồng tài sản và tổng nguồn vố có nhiều sự
biến động. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là
208.961.704 đồng tương ứng với 16%. Qua năm 2012, tình hình tài sản và nguồn
vốn của công ty tăng lên 102.837.681 đồng, tương ứng với 8,3%. Năm 2012
công ty đă đi vào hoạt động bền vững hơn. Do đó tình hình tài sản và nguồn vốn
của công ty tăng hơn so với năm 2011. Đến năm 2012, tình hình kinh tế của
công ty tăng lên hơn so với năm 2011.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
2.2.1.2.Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản
Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác
động đến Tổng tài sản:
Phần 1- Tài sản ngắn hạn
Phần 2 – Tài sản dài hạn
Đây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản.
Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên
trước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản.
Tài sản ngắn hạn
Năm 2010
82.234.582.069
Tài sản ngắn hạn
Năm 2011
99.711.117.958
Năm 2012
97.347.952.019
Biểu đồ 2.2: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là
1.747.653.589 đồng, tương ứng 17%. Qua năm 2012 tài sản ngắn hạn đă giảm
đi 2.363.165.940 đồng, tương ứng với 2.4%. Tài sản ngắn hạn thay đổi do các
yếu tố sau:
Vốn bằng tiền.
Năm 2010
1.850.304.317
Vốn bằng tiền
Năm 2011
1.609.490.874
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Năm 2012
513.232.282
Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Biểu đồ 2.3: Vốn bằng tiền qua 3 năm
Dựa vào đồ thị thì đễ dàng nhận thấy được vốn bằng tiền của công ty
giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2012 vốn bằng tiền đă giảm mạnh, giảm
1.096.258.592 đồng, tương ứng 68%. Sự giảm xuống như vậy là xấu bởi vì nó sẽ
làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm giảm
tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng tiền mặt
và tiền gửi ngân hàng giảm. Vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữ
lên và điều tiết một cách hợp lí.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843
Trang 22