Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.31 KB, 72 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Hợp tác xã Tín dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương với số vốn điều lệ ban đầu là 05 tỷ
đồng và chính thức đi vào hoạt động khi đất nước đang trên tiến trình đổi mới nền
kinh tế. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, mạng lưới của Ngân hàng đã ngày
càng mở rộng, uy tín ngày càng được nâng cao, tạo được thương hiệu cả trong và
ngoài nước. Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại 112 – 118 Hai Bà Trưng, phường Đa
Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm hình thành, phát triển
và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng đã gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các
NHTM khác, Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, Ban kiểm soát, Ban điều hành cùng
toàn thể nhân viên Ngân hàng TMCP Bản Việt đã chung sức, nỗ lực không ngừng
để khắc phục khó khăn và từng bước đưa ngân hàng phát triển ổn định hơn. Những
năm gần đây, Ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, phát triển nhiều sản
phẩm dịch vụ mới nhằm cạnh tranh với các NHTM khác và cũng đang phấn đầu trở
thành một trong những NHTM hàng đầu trong nước.
1.1.1.2.
Quá trình phát triển
Năm 1992: Giai đoạn thành lập
Ngân hàng thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Gia Định, theo giấy phép
thành lập số 576/GP-UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM và giấy phép hoạt động số
0025/NH-CP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp
nhất 02 Hợp tác xã tín dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương với số vốn điều lệ ban đầu 5
tỷ đồng.
Năm 1994 – 2005: Giai đoạn vượt qua khó khăn, củng cố
Trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2005, GiaDinhBank từng bước vượt
qua khó khăn, dần ổn định và phát triển. Năng lực tài chính ngày càng được nâng
cao với số vốn điều lệ tăng lên 80 tỷ đồng. Mạng lưới gồm 05 điểm giao dịch (01
Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 02 phòng giao dịch).
Năm 2006: Bắt đầu phát triển
11
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
GiaDinhBank tăng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng. Mạng lưới gồm 06 điểm giao
dịch (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 03 phòng giao dịch) và khánh thành trụ sở
chính tại 135 Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng cũng được xếp hạng 19/29 NHTM trên cả nước về mức độ sẵn sàng cho
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin do Hội Tin học Việt Nam bầu chọn.
Năm 2007 – 2009: Phát triển có định hướng
Ngày 18/12/2008, GiaDinhBank đã tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Mạng
lưới hoạt động ngày càng mở rộng, năm 2008 đã tăng lên 28 điểm giao dịch (01 Trụ
sở chính, 07 chi nhánh, 20 phòng giao dịch). Các cổ đông lớn của GiaDinhBank là
các NHTM có uy tín. Ngày 18/09/2007 GiaDinhBank ký kết thỏa thuận hợp tác với
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt mới cho sự phát
triển có đinh hướng của GiaDinhBank. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
đã trở thành cổ đông chiến lược hỗ trợ tích cực về mọi mặt cho hoạt động của
GiaDinhBank như năng lực tài chính, quản trị điều hành, công nghệ thông tin,…
Năm 2010 – 2012: Giao đoạn tăng tốc phát triển
Ngày 30/08/2010, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
GiaDinhBank chính thức tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên thành 2.000 tỷ đồng.
Ngày 25/08/2011, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy
ban Chứng khoán nhà nước, GiaDinhBank đã hoàn thành việc nâng vốn điều lệ năm
2011 từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Ngày 09/01/2012, GiaDinhBank chính
thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Viet Capital
Commercial Joint Stock Bank.
1.1.2.
1.1.2.1.
Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức hành chính
Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động
Ngân hàng TMCP Bản Việt định ra mục tiêu cung cấp đầy đủ sản phẩm – dịch
vụ cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,
TTQT, dịch vụ chuyển tiền, tín dụng,… và hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu
12
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
dịch vụ tài chính cho đối tượng khách hàng định chế tài chính như: dịch vụ tài
khoản và thanh toán, Ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, bao thanh toán và các
nghiệp vụ về vốn ngoại tệ. Đến nay Ngân hàng đã tham gia Hiệp hội Viễn thông Tài
chính liên ngân hàng Toàn thế giới (SWIFT) và thiết kế các quan hệ đại lý với một
số ngân hàng lớn trên 20 quốc gia. Bên cạnh đó hệ thống mạng lưới trải khắp trên
cả nước cùng với sự quan tâm đầu tư chất lượng tốt nhất tại mỗi điểm giao dịch, thể
hiện khát vọng vươn cao của Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Bản Việt mong muốn
và tin tưởng rằng Ngân hàng sẽ xây dựng thành công và ngày càng mở rộng mạng
lưới khách hàng trong những năm tới. Đồng thời Ngân hàng TMCP Bản Việt cũng
trở thành một định chế tài chính đáng tin cậy đối với các khách hàng đối tác.
1.1.2.2.
Cơ cấu tổ chức hành chính
Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng số cán bộ, công nhân viên của Ngân
hàng TMCP Bản Việt là 637 người. Hội sở Ngân hàng TMCP Bản Việt có 15
phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện các chức năng và mảng công việc riêng, cụ thể
có:
Phòng Nhân sự
Phòng Nguồn vốn
Phòng Kế toán tài chính
Phòng Đầu tư
Phòng Marketing
Trung tâm thẻ
Phòng Hành chính – quản trị
Phòng Quản lý tổng hợp
Phòng CNTT Phòng
Quản trị rủi ro
Phòng Pháp chế
Phòng TTQT
Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ
Trung tâm Đào tạo
Ban phát triển dự án Core – banking
13
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
Nguồn: Vietcapitalbank.com.vn
Mỗi Phòng Nghiệp vụ Hội sở do một Trưởng phòng điều hành và có Phó
phòng giúp việc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc toàn bộ các
mặt công tác của phòng trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được giao.
1.2.
Phòng thanh toán quốc tế - Ngân hàng TMCP Bản Việt
Hiện tại Ngân hàng TMCP Bản Việt thực hiện thanh toán quốc tế theo mô
hình quản lý tập trung với cơ cấu tổ chức như sau:
14
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý tại phòng TTQT
KHỐI PHÁT TRIỂN KINH DOANH – TÍN DỤNG
PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Bộ
Bộ phận tư vấn và hỗ trợ
Bộ phận tiếp nhận và xử lý
Bộ phận chuyển tiền phận kiểm tra chứng từ
1.2.1.
Chức năng
Phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP Bản Việt là đơn vị trực thuộc
Khối phát triển kinh doanh – tín dụng, được thành lập mới mục đích giúp doanh
nghiệp quản lý và hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trên toàn hệt
thống, bao gồm các chức năng sau:
-
Tổ chức, duy trì và phát triển TTQT áo dụng thống nhất trên toàn hệt thống
-
Hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ các văn bản liên quan đến các nghiệp vụ, các thông
lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực TTQT trên toàn hệ thống.
-
Quản lý, vận hành hệ thống SWIFT
1.2.2.
Nhiệm vụ
Tiếp nhận và xử lý thông tin, chuyển tiền và thanh toán, kiểm tra chứng từ, tư
vấn, hỗ trợ.
1.2.3.
-
Tổ chức
Đứng đầu Phòng TTQT là Trưởng phòng TTQT: chịu trách nhiệm điều hành, tổ
chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc hoặc người được phân công/ ủy quyền về mọi mặt.
-
Phó phòng TTQT: chịu trách nhiệm và báo cáo với Trưởng phòng TTQT về các
hoạt động của phòng.
15
Khóa luận tốt nghiệp
-
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Trưởng bộ phận: chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của bộ
phận, báo cáo trực tiếp và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bộ phận trước Phó
phòng.
-
Các chuyên viên, kiểm soát viên, nhân viên: làm việc độc lập và báo cáo trực tiếp
cho Trưởng bộ phận.
1.3.
Tình hình hoạt động kinh doanh chung giai đoạn 2009 – 2012 của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt
Trong giai đoạn 2009 – 2012, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong lĩnh vực tài
chính ngày càng gay gắt vì những ảnh hưởng nhất định của nền kinh tế. Tỷ giá
ngoại tệ diễn biến phức tạp tác động lớn đến tình hình xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó,
lãi suất huy động và cho vay cũng biến động không ngừng, giá cả thay đổi theo
chiều hướng tăng, lạm phát ở mức hai con số. Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Bản
Việt đã cố gắng nỗ lực vươn lên và đạt nhiều kết quả khả quan.
Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bản Việt
giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bản Việt
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Bản Việt có xu hướng tăng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng chỉ
tăng 3,7%, tương ứng với 2 tỷ đồng từ năm 2009 đến năm 2010. Tuy nhiên chỉ 1
năm sau, mức lợi nhuận sau thuế mà Ngân hàng đạt được đã tăng đến 382,14% đạt
mức 270 tỷ đồng trong năm 2011. Đạt được kết quả này là do việc mở rộng kinh
doanh, tăng nguồn vốn điều lệ và việc mở thêm 07 Chi nhánh mới của Ngân hàng ở
các tỉnh: Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang và
Cà Mau. Với đà tăng trưởng như vậy, lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục tăng từ 270
tỷ đồng (năm 2011) lên 304 tỷ đồng (năm 2012).
Có được kết quả trên là do Ngân hàng TMCP Bản Việt luôn chú trọng định
hướng phát triển các nghiệp vụ có lợi thế và mang tính chất cạnh tranh, nâng cao uy
tín trong nước và quốc tế bằng việc xây dựng chính sách khách hàng đúng đắn,
16
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
nâng cao cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ, tạo điều kiện mở rộng hoạt động
kinh doanh.
1.3.1.
Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp nói chung và
của các NHTM nói riêng, nhằm đảm bảo có hiệu quả tính thanh khoản trong kinh
doanh. Do vậy, đây là mảng hoạt động rất được chú trọng tại Ngân hàng TMCP
Bản Việt.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bản Việt 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng nguồn
Năm
2009
Tỉ
trọng
(%)
Năm
2010
Tỉ
trọng
(%)
Năm
2011
13.29
Tỉ
trọng
(%)
2.190
100
6.076
100
TCKT và dân 1.609
73,5
3.904
64,3
9.668
72,7
26,5
2.173
35,7
3.622
27,3
vốn huy động
0
100
Tiền gửi các
cư
Tiền gửi, vay
các TCTD
581
Năm
2012
27.0
72
20.8
68
6.20
4
Tỉ
trọng
(%)
100
77,1
22,9
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Bản Việt
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Bản Việt luôn đạt ở mức cao qua các năm. Cụ thể là năm 2010, tổng vốn huy động
đạt 6.076 tỷ đồng, tăng 177,4% so với năm 2009. Đến năm 2011, tổng vốn huy
động đã đạt mức 13.290 tỷ đồng và con số này là 27.072 tỷ đồng trong năm 2012.
Trong đó, nguồn vốn huy động từ các TCKT và dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao
(chiếm trên 60% tổng vốn huy động) so với nguồn vốn huy động từ các TCTD khác
và tăng liên tục từ 1.069 tỷ đồng năm 2009 lên 3.904 tỷ đồng năm 2010, 9.668 tỷ
đồng năm 2011 và đạt 20.868 tỷ đồng năm 2012.
Giai đoạn 2009 – 2012 là giai đoạn khó khăn của các TCTD nói chung và
Ngân hàng TMCP Bản Việt nói riêng. Tuy nhiên, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác
17
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
tiếp thị, quảng bá sản phẩm và áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh nên kết quả
đạt được trong giai đoạn này là rất khả quan.
1.3.2.
Tình hình hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng TMCP Bản Việt,
quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Với nguồn vốn huy động ngày
càng tăng trưởng, trong những năm gần đây hoạt động đầu tư và cho vay của Ngân
hàng TMCP Bản Việt đang không ngừng mở rộng.
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Bản Việt 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay
Các khoản đầu
tư
Tổng cộng
Năm
Năm
2009
2010
Tăng –
Giảm
(%)
Năm
2011
Tăng –
Giảm
(%)
Năm
2012
Tăng –
Giảm
(%)
2.355
3.663
55,5
4.380
19,6
5.962
36,1
112
1.463
1206,3
5.859
300,5
13.395
128,6
2.467
5.126
107,8
10.239
99,7
19.357
89,1
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Bản Việt
Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Bản Việt đã tập trung mở rộng mạng
lưới, tận dụng thế mạnh về lãi suất, chú trọng đến chất lượng phục vụ nên đã góp
phần đẩy nhanh dư nợ cho vay của Ngân hàng. Cụ thể, dư nợ cho vay năm 2010
tăng 55,5% tương ứng với 1.308 tỷ đồng so với năm 2009. Các năm 2011, 2012 lần
lượt có dư nợ cho vay tăng 19,6% và 36,1% so với năm trước đó.
Vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư một cách an toàn vào các TCKT qua
các năm nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định và vững chắc. Năm 2009, tổng các
khoản đầu tư của Ngân hàng là 112 tỷ đồng, con số này liên tục tăng qua các năm,
đạt 1.463 tỷ đồng năm 2010 (tăng 1206,3%), 5.859 tỷ đồng năm 2011 (tăng
300,5%) và đạt 13.395 tỷ đồng năm 2012 (tăng 128,6%).
1.3.3.
Hoạt động thanh toán quốc tế
Trong xu thế hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới, việc tài trợ XNK, cấp
tín dụng XNK là những mục tiêu được chú trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại
18
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
của mỗi quốc gia. TTQT thực sự đang trong giai đoạn phát triển cao. Kim ngạch
XNK của Việt Nam trong thời gian qua tăng lên nhanh chóng. Vì thế, hoạt động
TTQT cũng ngày càng được mở rộng, đẩy mạnh thanh toán qua hệ thống Ngân
hàng. Tháng 10/2008, Ngân hàng TMCP Bản Việt thành lập phòng TTQT nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Tuy mới được triển khai nhưng
hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Bản Việt đang có những bước chuyển mình
đáng khâm phục.
19
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Biểu đồ 1.2: Doanh thu TTQT của Ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn
2009 – 2012
Đơn vị tính: Nghìn USD
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
20
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng doanh thu TTQT của Ngân hàng TMCP Bản Việt
giai đoạn 2009 – 2012
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Nhìn vào hai biểu đồ, ta có thể thấy doanh thu TTQT của Ngân hàng TMCP
Bản Việt liên tục tăng rất nhanh qua các năm (kể cả Xuất khẩu và Nhập khẩu). Cụ
thể, năm 2009, chỉ sau một năm thực hiện hoạt động TTQT nên doanh số đạt được
khá khiêm tốn, chỉ ở mức 72 nghìn USD đối với hoạt động Xuất khẩu và 312 nghìn
USD đối với hoạt động nhập khẩu. Một năm sau đó, tức năm 2010, doanh thu hoạt
động Xuất khẩu tăng 147,2%, đạt 178 nghìn USD và doanh thu hoạt động Nhập
khẩu cũng đạt 780 nghìn USD, tăng 150%. Năm 2011 đánh dấu cột mốc quan trọng
của hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Bản Việt khi Ngân hàng đã tham gia
Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng Toàn thế giới (SWIFT). Tính đến
năm 2012 Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với 516 ngân hàng – chi nhánh
ngân hàng trong nước và 27 quốc gia khác. Ngân hàng cũng đã mở tài khoản
NOSTRO với hai loại ngoại tệ chính là USD vả EUR. Nhờ đó mà doanh số hoạt
động TTQT của Ngân hàng tăng rất nhanh trong hai năm 2011 và 2012. Doanh số
hoạt động Xuất khẩu đạt 1.458 nghìn USD trong năm 2011 và tăng 2554%, đạt mức
38.696 nghìn USD trong năm 2012. Hoạt động Nhập khẩu cũng tăng nhanh, đạt
6.214 nghìn USD trong năm 2011 và 57.966 nghìn USD trong năm 2012 (tăng
832,8% so với một năm trước đó). Thanh toán quốc tế đối với hàng nhập khẩu luôn
là lợi thế và mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng. Trong những năm vừa qua,
doanh thu từ hoạt động TTQT đối với hàng nhập khẩu chiếm hơn 60% tổng doanh
thu do hoạt động TTQT mang lại.
1.3.4.
Một số hoạt động khác
Ngân hàng TMCP đang trong giai đoạn phát triển, đa dạng hóa dịch vụ: hùn
vốn và liên doanh theo pháp luật, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh
doanh ngoại tệ, vàng bạc, dịch vụ cầm đồ, bao thanh toán,…và đạt được nhiều kết
quả đáng khích lệ, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng.
21