Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.31 KB, 72 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
-
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Khi đánh giá chất lượng của một sản phẩm, ta phải xét đến mọi đặc tính của đối
tượng có liên quan đến sự thỏa mãn của một nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này
không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như nhu cầu
mang tính pháp chế, nhu cầu của cả cộng đồng...
-
Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có
những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận
chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện ra chúng trong quá trình sử dụng.
-
Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa như ta hiểu hàng
ngày, mà còn có thể áp dụng cho cả hệ thống, quá trình.
-
Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà
nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với
nhau. Nó là một khái niệm đa diện.
Như phân tích ở trên, bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào đều được khách hàng
đánh giá trên một số tiêu chí nhất định, nhưng quan trọng nhất, vẫn là tiêu chí chất
lượng. Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ nói riêng là một dịch vụ do ngân hàng cung cấp tới những khách hàng là
các cá nhân, tổ chức...Dịch vụ do ngân hàng cung cấp là khá hạn chế tại thời điểm
hiện nay, do đó, các ngân hàng không thể thu hút khách hàng bằng cách tạo ra càng
nhiều sản phẩm dịch vụ, mà điều quan trọng là tạo ra điểm nhấn của riêng mình
thông qua chất lượng sản phẩm cung cấp. Cùng một sản phẩm giống nhau, nhưng
mỗi ngân hàng sẽ tạo ra bản sắc riêng khác nhau, tạo ra chất lượng khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu rằng, chất lượng dịch vụ thanh toán bằng phương thức
tín dụng chứng từ là khả năng tập hợp tất cả các đặc tính của phương thức tín dụng
chứng từ mà đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia trong phương thức thanh
toán này. Các đặc tính đó là độ an toàn cao, thời gian thanh toán ngắn, phí thanh
toán hợp lý, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các cán
bộ nhân viên ngân hàng.... Hay nói cách khác, chất lượng thanh toán là chất lượng
một hoạt động của Ngân hàng, nhằm đáp ứng ba tiêu chí: Thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng, đáp ứng được yêu cầu của hệ thống, và mang lại thu nhập cho Ngân
hàng.
24
Khóa luận tốt nghiệp
2.1.2.
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán bằng phương thức
tín dụng chứng từ
2.1.2.1.
Mức độ thỏa mãn của khách hàng
Như ta đã biết, khách hàng là đối tượng vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một
ngân hàng nào. Chất lượng của dịch vụ thanh toán ngày càng hoàn hảo thì khách
hàng sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng, thậm chí còn tác động đến một bộ phận
không nhỏ những khách hàng mới có nhu cầu TTQT tìm đến ngân hàng giao dịch.
Mức độ thỏa mãn của khách hàng được thể hiện qua số lượng gia tăng các chỉ
tiêu: Số lượng L/C mở, Số lượng khách hàng mở L/C, và số món thanh toán L/C,
điều kiện thanh toán cũng như thái độ cách thức phục vụ của nhân viên Ngân hàng.
-
Số lượng L/C mở, số lượng khách hàng
Số lượng khách hàng tham gia thanh toán bằng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ phản ánh phạm vi ảnh hưởng của Ngân hàng đối với khách hàng. Số
lượng khách hàng tiến hành giao dịch với Ngân hàng càng nhiều, chứng tỏ Ngân
hàng có phạm vi ảnh hưởng càng cao đến khách hàng.
Việc gia tăng số lượng khách hàng xin mở L/C luôn gắn liền với việc gia tăng
số lượng hồ sơ xin mở L/C, tức là gia tăng mức độ quan hệ thương mại.
Số lượng hồ sơ mở L/C được hiểu là số lượng những hợp đồng thanh toán
XNK được thực hiện thông qua ngân hàng.
Một khía cạnh khác cần đề cập đến, không chỉ mang lại khoản thu nhập cho
ngân hàng thông qua việc thu phí dịch vụ, đó là còn liên quan đến mối quan hệ
thương mại. Một ngân hàng có số lượng L/C xin mở càng nhiều, chứng tỏ ngân
hàng này có mối liên hệ khá rộng đối với các doanh nghiệp XNK, có uy tín đối với
khách hàng cả trong nước và quốc tế.
Doanh số thanh toán từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
tăng lên là cơ sở gia tăng số lượng hồ sơ mở L/C tại ngân hàng. Thực tế cho thấy,
khách hàng luôn tìm đến ngân hàng nào có kết quả kinh doanh cao, hoạt động hiệu
quả và có uy tín. Do đó, ngân hàng có số lượng lớn khách hàng tham gia thanh toán
L/C càng lớn, thì chất lượng của quá trình thanh toán này càng cao.
-
Điều kiện thanh toán
25
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Điều kiện thanh toán cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ thỏa mãn của
khách hàng. Đó là một tập hợp của nhiều các yếu tố như: mức phí hợp lý, thời gian
thanh toán ngắn, thủ tục đơn giản, chính sách tỷ giá hợp lý, lãi suất phù hợp, gọn
nhẹ.
Thời gian thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng TTQT
theo phương thức tín dụng chứng từ. Xuất phát từ tính chất TTQT, thanh toán tiền
hàng ở các nước khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa... cách xa về mặt địa lý nên việc
thanh toán thường chậm trễ, thời gian thanh toán bị kéo dài. Ngoài ra còn xuất phát
từ bản thân ngân hàng, đó là các thủ tục pháp lý. Nếu thủ tục rườm rà, phức tạp,
nhiều điều kiện sẽ dẫn đến tình trạng đọng vốn, kinh doanh kém hiệu quả đối với
các nhà xuất khẩu. Do đó, thời gian thanh toán ngắn là căn cứ để các doanh nghiệp
XNK lựa chọn ngân hàng phục vụ trong quá trình thanh toán.
Mức phí hợp lý được đề cập ở đây gồm có phí dịch vụ thanh toán và các
khoản phí khác có liên quan. Mức phí hợp lý luôn là mối quan tâm lớn của khách
hàng. Một mức phí hợp lý có thể chấp nhận được là căn cứ để khách hàng lựa chọn
ngân hàng cho mình.
Một số khách hàng khi ký kết hợp đồng không đủ nguồn tài chính, phải đi vay
ngân hàng, có thể là nội tệ hay đồng ngoại tệ. Thông thường Ngân hàng chỉ đồng ý
cho vay khi có tài sản đảm bảo, nhưng có trường hợp cho vay đối với khách hàng
truyền thống. Một mức lãi suất vay phù hợp, luôn khiến cho khách hàng tin tưởng
và ủng hộ ngân hàng nhiều hơn. Hơn nữa, cũng do chính sách tỷ giá mà sẽ khuyến
khích nhập khẩu hay xuất khẩu.
-
Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng, dịch vụ trợ giúp, tư vấn khách hàng
Rất nhiều khách hàng băn khoăn không biết lựa chọn ngân hàng đại lý,
phương thức thanh toán cũng như là trình tự thực hiện giao dịch khi tiến hành một
thương vụ kinh doanh của mình. Phát triển, hoàn thiện dịch vụ tư vấn khách hàng
thông qua các khóa đào tạo bài bản các nhân viên cán bộ ngân hàng, song song phải
tiến hành nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của nhân viên, đó là điều
cần phải thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng
chúng từ của bất cứ một ngân hàng nào.
26
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Các nhà nhập khẩu có thể gặp khó khăn về vốn, sự lựa chọn L/C phù hợp cũng
như là hoàn thiện các loại giấy tờ kèm theo. Để hỗ trợ cho khách hàng, ngân hàng
đưa ra các hình thức sau: cho vay ký quỹ L/C, chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng, bảo
lãnh nhận hàng hay bảo lãnh trả chậm... Hay cung cấp các dịch vụ tư vấn cho
khách hàng. Do đó, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng một phần thu hút khách hàng,
đáp ứng nhu cầu của họ, đồng thời giảm thiểu mức độ rủi ro, rút ngắn thời gian
thanh toán từ đó góp phần nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ.
Tất cả những yếu tố trên, về điều kiện thanh toán cũng như thái độ phục vụ,
dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng, là những yếu tố quan trọng quyết định sự gia
tăng số lượng khách hàng, số lượng L/C và trị giá của mỗi L/C, do xuất phát từ
nguyên nhân đơn giản: số lượng khách hàng và số lượng L/C có thể là do chính
sách của nhà nước, nhằm khuyến khích xuất nhập khẩu tăng, hay do số lượng khách
hàng tham gia kinh doanh tăng, không phải từ nguyên nhân chất lượng thanh toán
tăng nhanh. Hiểu được điều này, sẽ giúp cho mỗi Ngân hàng có cái nhìn, đánh giá,
và xây dựng chiến lược nhằm nâng cao chất lượng thanh toán hơn nữa.
Như vậy, sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTQT bằng
phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất
lượng của phương thức.
2.1.2.2.
Tính an toàn trong quá trình thực hiện thanh toán
bằng phương thức tín dụng chứng từ
Rủi ro trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ như đã
phân tích ở trên là khá lớn. Hơn nữa, mục tiêu hoạt động của bất kỳ một ngân hàng
là độ an toàn cao và khả năng sinh lời lớn. Do đó, ngân hàng nào kiểm soát được
những rủi ro thường gặp, tăng cường mức độ an toàn thì luôn thu hút được sự quan
tâm chú ý của khách hàng.
Tính an toàn ở đây được hiểu không chỉ là sự hoàn hảo trong việc cung cấp
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đó là sự giảm thiểu sai sót trong giao
dịch và rủi ro trong việc cung cấp dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm thiểu
tỷ lệ nợ quá hạn hay việc hạn chế có quá nhiều L/C trả chậm.
27
Khóa luận tốt nghiệp
2.1.2.3.
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Thu nhập từ hoạt động thanh toán bằng phương
thức tín dụng chứng từ
NHTM là một đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục tiêu an
toàn và sinh lợi. Vì thế, mọi hoạt động của ngân hàng đều hướng mục tiêu cuối
cùng là tạo thu nhập. Và đối với việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng
từ thì số lượng bộ hồ sơ L/C phát sinh và thực hiện thanh toán là cơ sở giúp ngân
hàng gia tăng doanh số, thu nhập của mình.
Ta có công thức tính doanh số thanh toán và phí thu từ hoạt động thanh toán
quốc tế:
Doanh số thanh toán = Phí thu từ hoạt động thanh toán * Số hồ sơ thanh toán
Phí thu từ hoạt động thanh toán = Phí suất * Trị giá bộ hồ sơ thanh toán
Với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có biểu phí khác nhau cho hoạt động thanh
toán quốc tế nói chung và bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Đồng
thời, các ngân hàng còn quy định mức phí cao nhất và thấp nhất có thể nhằm tăng
năng lực cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ (Tham khảo Biểu phí dịch vụ Thanh
toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bản Việt tại Phụ lục)
Doanh số cho biết ngân hàng đó hoạt động có hiệu quả hay không, từ đó tạo
điều kiện mở rộng mối quan hệ trong các lĩnh vực: tín dụng, thanh toán quốc
tê....Nó cũng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng thanh toán như thế nào, tốt hay không
tốt. Thực tế cho thấy rằng, những ngân hàng nào hoạt động hiệu quả, có uy tín luôn
là lựa chọn của các nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu lớn trong hoạt động ngoại
thương. Và tương ứng, những ngân hàng quy mô nhỏ, chưa gây dựng được uy tín
về lĩnh vực thanh toán quốc tế, thì thường được các nhà xuất, nhập khẩu nhỏ lựa
chọn. Do đó, doanh số thanh toán nhập khẩu, xuất khẩu luôn tương đương với quy
mô của ngân hàng.
Mặt khác, sự tăng lên trong doanh số thanh toán có sự tác động đến việc mở
rộng thị trường hoạt động thanh toán quốc tế, nảy sinh nhiều quan hệ với số lượng
lớn khách hàng, với nhiều ngân hàng. Đây là điều kiện giúp ngân hàng nâng cao,
mở rộng hoạt động thanh toán, đặc biệt là qua phương thức tín dụng chứng từ.
28
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Thực trạng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn 2009 – 2012
2.2.1.
2.2.1.1.
Thực trạng hoạt động thanh toán L/C Nhập khẩu
Số lượng
29
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Bảng 2.1: Số món thanh toán L/C nhập khẩu
Đơn vị tính: Món
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số lượng L/C phát hành
10
16
45
69
Số lượng L/C thanh toán
8
12
43
66
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Biểu đồ 2.1: Số món thanh toán L/C nhập khẩu
Đơn vị tính: Món
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Nhìn biểu đồ kết hợp với bảng số liệu, ta thấy số lượng L/C phát hành và L/C
thanh toán đều có xu hướng tăng qua các năm từ 2009 đến 2012. Điều này chứng tỏ
hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Bản Việt đang tăng
trưởng mạnh, mở dần thị phần hoạt động trên thị trường thanh toán nhập khẩu. Số
lượng L/C mở năm 2012 tăng 59 món (590%) so với năm 2009 và tăng 24 món
(53,3%) so với một năm trước đó, tức năm 2011. Số món thanh toán L/C năm 2012
tăng 58 món (725%) so với năm 2009, tăng 54 món (450%) so với năm 2010 và
tăng 23 món (53,5%) so với năm 2011. Sự gia tăng về số lượng chứng tỏ chất lượng
thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP Bản Việt đang ngày càng được
củng cố và nâng cao, mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng ngày càng được
duy trì và phát triển
2.2.1.2.
Doanh số
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu
Đơn vị tính: Nghìn USD
Năm
2009
Chỉ tiêu
Tỉ
g
trọn
số
1. Trả ngay
Tổn
g
197
72,2
%
Năm 2010
Tổn
g số
203
Tỉ
trọn
g
58%
30
Năm 2011
Tổn
g số
Tỉ
trọn
g
Năm 2012
Tổn
g số
1.46
63,7
21.0
3
%
56
Tỉ
trọn
g
55%
Khóa luận tốt nghiệp
2. Trả chậm
76
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
27,8
147
42%
834
L/C nhập
khẩu
273
100
%
350
17.2
%
%
36,3
45%
32
100
2.29
100
38.2
100
%
7
%
88
%
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Qua bảng số liêu có thể thấy doanh số thanh toán L/C nhập khẩu của Ngân
hàng TMCP Bản Việt có xu hướng tăng rất nhanh qua các năm, đặc biệt là từ năm
2011 đến nay. Trong thời gian gần đây, đối với những khách hàng truyền thống,
Ngân hàng có chế độ ưu đãi với tỷ lệ ký quỹ dưới 10% với mức phí linh hoạt, hấp
dẫn nên đã thúc đẩy doanh số thanh toán L/C tăng cao. Cụ thể, doanh số thanh toán
L/C năm 2010 tăng 28,2% so với năm 2009, trong đó doanh số thanh toán L/C trả
ngay tăng 3% và L/C trả chậm tăng 93,4%. Năm 2011, doanh số L/C nhập khẩu
tăng đột biến, đạt 2.297 nghìn USD, tăng 556,3% so với một năm trước đó. Điều
này có thể lý giải là do Ngân hàng đã có tài khoản NOSTRO tại Deutsche Bank và
trực tiếp tham gia mạng SWIFT làm cho tốc độ thanh toán trở nên nhanh chóng,
việc truyền tin, dữ liệu cũng chính xác hơn. Với đà tăng trưởng này, đến năm 2012
doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tiếp tục tăng 1.566,9% so với năm 2011, đạt
38.288 nghìn USD. Trong đó doanh số thanh toán L/C trả ngay tăng 1.339,2% và
L/C trả chậm tăng 1.966,2%. Việc đạt được những kết quả trên đã cho thấy những
nỗ lực của Ngân hàng TMCP Bản Việt trong việc áp dụng đổi mới về quy trình và
công nghệ phục vụ công tác thanh toán quốc tế, tăng cường quảng bá giới thiệu về
các sản phẩm hấp dẫn kèm theo, nâng cao trình độ thanh toán viên,… từ đó nâng
cao chất lượng thanh toán, thu hút khách hàng nhiều hơn.
Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng L/C trả chậm
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Tuy nhiên nhìn vào bảng biểu đồ trên ta có thể thấy tỷ trọng L/C trả chậm
đang có xu hướng tăng và không ổn định qua các năm. Điều này cho thấy rủi ro của
Ngân hàng cũng ngày càng tăng vì khách hàng có thể không trả tiền cho Ngân hàng
khi đến hạn thanh toán. Thông thường ở Ngân hàng TMCP Bản Việt, để mở L/C trả
chậm thì khách hàng thường chỉ phải ký quỹ một khoản nhỏ và số còn lại sẽ được
31
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
bảo lãnh bởi Ngân hàng để tạo điều kiện vốn cho khách hàng. Nhưng khi đã chấp
nhận thanh toán thì khi đến hạn Ngân hàng phải thanh toán cho phía đối tác mà có
thể là khách hàng của Ngân hàng chưa kịp chuyển tiền hoặc không đủ khả năng
chuyển nốt tiền vào tài khoản để thanh toán cho Ngân hàng. Điều này sẽ làm cho
Ngân hàng gặp rủi ro trong thanh toán.
2.2.1.3.
Phí thanh toán dịch vụ
Việc thu phí dịch vụ được thực hiện theo quy định của NHNN và tùy thuộc
chính sách thanh toán của từng NHTM. Hiện nay, mức phí áp dụng cho thanh toán
L/C xuất nhập khẩu không chỉ tạo thu nhập cho Ngân hàng, mà còn mang tính cạnh
tranh cao, lành mạnh giữa các ngân hàng đang hoạt động trên thị trường, đồng thời
phải phù hợp để bù đắp chi phí và đem lại phần thu nhập cho Ngân hàng.
Biểu đồ 2.3: Phí thu từ L/C nhập khẩu
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Phí thanh toán dịch vụ chính là một trong những nguồn mang lại thu nhập cho
hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Bản Việt. Cùng với sự
gia tăng số món thanh toán L/C nhập khẩu, sự tăng trưởng mạnh của doanh số thanh
toán cùng với việc áp dụng biểu phí thích hợp đã làm cho thu nhập từ hoạt động
thanh toán L/C nhập khẩu của Ngân hàng tăng mạnh: Năm 2009 và 2010, mức thu
nhập này khá khiêm tốn, chỉ đạt 473,3 triệu đồng (năm 2009) và 737,2 triệu đồng
(năm 2010); đến năm 2011 mức thu nhập này tăng nhanh, đạt 4125,6 triệu đồng
(tăng 459,6% so với năm 2010) và tiếp tục tăng 70,4% trong năm 2012, đạt mức
7031,1 triệu đồng.
2.2.1.4.
Nhận xét
Như vậy, chất lượng thanh toán L/C nhập khẩu đã được phân tích qua các khía
cạnh nêu trên. Qua đó, phần nào khẳng định được rằng, chất lượng thanh toán L/C
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Bản Việt đang ngày càng được nâng cao, quy trình
nghiệp vụ ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, cần đòi hỏi Ngân hàng TMCP
Bản Việt cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế rủi ro, xây dựng quy trình
32
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
thanh toán hoàn hảo hơn, áp dụng công nghệ tiên tiến... nhằm nâng cao vị thế trên
thị trường, đặc biệt là thị trường thanh toán quốc tế.
2.2.2.
2.2.2.1.
Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu
Số lượng
Bảng 2.3: Số món L/C xuất khẩu
Đơn vị tính: Món
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số món thông báo L/C
0
0
28
24
Số món thanh toán L/C
0
0
6
7
Tổng số món
0
0
34
31
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Năm 2011 Ngân hàng TMCP Bản Việt trực tiếp tham gia mạng SWIFT, bắt
đầu thực hiện nghiệp vụ thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu cho khách hàng. Do
vậy, số món L/C xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Bản Việt còn khá ít so với các
Ngân hàng cùng địa bàn. Trong năm 2011 tổng số món là 34, trong đó có 28 món
thông báo L/C nhập khẩu và 6 món thanh toán L/C nhập khẩu. Năm 2012, số món
L/C xuất khẩu đã giảm xuống còn 31 món, trong đó số món thông báo L/C xuất
khẩu là 24 món (giảm 14,3% so với năm 2011) và số món thanh toán L/C xuất khẩu
là 7 món (tăng 16,7% so với năm 2011). Mặc dù trong những năm gần đây, tình
hình xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chuyển biến rõ rệt nhưng số
lượng thanh toán L/C xuất tại Ngân hàng TMCP Bản Việt vẫn ở mức độ thấp, chủ
yếu là L/C thông báo là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng nhận gia công cho
nước ngoài nên hình thức thanh toán áp dụng chủ yếu là phương thức chuyển tiền
TT.
Thứ hai: Những doanh nghiệp xuất khẩu lớn tại thành phố Hồ Chí Minh là
khách hàng truyền thống của các Ngân hàng lớn như: Vietcombank, ACB,… Vì
vậy, khách hàng hiện tại của VCCB là khá ít.
2.2.2.2.
Doanh số
Biểu đồ 2.4: Doanh số thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu
33
Khóa luận tốt nghiệp
Th.S Hoàng Thị Minh Ngọc
Đơn vị tính: nghìn USD
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Tuy mới chỉ thực hiện thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu trong vòng 2
năm, nhưng nhờ những cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và công
tác quảng bá sản phẩm, hoạt động thanh toán tín dụng đối với hàng xuất khẩu tại
Ngân hàng TMCP Bản Việt bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2011, tổng doanh số L/C xuất khẩu đạt 546 nghìn USD, trong đó doanh số
thông báo L/C chiếm tỷ trọng cao hơn ( 72,2%) đạt 394 nghìn USD. Doanh số
thanh toán L/C xuất khẩu cũng đạt 152 nghìn USD với 6 món thanh toán. Chỉ một
năm sau đó, năm 2012 tổng doanh số do L/C xuất khẩu mang lại đã tăng gấp 5,4
lần, đạt 2.957 nghìn USD. Trong đó doanh số thông báo L/C đạt 1.930 nghìn USD
(tăng 389,8% so với 2011) và doanh số thanh toán L/C là 1.027 nghìn USD (tăng
575,7% so với 2011). Một điều đáng nói là số món thanh toán L/C trong năm 2012
chỉ là 7 món. Điều này có nghĩa là giá trị mỗi món thanh toán L/C xuất khẩu đã tăng
lên rất nhiều – cho thấy triển vọng tăng trưởng doanh số thanh toán L/C xuất khẩu
trong tương lai.
2.2.2.3.
Phí thanh toán dịch vụ
Cũng giống như L/C nhập khẩu, Ngân hàng tiến hành thu phí đối với các hoạt
động dịch vụ liên quan đến L/C xuất khẩu. Mức phí cho từng loại nghiệp vụ được
tính theo biểu phí quy định của Ngân hàng TMCP Bản Việt.
Biểu đồ 2.5: Phí thu từ L/C xuất khẩu
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng TTQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
Có thể thấy rằng phí thu từ L/C xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Bản Việt sau
hai năm thực hiện vẫn còn khá thấp. Mức thu này đạt 34,02 triệu đồng trong năm
2011 và tăng nhẹ 8,6% trong năm 2012, đạt 36,96 triệu đồng. Điều này đòi hỏi
Ngân hàng cần phải tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường các hoạt động
Marketing nhằm gia tăng doanh số thanh toán L/C xuất khẩu, từ đó tăng thu nhập từ
thu phí dịch vu cho Ngân hàng.
34