Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.78 KB, 76 trang )
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
Trụ sở Ngân hàng : 77 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại : (84-4) 3942 3388
Fax : (84-4) 3941 0994
Địa chỉ trang web : http://www.shb.com.vn/
2.1.1.2. Sự thành lập Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB, tiền thân là Ngân hàng
TMCP Nhơn Ái thành lập năm 1993 tại Cần Thơ, ngày 20/1/2006, SHB đã chuyển đổi
từ mô hình ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị theo
Quyết định số 93/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Sau 6 năm chuyển đổi, đến
nay SHB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về mọi mặt. Tổng số điểm giao dịch hoạt động
của SHB trên toàn quốc tính đến 31/12/2011 là 120 điểm bao gồm trụ sở chính, 21 chi
nhánh với 105 phòng giao dịch tại 19 tỉnh, thành phố trên cả nước; tăng so với cuối năm
trước 3 chi nhánh và 29 phòng giao dịch. Các Tỉnh, Thành phố có chi nhánh và phòng
Giao dịch của SHB gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Gia Lai, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,
An Giang, Kiên Giang, Hưng Yên, Vũng Tầu, Phú Nhuận và Lạng Sơn.
Sau 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB không ngừng phát triển
cả về số lượng và chất lượng, đã tạo dựng được một vị thế vững chắc trở thành một
trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với những giải thưởng, danh hiệu
trong nước và quốc tế như: giải thưởng/danh hiệu“Ngân hàng Tài trợ thương mại Tốt
nhất Việt Nam” do tạp chí Global Finance (Mỹ) và Finance Asia (Hồng Kông) bình
chọn,“Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí The Banker của tập đoàn
truyền thông Financial Times (Anh) bình chọn, “Ngân hàng có chất lượng thanh toán
quốc tế xuất sắc năm 2010” do Ngân hàng The Bank of New York Mellon (BNY
Mellon) bình chọn, 5 lần liên tiếp SHB nhận Giải Thương hiệu Mạnh do Thời báo
Kinh Tế trao tặng, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) và Top 12
Fast500 (500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2010) do Báo điện tử
Chuyên đề tốt nghiệp
33
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
VietNamNet và VietNam Report bình chọn, Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động
Việt Nam...
Các giải thưởng đạt được đã góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của SHB
không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế, tác động tích cực vào
việc đánh giá SHB của các đối tác nước ngoài bao gồm khách hàng nước ngoài, nhà
đầu tư nước ngoài, ngân hàng đại lý nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế cho vay vốn,
tổ chức xếp hạng.
2.1.2. Khái quát về Chi nhánh SHB Hải Phòng
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh SHB Hải Phòng
Chi nhánh SHB Hải Phòng được đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt
động tốt trong hệ thống chi nhánh của Ngân hàng. SHB Hải Phòng được chính thức
thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 2008 tại tòa nhà DG số 15 Trần Phú, quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng. Năm 2009, SHB Hải Phòng mở 2 phòng giao dịch: PGD
Kiến An (Quận Kiến An) và PGD Lạch Tray (Quận Hải An). Năm 2010, mở 4 PGD:
PGD Quý Kim (Quận Dương Kinh), PGD Sông Cấm (Quận Ngô Quyền), PGD Quán
Toan (Quận Hồng Bàng), PGD Tô Hiệu (Lê Chân). Đến năm 2011 mở thêm 2 PGD:
PGD Văn Cao (Quận Hải An) và PGD Niệm Nghĩa (Quận Lê Chân).
SHB Hải Phòng là chi nhánh cấp I trực thuộc Hội sở chính SHB và được thực
hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn của khách hàng dưới mọi hình thức, Cấp tín dụng
theo các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn cho các nhóm khách hàng, Các dịch vụ ngân
hàng điện tử (SMS Banking, Internet Banking, Ezpay, Etranfer...), Thẻ thánh toán
Solid, Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, Thu đổi ngoại tệ, Dịch vụ chuyển tiền
Kiều hối (Western Union), Dịch vụ ngân quỹ, Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cho
các doanh nghiệp..., Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh SHB Hải Phòng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHB Hải Phòng
Chuyên đề tốt nghiệp
34
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
TỔNG
HỢP
PHÒNG
KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGHIỆP
PHÒNG
KHÁCH
HÀNG CÁ
NHÂN
TỔ TÁI
THẨM
ĐỊNH
PHÒNG
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG
PHÒNG
THANH
TOÁN
QUỐC TẾ
TỔ
TỔ
MARKETING
THẺ
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
QUẢN TRỊ
P.NGÂN
QUỸ
TỔ CÔNG
NGHỆ
THÔNG
TIN
2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Hải Phòng trong thời gian qua
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động mang tính quyết định đến kết quả kinh doanh của
ngân hàng. Đây là nguồn vốn nhàn rỗi huy động từ các cá nhân, tổ chức trong nền kinh
tế, là nguồn chính để thực hiện các hoạt động khác của ngân hàng.
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chuyên đề tốt nghiệp
35
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh SHB Hải Phòng)
Tổng số vốn huy động năm 2009 khá khiêm tốn chỉ đạt gần 200 tỷ đồng, nguyên
nhân là do chi nhánh mới thành lập cuối năm 2008, do vậy sức cạnh tranh với các ngân
hàng khác trên địa bàn thành phố. Nhưng bước sang năm 2010, số vốn huy động tăng
gấp 4 lần, đạt 796 tỷ. Tổng số dư nguồn vốn huy động 31/12/2011 là 865,34 tỷ đồng,
tăng 69,8 tỷ đồng tương ứng tăng 8,8% so với cuối năm trước. Qua đó ta có thê thấy
rằng, trong hơn 3 năm hoạt động, SHB Hải Phòng đã đạt được những thành tựu xuất
sắc trong hoạt động huy động vốn, chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt nghiệp vụ
marketing và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách
hàng, từ đó tạo được uy tín đối với người gửi tiền tại ngân hàng.
Hoạt động tín dụng
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2009-2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Tổng doanh số cho vay
2009
500,039
2010
1078,06
2011
1243,927
Tổng doanh số thu nợ
380,378
961,342
1025,541
Chuyên đề tốt nghiệp
36
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
75,330
Dư nợ bình quân
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
118,1895
167,552
(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh SHB Hải Phòng)
Tổng doanh số cho vay qua các năm tăng dần với tốc độ nhanh chóng cho thấy
sự tăng lên về quy mô tín dụng tại Chi nhánh SHB Hải Phòng. Có thể thấy Chi nhánh
SHB Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác marketing, quảng bá rộng rãi các sản phẩm
cho vay đến tay người tiêu dùng và các doanh nghiệp, tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể
từ hoạt động tín dụng.
Bên cạnh đó, doanh số thu nợ các năm cũng đạt mức cao, tăng dần theo doanh
số cho vay. Cụ thể hệ số thu nợ (tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay) năm
2010 là 89,17% cao nhất trong 3 năm, tiếp theo năm 2011 là 82,44% và thấp nhất là
năm 2009 con số này đạt 76%. Nguyên nhân năm 2010 có hệ số cao nhất là do vào
năm này nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, từ
đó việc thu nợ của ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Sang năm 2011, trong bối cảnh lạm
phát tăng vọt năm 2010, Nghị quyết 11 (ngày 24/2/2011) của Chính phủ đề ra nhằm
tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô. Việc thực hiện
chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm
chế nhập siêu và đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 đã được thể hiện xuyên
suốt trong điều hành vĩ mô của Chính phủ năm 2011, điều này một phần ảnh hưởng
tiêu cực đến các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, dẫn tới hệ số thu nợ của ngân hàng
cũng giảm 7% so với năm 2010.
Tình hình dư nợ của chi nhánh SHB Hải Phòng được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Dư nợ bình quân giai đoạn 2009-2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chuyên đề tốt nghiệp
37
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh SHB Hải Phòng)
Dư nợ giai đoạn 2009 – 2011 tăng trưởng đều qua các năm. Dư nợ cho vay tổ
chức kinh tế và cá nhân đến 31/12/2011 là 167,55 tỷ đồng, tăng 49,4 tỷ đồng tương
ứng tăng 41,75% so với đầu năm.
SHB chi nhánh Hải Phòng thực hiện phân loại các khoản nợ tuân thủ theo đúng
quy định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước.
Kết quả phân loại dư nợ của SHB chi nhánh Hải Phòng năm 2011 như sau: Nợ quá
hạn là 2,51 tỷ đồng chiếm 1,5%/tổng dư nợ, giảm 0,04% so với cuối năm trước, trong
đó nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 0,96 tỷ đồng.
Hoạt động đầu tư
Tổng số tiền SHB chi nhánh Hải Phòng đã kinh doanh các công cụ tài chính đến
31/12/2011 là: 65,72 tỷ đồng, tăng 29,1 tỷ đồng tương ứng tăng 79.5% so với cuối năm
trước.
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
Chuyên đề tốt nghiệp
38
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
Số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác đến 31/12/2011 là 636,7 tỷ đồng,
tăng 219,4 tỷ đồng tương ứng tăng 53% so với cuối năm trước, đạt 106% kế hoạch
năm 2011.
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Hải Phòng (2009-2011)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2009
2010
2011
Chênh lệch
(2010/2009)
Tuyệt
Tương
Chênh lệch
(2011/2010)
Tuyệt
Tương
đối
đối(%)
đối
đối(%)
Doanh thu 96,372
215,293
238,325
118,921
123,40%
23,032
10,70%
94,661
209,124
227,522
114,463
120,92%
18,398
8,80%
1,711
6,169
10,803
4,458
260,53%
4,634
75,12%
1,283
4,627
8,103
3,343
260.53%
3.476
75,12%
Chi phí
Lợi nhuận
trước thuế
Lợi nhuận
sau thuế
(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh SHB Hải Phòng)
Trong giai đoạn 2009 – 2011, mặc dù trải qua giai đoạn khó khăn của nền kinh
tế nhưng Chi nhánh SHB Hải Phòng đã đạt được kết quả hoạt động kinh doanh trong
các lĩnh vực vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể năm 2010, doanh thu của chi nhánh tăng gần
125% và lợi nhuận tăng hơn 250%, đây là con số khá ấn tượng. Nguyên nhân là do
cuối năm 2008, đầu năm 2009, Chi nhánh mới thành lập nên gặp nhiều khó khăn, chi
phí cố định cao nên lợi nhuận năm 2009 khá thấp, khoảng hơn 1 tỷ đồng. Năm 2010,
nền kinh tế Việt Nam đã phần nào chặn được đà suy thoái do ảnh hưởng của cuộc
Chuyên đề tốt nghiệp
39
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
khủng hoảng 2 năm trước và đang bước vào thời kỳ tăng trưởng, phát triển. Hơn thế
nữa Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc khuyến khích hoạt động sản xuất kinh
doanh, nền sản xuất công nghiệp phục hồi ấn tượng tăng trưởng 14%. Sang đến năm
2011, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều so với năm 2010, cụ thể doanh thu tăng
50% và lợi nhuận tăng 75%.
Sau đây là một số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 12,8% đảm bảo ≥ 9% theo quy định của NHNN
- Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: 19,21% đảm bảo ≤ 30%
theo quy định của NHNN.
- Tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động: 66,1% ≤ 80% theo quy định của NHNN .
- Tỷ lệ khả năng chi trả VND cho ngày hôm sau: 16,8% ≥ 15% theo quy định của
NHNN.
- Tỷ lệ khả năng chi trả VND 7 ngày: 123,9% ≥ 100% theo quy định của NHNN.
2.2. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SHB Hải Phòng
2.2.1. Khái quát về các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với Chi
nhánh SHB Hải Phòng
Để có một cái nhìn tổng quát và khách quan về hoạt động tín dụng của chi nhánh
SHB Hải Phòng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước hết ta xem xét một cách
chung nhât về các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Số
lượng các doanh nghiệp này tăng từ 420 doanh nghiệp năm 2009 lên 857 doanh nghiệp
trong năm 2010 và sang năm 2011, con số này lên tới 1043 doanh nghiệp. Cụ thể ta
xem xét 2 cách phân loại sau:
Phân chia theo loại hình doanh nghiệp
Bảng2.3: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chia theo loại hình doanh nghiệp
(Đơn vi: doanh nghiệp)
Năm
Chuyên đề tốt nghiệp
2009
2010
2011
40
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
Doanh nghiệp NN
HTX, tổ hợp tác
Công ty TNHH
Công ty hợp danh
Công ty tư nhân
Công ty cổ phần
Hộ sản xuất có đăng ký
Tổng
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
32
51
62
43
48
50
45
52
78
36
56
73
46
121
148
126
316
388
92
213
244
420
857
1043
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB Hải Phòng)
Theo số liệu bảng trên cho thấy năm 2009, SHB Hải Phòng đã đầu tư cho 420
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành các lĩnh
vực khác nhau. Theo đó, năm 2010, 2011 có sự tăng đột biến về số lượng các doanh
nghiệp này, cụ thể năm 2010 có 857 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng,
tăng 437 doanh nghiệp tương ứng tăng104% so với năm 2009, năm 2011 số lượng này
tăng thêm 186 doanh nghiệp, tương đương gần 22%. Việc tăng này là do chính sách sự
gia tăng ngày càng nhiều của loại hình doanh nghiệp này trong giai đoạn gần đây và
cũng là do sự nỗ lực cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng của SHB Hải Phòng.
Trong tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ được SHB Hải Phòng tài trợ, số
DNNN chiếm tỷ trọng nhỏ và tốc độ tăng hàng năm rất chậm. Năm 2009, ngân hàng
tài trợ vốn tín dụng cho 32 DNNN, năm 2010 cho 51 doanh nghiệp và năm 2011 số
doanh nghiệp tăng lên 9 so với năm 2010. Tỷ trọng doanh nghiệp thuộc loại hình hợp
tác xã, tổ hợp tác xã so với tổng số doanh nghiệp giảm dần theo các năm từ 10% năm
2009 xuống 4,7% năm 2011 và luôn có số lượng nhỏ nhất so với các loại hình khác. Số
lượng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh tăng khá đều về số lượng qua
các năm nhưng xét theo tỷ trọng thì có xu hướng giảm. Tăng nhanh nhất cả về số
lượng và tỷ trọng so với tổng số doanh nghiệp là loại hình công ty cổ phần. Nguyên
nhân là do, giai đoạn này, Nhà nước khuyến khích việc cổ phần hóa doanh nghiệp, làm
cho số lượng doanh nghiệp này tăng đáng kể so với giai đoạn trước.
Phân chia theo ngành kinh tế
Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phân loại theo ngành kinh tế
Chuyên đề tốt nghiệp
41
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
(Đơn vi: doanh nghiệp)
Năm
Nông nghiệp
2009
138
2010
216
2011
232
Thương mại
160
356
410
Dịch vụ tiêu dùng
84
210
321
Khác
38
75
80
Tổng
420
857
1043
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SHB Hải Phòng)
Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ tín dụng với chi nhánh
thuộc các lĩnh vực đều có xu hướng tăng qua các năm về số tuyệt đối. Nhưng để thấy
rõ hơn xu hướng này, ta cần xem xét tỷ trọng của các ngành kinh tế so với tổng số các
doanh nghiệp. Cụ thể ta có biêu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các DNV&N có quan hệ tín dụng với SHB Hải Phòng
theo ngành kinh tế (2009-2011)
(Đơn vị: %)
Chuyên đề tốt nghiệp
42
Nguyễn Thị Minh Hạnh – CQ500795
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB Hải Phòng)
Xét về lĩnh vực hoạt động, SHB Hải Phòng tập trung vào các ngành như Nông
nghiệp, thương mại, dịch vụ tiêu dùng và một số ngành khác. Đây là những ngành có
nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn như ngành xây dựng, ngành công
nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân
là do ngành nông nghiệp ngày càng có xu hướng bị thu hẹp lại, mặt khác thành phố
Hải Phòng là một thành phố lớn có tốc độ đô thị hóa cao tạo điều kiện cho các ngành
khác phát triển như thương mại, dịch vụ. Do vậy, tỷ trọng ngành này trong tổng số
doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng tăng lên nhanh
chóng qua các năm. Cụ thể, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ 20% đến
hơn 30%, ngành thương mại dao động trong khoảng từ 38% đến 41%, các ngành khác
dao động từ 8% đến 9%.
2.2.2. Quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của thành phố
Hải Phòng là sự gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều đó dẫn đến việc nhu
Chuyên đề tốt nghiệp
43