Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.1 KB, 48 trang )
23
Chủ trị: trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ Họng lên ban sởi,
sang lở, tiêu chảy kéo dài, lòi đuôi trê, phụ nữ băng huyết, bạch đái.
Liều dùng: 8-12g.
Kiêng ky: trên thịnh, dưới hư, âm hư hoả vượng kiêng dùng. Không
dùng dược liệu này cho bệnh nhân khó thở, ban sởi mọc hoàn toàn
hoặc người mắc hội chứng âm hư kèm nhiệt.
Sài hồ
Tên thuốc: Radix Bupleuri. Họ Hoa Tán (Umbellferae)
Tên khoa học: Bupleurum sinense DC
Bộ phận dùng: rễ. Rễ thẳng, vỏ vàng đen, chắc, ít rễ con và ít thơm so
với rễ cây Lức.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào Can, Đởm, Tâm bào và Tam tiêu.
Tác dụng: thuốc phát biểu, hoà lý.
Công dụng: Dùng sống: trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi.
Tẩm sao: trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, trẻ con bị đậu, sởi.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 24g.
Kiêng ky: hư hoả không nên dùng
Trần bì
24
Tên thuốc: Pericarpium Citri Reticulatae. Họ Cam Quít (Rutaceae)
Tên khoa học: Citrus deliciosa Tonore
Bộ phận dùng: vỏ quả quít. Vỏ càng lâu năm càng tốt (giàn bếp), ngoài
vỏ sù sì là vỏ quít hôi, khô có mùi thơm, vỏ màu vàng hay nâu xám,
không mốc mọt, vụn nát, không lẫn vỏ cam là thứ tốt.
Thành phần hoá học: có tinh dầu, (3,8% khi còn tươi), Hesperidin,
vitamin A, B.
Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào phần khí của kinh Vị và Phế.
Tác dụng: điều lý phần khí, hoá đờm, táo thấp, hành trệ. Làm thuốc
thơm để kiện Vị, trừ đờm và phát hãn.
Chủ trị: trị mửa và ho, trị khí xông lên ngực, hoắc loạn, tiêu thực, chỉ
tiết tả, trừ nhiệt đọng ở bàng quang, trừ nước ứ đọng.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g
Kiêng ky: không thấp, không trệ, không đờm thì ít dùng.
Cam thảo
25
o Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch.
o Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
o Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix
Glycyrrhizae).
o Thành phần hóa học: Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid
Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin,
Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học).
o Tác dụng dược lý: giải độc, Chất Glyxyridin có tác dụng chống các hóa
chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại
gan như Carbon tetra chloride. Tác dụng chỉ khái, hóa đàm. Tác dụng
chống loét đường tiêu hóa.
o Tính vị: Sống: vị ngọt, tính bình; Chích: vị ngọt, tính ôn.
o Quy kinh: Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh
Giải)
o Tác dụng: Bổ trung, ích khí, nhuận Phế, chỉ khai, hoãn cấp, chỉ thống,
thanh nhiệt, giải độc.
o Chủ trị liều dùng: Trị Tỳ vị suy nhược, Táo nhiệt thương tổn tân dịch,
ho khan, họng đau, họng viêm, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, Cam
thảo sảo (Mút cam thảo) cầm được tiểu đau rát.
o Liều dùng: Dùng 4g- 80g.
Đại hoàng
26
o Tên khoa học: Rheum palmatum Baill.
o Họ khoa học: Họ Rau Răm (Polygonaceae).
o Phần dùng làm thuốc: Thân, rễ (Radix et Rhizoma Rhei).
o Tác dụng dược lý: gây tiêu chảy, Tác dụng lợi mật, Tác dụng cầm máu,
Tác dụng kháng khuẩn:
o Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
o Qui kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường, Tâm bào, Can
o Tác dụng: Đãng địch trường vị, khứ hủ sinh tân,. thôn g lợi thủ y cốc,
đìều trung, hóa thực; an hòa ngũ tạng (Bản Kinh). Luyện ngũ tạng,
thông kinh, lợi thủy thũng, phá đàm thực, lãnh nhiệt tích tụ, súc thực,
lợi đại tiểu trường (Dược Tính Bản Thảo). Tả nhiệt thông tiện, phá ứ
(Trung Dược Học).
o Chủ trị: Trị kết tích ở trường vị do thực nhiệt, huyết ứ kết khối ở vùng
bụng, kinh nguyệt bế, cuồng táo do thực hỏa, nôn ra máu, chảy máu
cam, tiêu viêm ứ, bỏng nóng (xức ở ngoài).
Liều dùng: 4- 20g. Tán bột dùng nên giảm liều lượng, dùng ngoài tùy
ý.
Chỉ xác
o Tên khoa học: Fructus citri Aurantii
o Họ khoa học: Thuộc họ Cam (Rutaceae).