Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.1 KB, 48 trang )
28
Tên thuốc: Rhizoma Dioscoreae. Họ Củ Nâu (Dioscoreaceae).
Tên khoa học: Dioscorea persimi lis P. et. B.
Bộ phận dùng: rễ củ. Củ khô, to, dài, đã tróc hết vỏ nặng, trắng, nhiều
bột mịn, không có thớ, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hoá học: có nhiều tinh bột, chất Muxin, Allantoin, acid
Amin.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: : Vào kinh Tỳ, Vị, Phế và Thận.
Tác dụng: làm thuốc thanh nhiệt, bổ hư, ích Thận.
Chủ trị:
Dùng sống: trị bạch đái, Thận kém, tiêu chảy do thấp hàn.
Dùng chín: chữa Tỳ Vị hư yếu. Trị lở, ung nHọt, trị thổ huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 10 - 12g.
Kiêng ky: có thực tà thấp nhiệt thì nên dùng.
Thảo quyết minh
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, thận, đại trường
29
Hoạt chất: Antraglucozit, chrysophanol, emodin, aloe-emodin, rhein,
physcion, emodin glucoside, vitamin A
Dược năng: Thanh can nhiêt, làm sáng mắt, tán phong nhiệt. Có tác
dụng tăng sự co bóp của ruột, giúp sự tiêu hóa được tăng cường, đại
tiện dễ, phân mềm mà lỏng, không gây đau bụng.
Liều Dùng: 9 - 15g
Chủ trị: Can hỏa nội động bốc lên hoặc phong và nhiệt bên ngoài xâm
nhập biểu hiện như mắt đau, đỏ và sưng và sợ ánh sáng dùng Quyết
minh tử, Cúc hoa, Tang diệp, Chi tử và Hạ khô thảo. Táo bón do khô
ruột: Dùng một mình Quyết minh tử. Can dương vượng biểu hiện như
hoa mắt, chóng mặt và mờ mắt: Dùng Quyết minh tử với Chi tử, Câu
đằng và Mẫu lệ.
Kiêng kỵ: Can dương hư không nên dùng . Ăn không tiêu, đầy bụng,
tiêu chảy không dùng
Lá vông vang
Bộ phận dùng: Rễ, lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.
Hạt lấy ở những quả già
Tính năng: Vông vang có vị ngọt, nhạt, nhiều nhớt, tính mát, Vào ba
kinh: can, tỳ, phế, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ thấp, nhuận tràng,
lợi tiểu, làm dễ đẻ.
Công dụng: Lá vông vang được dùng chữa táo bón, thuỷ thũng, tán
ung độc, thúc đẻ. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm hoặc
dùng tươi giã nhuyễn vắt lấy nước uống.
Lá thầu dầu tía
30
INCLUDEPICTURE
"http://www.nguyenkynam.com/duoclieu/thaudau.jpg" \*
MERGEFORMATINET
1.5. Một số nghiên cứu về thuốc YHCT điều trị Sa trực tràng
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Bài thuốc “Bổ trung ích khí thang gia vị”
Công thức bài thuốc:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tên vị thuốc
Đảng sâm
Hoàng kỳ
Đương quy
Bạch truật
Thăng ma
Sài hồ
Trần bì
Cam thảo
Đại hoàng
Chỉ xác
Tên khoa học
Codonopsis pilosula Franch
Astragalus membranaceus Bge
Angelica sinensis (Oliv.)Diels
Atractylodes macrocephala Koidz
Cimicifuga foetida L
Radix Bupleuri
Citrus deliciosa Tonore
Glycyrrhiza uralensis Fisch.
Rheum palmatum Baill.
Fructus citri Aurantii
Liều lượng
(gam)
16
16
16
16
16
16
16
7
5
5
31
11
12
Sơn dược
Thảo quyết minh
Dioscorea persimi lis P. et. B.
16
10
Các vị thuốc do Khoa Dược Bệnh viện Tuệ Tĩnh cung cấp, đạt tiêu
chuẩn cơ sở.
Dạng bào chế: dịch sắc toàn phần trong nước, đóng túi 120ml. Bào chế
tại Khoa Dược Bệnh viện Tuệ Tĩnh bằng máy sắc đóng túi.
Quy trình bào chế:
Dược liệu khô
Kiểm tra chất lượng
Cân theo tỉ lệ bài thuốc
Đổ ngập nước
Sắc trong 2 giờ
Đổ ngập nước
Sắc trong 2 giờ
Lấy dich sắc lần 2
Lấy dịch sắc lần 1
Tổng số dịch sắc
Cô đặc cách thủy
Đóng túi 100ml
2.1.2. Bài thuốc “MB”
Công thức bài thuốc:
32
STT
1
2
Tên vị thuốc
Tên khoa học
Liều lượng
Lá vông vang
Lá thầu dầu tía
(gam)
16
16
Dạng bào chế: thuốc đắp ngoài da
Quy trình bào chế: Từ dược liệu tươi
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Nhi trung ương.
Thời gian nghiên cứu: tháng 11/2010 đến tháng 3/21011.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 70 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Sa trực tràng, điều trị nội
trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh và Bệnh viện Nhi trung ương.
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân < 16 tuổi, được phụ huynh tự nguyện đồng ý tham gia
nghiên cứu, chẩn đoán xác định Sa trực tràng độ I-II theo tiêu chuẩn của Hội
hậu môn trực tràng:
Sa niêm mạc trực tràng:
Là chỉ sa phần niêm mạc, lớp cơ không bị sa. Bình thường niêm
mạc hậu môn phồng và lộn khi đại tiện để tống phân, sau đó tự co lên, khi
bệnh lý không co lên được.
Độ 1: Sa khi rặn đại tiện, tự co lên.
Độ 2: Sa khi rặn đại tiện không tự co, phải đẩy lên.
Sa toàn bộ trực tràng:
Cả 3 lớp của thành trực tràng sa ra ngoài qua lỗ hậu môn.
Độ 1: trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó
tự co lại nhanh chóng. Chiều dài của đoạn sa 3 - 5 cm, toàn thân
33
không có ảnh hưởng gì, các than phiền của bệnh nhân chỉ do
đoạn trực tràng sa gây nên.
Độ 2: trực tràng luôn sa khi đại tiện tự co lên rất chậm phải lấy
tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc, phù nề niêm mạc, hậu
môn bị lõm vào, cơ thắt có thay đổi ít, toàn thân bình thường,
đoạn trực tràng sa dài 6 - 8 cm.
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Bệnh nhân ≥ 16 tuổi
Bệnh nhân sa trực tràng độ ≥ 3
Bệnh nhân sa trực tràng kèm biến chứng: chảy máu, tắc ngẹt, viêm loét, trĩ,…
Bệnh nhân đang dùng các phương pháp điều trị sa trực tràng khác.
Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính khác: sốt, nhiễm khuẩn,…
Không tuân thủ điều trị, bỏ dở nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau điều
trị và so sánh đối chứng.
Bệnh nhân sau khi được lựa chọn, được khám và làm bệnh án theo dõi
(theo mẫu của đề tài), ngẫu nhiên chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1: Bệnh nhân được điều trị theo phương pháp bảo tồn của
YHHĐ.
Nhóm 2: Bệnh nhân được uống thuốc sắc Bổ trung ích khí thang và
đắp thuốc MB. Uống thuốc sắc “Bổ trung ích khí thang gia vị”: ngày 1
thang chia 2 lần sáng và chiều. Đắp thuốc MB, ngày 2 lần trước khi
ngủ trưa và tối.
Bệnh nhân được dùng phương pháp điều trị trong thời gian 15 ngày liên tục.
2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi
34
Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được khám và theo dõi:
Mạch, huyết áp: 2 ngày/ lần.
Tình trạng đại tiện
Khối trực tràng sa: 2 ngày/ lần: kích thước, màu sắc, tình trạng viêm,
tình trạng sung huyết…
Xét nghiệm công thức máu, AST, ALT, Creatinin trước và sau khi điều trị.
Tác dụng của phương pháp được đánh giá thông qua việc so sánh các
chỉ tiêu theo dõi trong cùng 1 lô tại các thời điểm và so sánh đối chứng.
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá:
Đánh giá mức độ chống viêm, giảm phù nề:
Theo 4 mức độ:
0.
Niêm mạc trực tràng hồng, không có dấu hiệu viêm.
1.
Niêm mạc trực tràng có những vết trợt nông, phù nề nhẹ, không
chảy dịch.
2.
Niêm mạc trực tràng có vết trợt sâu, có điểm hoại tử, tăng tiết
dịch viêm.
3.
Niêm mạc trực tràng viêm loét lộ tuyến, chảy máu.
Đánh giá mức độ giảm đau:
Cảm giác đau của bệnh nhân được lượng giá theo thang điểm VAS
(visual analogue scale) của hãng Astra Zeneca. Thang điểm gồm 10 mức độ.
0.
Không đau.
1.
Đau rất nhẹ. Khi hỏi hoặc đề cập tới bệnh tật, người bệnh mới để
ý tới đau.
2.
Đau nhẹ, nói chuyện khiến người bệnh có thể quên cảm giác
đau.
3.
Đau khiến bệnh nhân luôn thấy khó chịu nhưng vẫn vận động,
sinh hoạt gần như bình thường.
35
4.
Đau khiến bệnh nhân khó chịu nhiều, bắt đầu nghĩ tới thuốc
giảm đau.
5.
Đau liên tục làm sinh hoạt, vận động của người bệnh khó khăn.
6.
Đau khiến người bệnh phải nằm trên giường.
7.
Đau khiến người bệnh phải nằm trên giường, mọi động tác trở
mình đều khó khăn.
8.
Đau nhiều khiến người bệnh luôn kêu rên.
9.
Đau dữ dội khiến bệnh nhân vã mồ hôi.
Định tính thành các mức độ:
Mức độ đau
Biểu hiện
0
Không đau
Đau nhẹ. Bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu, không mất ngủ,
1-2
không vật vã, các hoạt động khác của bệnh nhân thoả mái.
Đau vừa. Đau gây khó chịu cho bệnh nhân, khiến mất ngủ,
3-5
bồn chồn, không dám cử động, bắt đầu có phản xạ kêu rên.
6-8
Đau nhiều. Đau liên tục khiến bệnh nhân luôn kêu rên.
Rất đau. Đau toát mồ hôi, có thể khiến người bệnh choáng
9-10
ngất.
Đánh giá mức độ giảm khối sa:
Theo 4 mức độ:
1. Ia: Đoạn trực tràng chỉ sa khi gắng sức, chiều dài đoạn sa < 3 cm, tự
co lên được, trung tiện bình thường.
2. Ib: Đoạn trực tràng chỉ sa khi gắng sức, chiều dài đoạn sa 3-5 cm, tự
co lên được, trung tiện bình thường.
3. IIa: Đoạn trực tràng sa khi gắng sức, co lên chậm và không hết, chiều
dài đoạn sa 6-8 cm, trung tiện bình thường.
36
4. IIb: Đoạn trực tràng sa khi gắng sức, không tự co nhưng dùng tay đẩy
lên được, trung tiện khó khăn.
Đánh giá kết quả điều trị:
Kết quả của các phương pháp điều trị được đánh giá theo 4 mức độ:
tốt, khá, trung bình, không tiến triển. Cụ thể như sau:
Tốt:
Không còn dấu hiệu của tình trạng viêm
Bệnh nhân không đau.
Khối sa giảm được ít nhất 1 độ.
Đại tiện bình thường.
Khá:
Mức độ viêm giảm > 2 độ hoặc không còn tình trạng viêm.
Bệnh nhân không đau hoặc đau rất nhẹ, VAS giảm 3-4 điểm.
Khối sa giảm được ít nhất 1 độ.
Đại tiện bình thường.
Trung bình:
Mức độ viêm giảm.
Mức độ đau giảm 1-2 điểm theo thang điểm VAS.
Khối sa có tiến triển nhưng chưa rõ ràng.
Đại tiện gần bình thường.
Không tiến triển:
Tình trạng viêm không giảm
Bệnh nhân còn đau nhiều hoặc không cải thiện mức độ đau.
37
Khối sa không thay đổi
Đại tiện còn khó khăn.
38
Sơ đồ nghiên cứu:
Lựa chọn bệnh nhân
Đánh giá lâm sàng D0
Làm xét nghiệm D0
Dùng thuốc
Đánh giá lâm sàng
D2, D4,...., D14
Làm xét nghiệm
D14
So sánh trước
sau.
Kết luận
Tác dụng điều trị
Tác dụng không
mong muốn
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được sử lý bằng thuật toán thống kê y sinh học
với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft excel và SPSS 16.0.