Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 122 trang )
Thống kê, GDP bình quân cả nước năm 2009 là 1064 USD). Tỷ lệ hộ nghèo
đói ở Lạng Sơn còn khoảng 13% (chủ yếu ở các xã vùng 3). Điều này có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của GD, nhất là việc huy động các nguồn lực
trong nhân dân đầu tư cho GD. Ở các xã vùng 3, giao thông chưa phát triển,
nhiều xã mới chỉ có đường ô tô có thể vào đến trung tâm xã vào mùa khô.
Về văn hóa - xã hội, ngoài các di tích lịch sử văn hóa, Lạng Sơn còn lưu
giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể khác như các làn điệu dân ca, nhiều lễ
hội truyền thống. Các lễ hội này chủ yếu được tổ chức sau dịp Tết Nguyên
đán. Nhiều HS thường tìm lý do xin phép nghỉ học để đi hội ở địa phương.
Chất lượng GD THCS của các huyện không đồng đều nên chất lượng
HS đầu vào không đồng đều. Nhiều HS bị hổng kiến thức từ cấp THCS.
Về cơ chế, chính sách, mặc dù Trường nhận được sự quan tâm rất lớn
của tỉnh, của ngành, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, được
trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ DH để đạt các tiêu chí của trường chuẩn
Quốc gia, song hiện nay Nhà trường còn khó khăn nhất định. Trường chưa
có quyền tự chủ trong việc tuyển chọn, tuyển dụng GV. Hầu hết cán bộ, GV,
nhân viên của trường sống bằng lương, đời sống còn nhiều khó khăn. Do giá
cả tăng cao nhưng học bổng không tăng nên mức ăn của HS bị giảm, không
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng.
Sự quan tâm của xã hội đối với sự nghiệp GD của Nhà trường có tác
động tích cực tới công tác DH của GV và HS. Hằng năm, các doanh nghiệp,
các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn đều ưu tiên chọn HS của Trường để
cấp học bổng, tặng quà. Có học bổng trị giá đến 5.000.000 đồng. Đây thực
sự là một động lực giúp HS tích cực trong học tập.
2.1.2. Vài nét về quá trình hình thành, phát triển của trường THPT Dân
tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn
Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn được thành
lập theo Quyết định số 17/QĐ-UBHC ngày 18 tháng 11 năm 1973 của Chủ
26
tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Lạng Sơn. Khi mới thành lập, trường trú đóng
trên địa bàn xã Tân Liên huyện Cao Lộc, sau đó đổi tên thành trường Phổ
thông trung học Vừa học vừa làm. Đến năm 1986 được đổi thành trường Phổ
thông trung học Dân tộc Tỉnh. Từ năm 2001 được mang tên trường Trung
học phổ thông Dân tộc nội trú Tỉnh Lạng Sơn. Sau nhiều lần di chuyển địa
điểm, từ năm 1991 đến nay trường đã ổn định tại địa chỉ 360 đường Lê Đại
Hành xã Mai Pha thành phố Lạng Sơn.
Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng dân tộc,
là nơi tạo nguồn nhân lực cho địa phương, vì vậy Nhà trường được giao nhiệm
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối tượng HS ưu tú đến từ các vùng sâu,
vùng xa góp phần tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các xã, huyện của tỉnh. Từ
năm 1997 trở về trước, Trường có hai cấp học, bao gồm cấp THCS và THPT.
Từ năm học 1998-1999 đến nay, Trường chỉ còn cấp THPT.
Về quy mô, số lớp học của Trường dao động trong khoảng từ 10 đến 15
lớp. Theo KH chiến lược của Trường thì từ năm học 2011-2012 trở đi, quy
mô Trường sẽ ổn định là 15 lớp, số HS mỗi năm khoảng 420-430 em.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Nhà trường
Trường có 01 chi bộ đảng gồm 22 đảng viên, trực thuộc đảng bộ Sở
GD&ĐT. Đồng chí bí thư chi bộ đồng thời là hiệu trưởng nên có nhiều thuận
lợi trong công tác lãnh đạo, điều hành công việc. Có 20 đảng viên là CBQL,
GV (chiếm 51,3% tổng số cán bộ, GV). Đây là lực lượng nòng cốt trong
công tác chuyên môn của Nhà trường. Những năm qua, chi bộ trường liên
tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Ngoài ra, Trường còn có
tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò tích
cực trong việc động viên đoàn viên tham gia các hoạt động phong trào. Hai
tổ chức này liên tục đạt danh hiệu Công đoàn và Đoàn cơ sở vững mạnh.
Về đội ngũ CBQL, Nhà trường có Hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởng.
3/4 CBQL có trình độ đào tạo thạc sỹ. 3/4 đồng chí đã được bồi dưỡng
27
nghiệp vụ QL tại Học viện QLGD. 2 đồng chí có chuyên môn thuộc các môn
khoa học tự nhiên (Vật Lý, Hóa học) và 2 đồng chí có chuyên môn thuộc các
môn khoa học xã hội (Văn, Địa). Các đồng chí CBQL đều đã công tác ở
Trường lâu năm nên hiểu rõ tính chất, đặc thù của Nhà trường; là những
người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và tự chịu trách nhiệm; có uy
tín trong tập thể sư phạm và chính quyền, nhân dân địa phương; luôn tôn
trọng lẫn nhau, biết trách nhiệm và quyền hạn của nhau; luôn đoàn kết, thống
nhất trong giải quyết công việc chung.
Các đồng chí tổ trưởng chuyên môn đều là những người có năng lực
chuyên môn vững, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn có tính sáng tạo, chủ
động hoàn thành công việc được giao và được tổ viên tín nhiệm.
Về các hội đồng, Trường có Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội
đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn. Việc thành lập và hoạt động của các Hoạt
động này được thực hiện theo đúng Điều 21 của Điều lệ trường trung học.
Về biên chế các tổ, trường được chia thành 4 tổ chuyên môn: (1) tổ
Toán-Tin (9 GV) gồm các bộ môn Toán, Tin; (2) tổ Tự nhiên (10 GV) bao
gồm các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, Công nghệ, Thể dục, GD QPAN;
(3) tổ Văn-Sử (8 GV) bao gồm các môn Văn, Sử; (4) tổ Xã hội (11 GV) bao
gồm các môn Tiếng Anh, Địa lý, Giáo dục công dân và (5) tổ Văn phòng bao
gồm các bộ phận: Kế toán, thủ quỹ, nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm,
nhân viên thư viện, văn thư, y tế, bảo vệ; (6) tổ Quản trị-Đời sống bao gồm
các nhân viên phục vụ nhà ăn tập thể. Mỗi tổ có tổ trưởng và 01 tổ phó.
Về cơ cấu, tổ chức lớp học, mỗi năm Trường có từ 10 đến 14 lớp. Mỗi
lớp có từ 27 đến 33 học sinh (bảng 2.1), có lớp trưởng và 02 lớp phó; được
chia thành 3 hoặc 4 tổ, mỗi tổ có Tổ trưởng. Mỗi lớp được phân công 01 GV
chủ nhiệm. Do đặc thù HS ở nội trú cần có sự QL cả thời gian ngoài giờ hành
chính, từ năm học 2010 - 2011, Nhà trường phân công thêm mỗi lớp 01 GV
hỗ trợ GV chủ nhiệm.
28
Bảng 2.1. Cơ cấu lớp học trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn
từ năm 2007-2008 đến năm 2010-2011
Năm học
Khối 10
Tổng số
Khối 11
Khối 12
Bình
quân số
HS
Số lớp
Số HS
Số lớp
Số HS
Số lớp
Số HS
2007-2008
333
3
101
4
128
3
104
33,3
2008-2009
331
3
103
3
100
4
128
33
2009-2010
333
4
140
4
95
4
98
27,8
2010-2011
378
5
142
5
140
4
96
27
HS/lớp
(Nguồn: Báo cáo thống kê các năm 2007 đến 2010 của Trường)
Với quy mô lớp học như trên thì rất thuận lợi cho việc tổ chức các
HĐDH, GV có điều kiện để quan tâm tới các đối tượng HS.
2.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên
Đội ngũ GV của Trường không có sự biến động lớn trong những năm
gần đây, có thay đổi mỗi năm, song chủ yếu là GV chuyển đến (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Cơ cấu GV theo giới tính, dân tộc và trình độ đào tạo
từ năm học 2007-2008 đến 2010-2011
Năm học
Tổng
số
Nữ
Dân Tỷ lệ Đảng Trình độ đào tạo Xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ
tộc GV/lớp viên Th.sĩ ĐH CĐ
Giỏi
Khá
TB
2007-2008
32
23
18
3,2
14
1
28
3
8
17
7
2008-2009
34
24
17
3,4
13
1
30
3
13
17
4
2009-2010
36
27
18
3,1
15
1
33
3
10
21
5
2010-2011
38
28
19
2,7
15
3
38
0
(Nguồn: Báo cáo thống kê các năm 2007 đến 2010 của Trường)
Tỷ lệ GV là người dân tộc thiểu số đạt 50%, song số GV có thể nói
được tiếng dân tộc không nhiều. Tỷ lệ GV/lớp của Trường cao hơn mức quy
định. Tuy nhiên cơ cấu GV chưa hợp lý (bảng 2.3).
29
Bảng 2.3. Cơ cấu giáo viên theo môn
Năm
2007-2008
SL
Môn
Toán
Lý
Hóa
Tin
Sinh
Công
nghệ *
Văn
Sử
Địa
T.Anh
GDCD
T.dục
GDQP *
B.quân số
tiết/tuần/GV
2008-2009
SL
B.quân số
tiết/tuần/GV
2009-2010
SL
B.quân số
tiết/tuần/GV
2010-2011
SL
B.quân số
tiết/tuần/GV
5
2
2
3
2
9,3
11,8
11,8
5,5
6,8
5
2
2
3
2
9,3
11,8
11,8
5,5
6,75
6
2
2
3
2
8,3
14
14
6,7
8
6
4
2
3
2
12,6
8,1
16,3
7,8
9,3
5
2
3
3
3
2
8,4
7,5
5
10
3,3
10
6
2
3
4
3
2
7
7,5
7,5
7,5
3,3
10
6
2
4
4
3
2
8,3
9
4,5
9
4
12
6
2
4
4
3
2
9,8
10,5
5,3
10,5
4,7
14
(Nguồn: Báo cáo thống kê hằng năm của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh)
Ghi chú: (*) Môn học chưa có giáo viên chuyên trách, nha trường bố trí
giáo viên môn khác dạy.
Theo bảng trên thì hầu hết GV chưa dạy đủ số tiết theo quy định (kể cả
kiêm nhiệm). Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có giáo viên dạy vượt giờ theo định
mức (có GV dạy 21 tiết, vượt 6 tiết, soạn 6 giáo án/tuần) vì những lý do sau:
Thứ nhất, do thiếu GV môn Công nghệ và GDQP nên Nhà trường phải điều
động GV của các môn khác sang dạy hai môn này. Thứ hai, tỷ lệ GV nữ
trong độ tuổi sinh đẻ cao (năm 2010-2011 có 6 GV nghỉ chế độ thai sản, cá
biệt có đợt có tới 4 GV cùng xin nghỉ). Thứ ba, trong 3 năm gần đây, Sở
GD&ĐT có chủ trương điều động GV có trình độ chuyên môn vững ở các
trường thuộc vùng thuận lợi đi hỗ trợ các trường ở vùng khó khăn, thời gian
mỗi đợt là một học kỳ. Thứ tư, do một số GV đi học nâng cao trình độ, nghỉ
30
chế độ nên Trường phải bố trí người khác dạy thay. Thực tế trên gây xáo trộn
đáng kể tới việc thực hiện KH chuyên môn của Nhà trường, ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của GV.
Về độ tuổi và số năm công tác của GV có sự chênh lệch đáng kể.
Bảng 2.4. Cơ cấu độ tuổi giáo viên (năm học 2010-2011)
21-25
26-30
31-35
36-40
41-45
46-50
Trên 50
SL
T.lệ
SL
T.lệ
SL
T.lệ
SL
T.lệ
SL
T.lệ
SL
T.lệ
SL
T.lệ
11
29%
7
18%
1
3%
5
13%
3
8%
8
21%
3
8%
(Nguồn: Báo cáo thống kê đầu năm 2010-2011 của Trường)
Về chất lượng đội ngũ: 100% GV đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 04 GV
trình độ sau đại học và thạc sỹ chuyên ngành Ngoại ngữ, Văn học và Địa lý,
02 GV đang theo học thạc sĩ các chuyên ngành Toán, QLGD. Năm học
2010-2011, Trường có 13 GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm, trong đó
có 03 GV dạy năm đầu tiên, 3 GV dạy năm thứ hai; 7 GV có thâm niên công
tác trên 26 năm, số còn lại có thâm niên giảng dạy từ 6 đến 20 năm.
Trường có 13 GV có trình độ chuyên môn giỏi đã được công nhận tại
Hội giảng cấp tỉnh và qua các kỳ ôn luyện HS giỏi (chiếm 31,57%), tập trung
ở độ tuổi từ 35 đến 45, trong đó 7 GV cốt cán cấp tỉnh. Bên cạnh đó, số GV
trẻ mới ra trường, ít kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn còn hạn
chế, chưa quen với đặc điểm, đặc thù của trường nội trú nên phương pháp
giảng dạy chưa phù hợp còn chiếm tỷ lệ cao (29%). Năm học 2009-2010, Sở
GD&ĐT Lạng Sơn tổ chức KT nhận thức GV (bao gồm KT kiến thức
chuyên môn và nhận thức về đổi mới giáo dục), kết quả có 2 GV xếp loại
Giỏi, 30 GV xếp loại khá, 4 GV xếp trung bình (đều là GV mới ra trường).
Điểm mạnh của nhóm GV trẻ là sử dụng tốt các phương tiện DH hiện đại,
đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu Nhà trường có những biện
pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề thì đây sẽ là lực lượng GV có
31
nhiều triển vọng trong những năm tới. Một số GV trên 45 tuổi ngại đổi mới,
ngại học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới. Khả năng sử dụng
các phương tiện DH hiện đại của nhóm này yếu, thậm chí có GV chưa biết
sử dụng máy tính và khai thác thông tin từ mạng Internet (số này có 10
người, chiếm 26%). Đây là một trở ngại lớn trong việc đổi mới phương pháp,
nâng cao chất lượng DH.
Về tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ GV: Đa số GV, nhất là
những GV đã gắn bó với trường lâu năm có tinh thần trách nhiệm cao, gắn
bó với trường, tận tụy với công việc, có nhiều ý tưởng sáng tạo. Trên thực tế,
nhiều GV tự giác làm thêm giờ, thậm chí cả ngày nghỉ, buổi tối nhưng không
đòi hỏi chế độ bồi dưỡng. Bên cạnh đó cũng còn một số GV (tập trung ở
nhóm GV trẻ) tinh thần làm việc chưa cao, hoặc có lòng nhiệt tình nhưng do
hạn chế về năng lực nên hiệu quả công việc chưa đạt được như mong muốn.
ĐG về chất lượng đội ngũ GV của Trường. Có thể thấy rằng chất lượng
đội ngũ của Trường không đồng đều. GV trẻ còn nhiều hạn chế về kinh
nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn nhưng có thế mạnh về sử dụng
công nghệ thông tin và khả năng tiếp thu cái mới; một bộ phận GV có thâm
niên công tác thì chậm thích nghi với sự đổi mới, ngại đổi mới. Một số ít GV
có thâm niên công tác cao nhưng năng lực chuyên môn hạn chế.
Thực trạng trên có nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do chưa được trao quyền tự chủ về nhân sự, Trường không
được chủ động trong việc tuyển chọn, thu hút GV có trình độ tay nghề giỏi.
Có GV mới được tuyển dụng vào trường không phải do có thành tích đặc
biệt trong quá trình học tập tại trường đại học hoặc đã được khẳng định về
chuyên môn. Mặt khác, tỉnh chưa có cơ chế luân chuyển GV cấp THPT nên
không thể điều chuyển GV hạn chế về năng lực làm công tác khác. Thực tế
này không tạo ra động lực thúc đẩy GV nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực.
32
Thứ hai: Việc nhận xét, ĐG GV còn có sự nể nang, dĩ hòa vi quý nên
một số giáo chưa viên nhận thức rõ hạn chế của bản thân để sửa chữa.
Thứ ba, một số GV, nhất là GV có thâm niên công tác thường tự bằng
lòng với những gì mình đã có, ngại ngại đổi mới, tiếp thu cái mới.
Thực trạng này đòi hỏi tỉnh phải có cơ chế về tuyển dụng và sàng lọc
nhân sự áp dụng riêng cho trường DTNT nhằm xây dựng đội ngũ GV của
Trường đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn và cơ cấu hợp lý.
2.1.5. Đặc điểm học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn
HS trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn được tuyển từ các xã
vùng III của tỉnh. Hầu hết HS của trường là con em đồng bào các dân tộc
thiểu số, trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số. Đáng chú ý là trong những
năm gần đây, tỷ lệ HS nữ trúng tuyển vào trường có xu hướng gia tăng, dẫn
tới tình trạng mất cân bằng giới tính trong HS của trường.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu HS các năm theo dân tộc
200
Tày
Nùng
Dao
H'Mông
Cao lan
Sán chỉ
Kinh
150
100
50
0
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
Xem thêm phụ lục 1
Bảng 2.5. HS nữ các năm
Năm học
2006-2007
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
Số lượng
205
219
235
266
303
Tỷ lệ (%)
59%
66%
71%
80%
80%
(Nguồn: Báo cáo thống kê các năm của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh)
33
Với đặc điểm nữ chiếm đa số, lại là con em đồng bào các dân tộc thiểu
số đến từ các xã vùng III, nên HS trường THPT DTNT tỉnh đều ngoan, thuần
phác. Khả năng tư duy trừu tượng của HS còn nhiều hạn chế, nặng về trư
duy cụ thể. Hầu hết các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm học 20102011, toàn trường có 25 HS mồ côi (6.6%), trong đó có 05 em mồ côi cả cha
và mẹ, có 02 HS đến từ Trung tâm bảo trợ xã hội. Các em ở xa gia đình nên
ít nhận được sự quan tâm đôn đốc từ gia đình. Do xuất thân từ vùng có điều
kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, lại bị ảnh hưởng của phong tục, tập
quán địa phương, nên HS của Trường có đặc điểm chung là thật thà, chịu
khó nhưng thường tự ti, mặc cảm về dân tộc mình. Các dân tộc càng ít người
thì càng tự ti. Sự hiểu biết và va chạm xã hội cũng như khả năng về ngôn
ngữ phổ thông còn hạn chế nên nhiều HS rất e dè, nhút nhát, kém năng
động, ngại thể hiện mình trước đám đông, đặc biệt là tính ỷ lại, trông chờ
vào người khác là rất lớn. Đây là trở ngại rất lớn trong HĐDH nhằm phát
huy tính tích cực của HS. Nếu GV không có các biện pháp nhằm động viên
các em tích cực tham gia các hoạt động học tập thì giờ học kém hiệu quả.
Về thể chất, sức khỏe của nhiều HS chưa đảm bảo để học tập. Theo kết
luận của bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh sau đợt khám sức khỏe đầu năm
học 2010-2011, toàn trường chỉ có 14 em có sức khỏe bình thường. Tỷ lệ HS
mắc các bệnh về về mắt, răng, miệng, rất cao, cá biệt còn có một số ít HS
mắc bệnh về tim mạch. Từ năm học 2009-2010 đến nay, đã có 04 HS xin
thôi học để điều trị bệnh lâu dài. Tình hình sức khỏe của các em như vậy có
ảnh hưởng đến việc học tập, do phải nghỉ học để điều trị bệnh.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào có xu hướng được nâng lên qua các năm,
song nhìn chung còn thấp, thể hiện ở điểm thi tuyển sinh hằng năm là thấp.
Theo quy định của tỉnh, đối tượng tuyển sinh vào trường DTNT tỉnh gồm
các HS đã tốt nghiệp THCS có hộ khẩu ở xã vùng III từ 5 năm trở lên, xếp
loại học lực năm học lớp 9 loại khá trở lên, hạnh kiểm tốt. HS thi vào trường
34
DTNT tỉnh đăng ký dự thi tại các trường THPT ở huyện, thi chung đề và
cùng ngày với các trường THPT của tỉnh nhưng được sắp xếp phòng thi
riêng, do GV của trường DTNT tỉnh trực tiếp coi thi. Căn cứ kết quả thi, Nhà
trường định ra điểm sàn, xét danh sách dự tuyển (thường là các em đạt điểm
sàn) và trình Hội đồng tuyển sinh của tỉnh duyệt.
Do mặt bằng chất lượng GD THCS ở các huyện không đồng đều; mặt
khác, để đảm bảo quyền lợi được học tập của các em HS thiểu số ít người
vùng cao nên có HS mặc dù kết quả thi chưa đạt điểm sàn nhưng Hội đồng
tuyển sinh vẫn xét duyệt để các em vào học tại trường nên chất lượng HS
đầu cấp giữa các huyện của Nhà trường không đồng đều.
Việc xét duyệt HS diện tuyển thẳng vào trường ở một số huyện chưa
đảm bảo tính khách quan. Có một số em mặc dù được tuyển thẳng nhưng để
thử sức mình, các em vẫn tham dự kỳ thi tuyển sinh. Kết quả thi của các em
này thấp hơn so với các em khác cùng huyện. Cá biệt có sinh thuộc diện
tuyển thẳng nhưng kết quả khảo sát chất lượng đầu năm rất thấp, và sau một
năm học tại Trường lại bị xếp loại học lực yếu. Như vậy, có HS có năng lực
thực sự thì không trúng tuyển, trong khi đó HS có năng lực thấp hơn thì lại
được vào học tại Trường. Đây là một điều bất cập trong cơ chế tuyển sinh
vào trường DTNT tỉnh, cần được nghiên cứu và sửa đổi.
Biểu đồ 2.2. Chất lượng tuyển sinh đầu vào hằng năm
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Dưới 6
6- dưới 9
9- dưới 15
15-dưới 19,5
19,5-24
24 trở lên
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
Xem thêm phụ lục 2
35
Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ HS có điểm thi bình quân/môn dưới 5 là khá
lớn, năm thấp nhất là 31%; năm cao nhất lên tới 77,3%, trong đó có tới 2,5%
số HS có điểm thi đầu vào chưa đạt 2 điểm/môn, cá biệt kỳ thi tuyển sinh
năm 2007 có đến 6% em chỉ đạt 0,25 điểm môn Toán nhưng vẫn được tuyển.
Số HS có điểm thi trung bình từ 6,5 trở lên/môn thấp, chưa năm nào có HS
đạt điểm bình quân/môn từ 8 điểm trở lên. Điều này cho thấy sự học lệch
giữa các môn của HS (xem biểu đổ 2.3, 2.4).
Biểu đồ 2.3. Điểm các môn thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2009-2010
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Toán
Văn
Hóa
Điểm
dưới 1
Từ 1 đến Từ 2 đến
dưới 2
dưới 5
Từ 6,5
đến 8
Trên 8
Xem thêm phụ lục 3
Biểu đồ 2.4. Điểm các môn thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2010-2011
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Toán
Văn
T.Anh
Điểm
dưới 1
Từ 1 đến Từ 2 đến
dưới 2
dưới 5
Từ 6,5
đến 8
Trên 8
Xem thêm phụ lục 4
36