Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 130 trang )
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình giáo dục các cấp
bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa
tăng quy mô, vừa nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và và đổi mới phƣơng pháp
dạy – học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực
phát triển giáo dục.[3]
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 cũng đã chỉ ra mục tiêu phát
triển đối với giáo dục CĐ, ĐH và sau ĐH nhƣ sau : đáp ứng nhu cầu nguồn
nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế – xã hội của thời kỳ CNH–
HĐH, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau trung
học thông qua việc đa dạng hoá chƣơng trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một
hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu
vùng miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tăng cƣờng năng
lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và
cho những ngƣời khác. Nâng tỷ lệ SV trên một vạn dân từ 118 năm học 20002001 lên 200 vào năm 2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sỹ từ 11.727 học viên
năm 2000 lên 38.000, nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000 vào năm
2010.[3]
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, chiến lƣợc yêu cầu cần tập trung thực
hiện bảy nhóm giải pháp lớn : (1) Đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình,
giáo dục; (2) Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phƣơng pháp giáo dục; (3)
Đổi mới quản lý giáo dục; (4) Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục
quốc dân và phát triển mạng lƣới các trƣờng lớp, cơ sở giáo dục; (5) Tăng
nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục; (6) Đẩy mạnh xã hội hoá
giáo dục; (7) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong đó đổi mới
chƣơng trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm,
đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.
79
3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng
3.1.2.1. Phương hướng chung :
Thực hiện phƣơng châm “chất lƣợng đào tạo là sự sống còn”, không
ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập,
NCKH và các hoạt động phục vụ khác, xây dựng ĐHDL Hải Phòng trở thành
một “xã hội học tập”, tạo cho GVCBNV và SV nhà trƣờng có nhận thức “học
thƣờng xuyên, học suốt đời” để phát huy năng lực công tác và học tập với
năng suất và hiệu quả cao nhất nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có
chất lƣợng cao, đồng thời nâng cao vị thế và quy mô của nhà trƣờng, hoà
nhập với trình độ của khu vực.
3.1.2.2. Phương hướng cụ thể
Để ĐHDL Hải Phòng phát triển bền vững cần coi trọng công tác đổi
mới quản lý giáo dục theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm, theo các phƣơng hƣớng cụ thể sau :
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy trong nội bộ nhà trƣờng, tạo
hành lang pháp lý cho nhà trƣờng hoạt động đúng hƣớng, đúng quy định của
pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục và phát huy dân chủ trong nhà trƣờng;
đồng thời thực hiện và tuân thủ các chính sách đảm bảo chất lƣợng, thực hiện
các chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút và phát huy các nguồn lực xây dựng
nhà trƣờng : điểm tựa của đổi mới công tác quản lý nhà trƣờng.
- Cải tiến cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán
bộ quản lý nhà trƣờng, xây dựng một đội ngũ GVCBNV cơ hữu đủ về số
lƣợng, chuẩn về chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu : cơ sở về tổ chức và nguồn
nhân lực để đổi mới quản lý.
- Xây dựng tổ chức Đảng thực sự là lực lƣợng lãnh đạo then chốt trong mọi
hoạt động của nhà trƣờng.
80
Trên cơ sở thực trạng cùng những quan điểm phƣơng hƣớng cải tiến
công tác quản lý trong ĐHDL Hải Phòng, vận dụng lý luận liên quan đến
những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm
cải tiến công tác quản lý trong ĐHDL Hải Phòng theo hƣớng tăng cƣờng tính
tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhƣ sau :
3.2. NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THEO
HƢỚNG TĂNG CƢỜNG TÍNH TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH
NHIỆM TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
Những biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý trong trƣờng ĐHDL
Hải Phòng theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm đƣợc đề
xuất dựa theo các nguyên tắc chỉ đạo nhƣ sau :
(1) Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm phải đi sóng đôi, tự chủ phải gắn chặt
với tự chịu trách nhiệm.
(2) Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm phải nhằm tới một mục tiêu duy nhất
là nâng cao chất lƣợng dạy – học, NCKH và phục vụ cộng đồng, thực hiện sứ
mạng của nhà trƣờng.
(3) Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm chỉ có thể trở thành hiện thực trong
một tổ chức biết học hỏi, khi văn hoá tổ chức là động lực cho mọi thành viên
hoàn thành công việc của mình một cách có trách nhiệm cao nhất.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc về vấn đề tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
cơ sở giáo dục đại học
Nghị quyết 9 khoá IX của Đảng đã chỉ ra yêu cầu: “Tập trung chỉ đạo
quyết liệt việc nâng cao rõ rệt chất lƣợng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
: giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của nhà nƣớc
trong giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh đổi mới nội dung, chƣơng trình và
phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam
81
cùng với đổi mới cơ chế quản lý giáo dục...... Khuyến khích cạnh tranh lành
mạnh, tạo cơ chế và điều kiện để các trƣờng ĐH và các trƣờng dạy nghề
chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm”.[5]
Để triển khai thực hiện có hiệu quả phƣơng thức quản lý mới của các
trƣờng ĐH trong giai đoạn hiện nay là tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của các trƣờng ĐH, Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 cũng đã
khẳng định : cần phải tiến hành “đổi mới cơ chế và phƣơng thức quản lý giáo
dục theo hƣớng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh
mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp
và mỗi cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả những bất cập của
toàn hệ thống trong quá trình phát triển”[3].
Việc nhận thức đúng đắn về đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc sẽ thúc đẩy rất lớn tới ý thức nghề nghiệp của mỗi GVCBNV nhà
trƣờng. Họ sẽ thấy đƣợc nhiệm vụ cao cả của mình, từ đó phấn đấu, học tập,
tự bồi dƣỡng, trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sƣ phạm để
đạt đƣợc mục tiêu dạy học hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Để nâng cao nhận thức về vấn đề này, nhà trƣờng cần tăng cƣờng tuyên
truyền những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với giáo dục;
đồng thời cần phải làm cho mọi GVCBNV nhà trƣờng hiểu đƣợc, có nhận
thức chung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trƣờng ĐH, cũng nhƣ
những giải pháp nhằm tăng cƣờng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
các trƣờng ĐH nói chung và của nhà trƣờng nói riêng trong giai đoạn hiện
nay. Công tác tuyên truyền phải làm cho tất cả GVCBNV hiểu đƣợc tính tất
yếu phải thực hiện tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở
giáo dục ĐH Việt Nam nói chung và của ĐHDL nói riêng.
Tuyên truyền cũng cần phải làm cho mọi ngƣời biết đƣợc những điểm
mạnh, yếu của việc thực hiện tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm
82
của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Từ đó có cơ sở để so sánh, phân
tích, đánh giá các phƣơng pháp thực hiện tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm, cũng nhƣ đề xuất thêm những biện pháp mới.
Công tác tuyên truyền này cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, trong các
cuộc họp hàng tháng của nhà trƣờng, trong các cuộc họp giao ban tuần, đƣợc
cụ thể hoá bằng văn bản, thông qua phƣơng tiện thông tin gửi đến tất cả
GVCBNV nhà trƣờng.
Công tác tuyên truyền này không chỉ đƣợc thực hiện một cách bó hẹp
trong nội bộ nhà trƣờng, mà còn cần phải nhân rộng, làm cho các cấp quản lý
và cả xã hội hiểu đƣợc thực hiện tăng cƣờng tự chủ và tự chịu trách nhiệm là
cốt lõi của phƣơng thức quản lý mới nhằm mang lại sự đổi mới về chất cho
giáo dục Việt Nam.
3.2.2. Khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy
của nhà trƣờng, tổ chức bầu lại Hội đồng quản trị, kiên trì thực
hiện công khai, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trƣờng
Cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy của
ĐHDL Hải Phòng vì hai lý do sau :
Thứ nhất, cần phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của Điều
lệ trƣờng ĐH và Quy chế ĐHDL. Việc này thể hiện tính tự chịu trách nhiệm
trƣớc Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Thành uỷ, UBND thành phố Hải Phòng và toàn
xã hội của nhà trƣờng nói chung và của chính những ngƣời quản lý nhà
trƣờng nói riêng, cụ thể ở đây là các thành viên của HĐQT nhà trƣờng.
Thứ hai, tạo dựng đƣợc hành lang pháp lý để giải quyết các công việc
trong nội bộ nhà trƣờng.
ĐHDL Hải Phòng cần phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp quy bởi suốt 8 năm qua nhà trƣờng đã hoạt động mà
không có Quy chế Tổ chức và hoạt động của nhà trường. Một số sự việc
83
không tốt đã nảy sinh trong nội bộ nhà trƣờng, đòi hỏi phải đƣợc giải quyết
gấp. Quy chế Tài chính do HĐQT nhà trƣờng ban hành chậm, lại yêu cầu
GVCBNV nhà trƣờng rút phần vốn góp trƣớc đây ra, để thành viên của
HĐQT đƣa vốn của mình vào, đồng thời tăng mức lãi suất, việc làm thiếu dân
chủ và không công bằng này là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn nghiêm
trọng giữa HĐQT, Hiệu trƣởng và toàn thể GVCBNV trong trƣờng, đồng thời
bản quy chế này lại yêu cầu các hoạt động tài chính trong trƣờng đƣợc bảo
quản theo chế độ “mật” càng minh chứng cho việc làm không có tính “trách
nhiệm” của HĐQT.
Cần bầu lại HĐQT nhà trƣờng bởi hai lý do :
Thứ nhất, nhiệm kỳ của HĐQT khoá I của nhà trƣờng đã kéo dài quá
thời hạn 3 năm. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa các thành viên trong HĐQT,
cũng nhƣ mâu thuẫn giữa HĐQT, Hiệu trƣởng và GVCBNV nhà trƣờng đã
gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của nhà trƣờng, cũng nhƣ cho sự
phát triển lành mạnh của nhà trƣờng.
Thứ hai, trong HĐQT hiện tại không đủ thành phần nhƣ quy định của
Quy chế ĐHDL. GVCBNV nhà trƣờng chƣa thực sự đƣợc coi là “ngƣời chủ”
của nhà trƣờng, sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trƣờng còn chƣa đƣợc coi trọng,
dẫn đến HĐQT có những định hƣớng, có những việc làm không phù hợp với
lòng “dân”.
Thực hiện biện pháp này, cần phải có sự can thiệp của Bộ GD-ĐT,
Thành uỷ, UBND thành phố Hải Phòng. Trong quá trình tổ chức bầu HĐQT
nhiệm kỳ II, cần phải chú ý đến sự phát triển của nhà trƣờng, cần phải quan
tâm đến quyền lợi của GVCBNV và SV nhà trƣờng.
Thực hiện công khai, dân chủ trong nhà trƣờng nhằm thực hiện tốt
nhất, có hiệu quả nhất những điều mà Luật Giáo dục quy định theo phƣơng
châm “Dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra”, đảm bảo cho mọi công
84
dân, cơ quan, tổ chức đƣợc quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham
gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân
và vì dân.
Thực hiện dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm
năng trí tuệ của tất cả đội ngũ GVCBNV và SV trong trƣờng theo luật định,
góp phần xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cƣơng trong mọi hoạt động của nhà
trƣờng, ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm
vụ phát triển giáo dục phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và pháp
luật của Nhà nƣớc.[11]
Thực hiện dân chủ trong nhà trƣờng cần phải quán triệt các nguyên tắc:
- Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản
Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Thực hiện dân chủ trong nhà trƣờng phải phù hợp với Hiến pháp và pháp
luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với
kỷ luật, kỷ cƣơng trong nhà trƣờng.
- Phải xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền
tự do dân chủ làm ảnh hƣởng đến uy tín và hoạt động của trƣờng.[11]
Mọi vấn đề trong hoạt động của nhà trƣờng đƣợc mang ra bàn bạc, thảo
luận công khai tại các cuộc họp tháng, họp giao ban tuần sẽ làm cho mỗi cá
nhân nhận thức đƣợc vai trò của bản thân, họ thấy đƣợc tôn trọng, họ nhận
thức đƣợc quyền tự chủ của mình, từ đó họ tin tƣởng và phát huy hết khả
năng của mình đóng góp cho sự phát triển của nhà trƣờng. Thực hiện công
khai, dân chủ cũng chính là điều kiện để thúc đẩy XHH giáo dục trong nhà
trƣờng.
Theo quy định của ĐHDL Hải Phòng, sau khi đƣợc tuyển dụng chính
thức, để đƣợc ký Hợp đồng lao động, mỗi GVCBNV cơ hữu của trƣờng đều
cần phải nộp một khoản tiền vốn góp để xây dựng trƣờng sở. Nhƣ vậy, tất cả
85
GVCBNV trong trƣờng ít nhiều phải có trách nhiệm đối với sự phát triển, đối
với vận mệnh của nhà trƣờng, tất cả GVCBNV nhà trƣờng đều là những “chủ
nhân thực sự” của nhà trƣờng. Chính vì vậy, có thể thấy tính chất dân chủ
trong chế độ sở hữu của trƣờng. Dân chủ trong sở hữu tất yếu sẽ phải dẫn đến
dân chủ trong quyết định, quản lý và phân phối.
ĐHDL Hải Phòng cần phải xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống
các văn bản pháp quy, để cho nhà trƣờng có thể vận hành thông suốt, lại có
khả năng giải quyết các xung đột nếu xảy ra. Hệ thống các văn bản pháp quy
này phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc dân chủ nhƣ chế độ sở hữu quy định.
3.2.3. Xây dựng các quy trình quản lý với các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng
minh bạch trong tất cả các lĩnh vực quan trọng của nhà trƣờng,
nhƣ : quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ nhân viên và sinh viên,
quản lý quá trình đào tạo, NCKH, tài chính và cơ sở vật chất, đối
ngoại, …; thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để trong quản lý;
kiện toàn bộ máy quản lý nhà trƣờng.
3.2.3.1. Yêu cầu đối với lĩnh vực quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ và
nhân viên
Trƣớc những hạn chế và bất cập của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục trƣớc những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ
CNH – HĐH đất nƣớc, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục đã nêu ra mục tiêu cho công tác xây dựng đội ngũ GV và cán bộ
quản lý giáo dục :
“Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
đƣợc chuẩn hoá, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc
biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay
nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hƣớng và có
86
hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực,
đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc”.[2]
Nhƣ vậy, vấn đề phát triển đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lý
về cơ cấu và chuẩn về chất lƣợng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục; đồng thời, thƣờng xuyên tiến hành đổi
mới và hiện đại hoá phƣơng pháp giáo dục, dạy cho ngƣời học phƣơng pháp
tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tƣ duy đã trở thành
một nhiệm vụ mang tính chất sống còn, là một vấn đề mang ý nghĩa quyết
định đối với mỗi cơ sở giáo dục ĐH.
Ngày nay, có hai lý do chính làm cho vấn đề đội ngũ GV trở thành mối
quan tâm hàng đầu của mỗi trƣờng ĐH. Thứ nhất là trình độ của đội ngũ
quyết định chất lƣợng và khả năng của một trƣờng trong giảng dạy, nghiên
cứu và phục vụ xã hội trong nền kinh tế hàng hoá mà sản phẩm của giáo dục
và đào tạo là loại hàng hoá đặc biệt, cũng tuân theo quy luật cạnh tranh. Thứ
hai là chi phí lƣơng và phụ cấp cho đội ngũ này là khoản chi phí lớn nhất của
mỗi trƣờng ĐH.[27, tr.160]
Riêng đối với ĐHDL Hải Phòng còn có thêm một lý do nữa để quan
tâm đến việc xây dựng một đội ngũ GV cơ hữu, đó là sự phụ thuộc vào đội
ngũ thỉnh giảng, sự phụ thuộc này dẫn đến sự bị động trong quá trình đào tạo,
gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý đào tạo của trƣờng.
Vấn đề đặt ra là xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV cần phải
đƣợc tiến hành trong kế hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý, CBNV của nhà trƣờng. Việc xây dựng đội ngũ CBNV của nhà
trƣờng đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng sẽ tác động và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV.
Nhà trƣờng cần tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ
CBNV cơ hữu hiện nay về tình hình tƣ tƣởng, đạo đức, trình độ nghiệp vụ,
87
năng lực quản lý trong nhà trƣờng và nguyện vọng của mỗi cá nhân.
Trên cơ sở kết quả điều tra, tiến hành phân công, bố trí, sử dụng hợp lý,
có hiệu quả đội ngũ CBNV. Đây là việc làm rất quan trọng, xuất phát từ yêu
cầu của công việc để chọn ngƣời, do đó khi tiến hành phân công, bố trí phải
dựa vào nguyên tắc xuất phát từ lợi ích của tổ chức và của nhà trƣờng, tránh
lãng phí nguồn nhân lực.
Thông qua các tổ chức đoàn thể và các chế độ chính sách đãi ngộ, xây
dựng và thƣờng xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm trong CBNV, động viên,
khuyến khích để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ, giúp đội ngũ CBNV cập nhật các yêu cầu đổi mới về nội dung và
phƣơng pháp làm việc cũng nhƣ các tri thức cần thiết khác.
Bố trí, sắp xếp những CBNV không đáp ứng đƣợc yêu cầu bằng các
biện pháp thích hợp nhƣ : bố trí lại công việc phù hợp, đào tạo lại, bồi dƣỡng
nâng cao trình độ nghiệp vụ, chấm dứt hợp đồng lao động; đồng thời kịp thời
bổ sung lực lƣợng mới có đủ điều kiện và năng lực thay thế, tránh hụt hẫng.
Bên cạnh đó, nhà trƣờng cũng cần tiến hành điều tra, đánh giá đúng
thực trạng đội ngũ GV, rà soát khối lƣợng công tác của GV, từ đó lập kế
hoạch tuyển dụng, phát triển số lƣợng GV cơ hữu sao cho đủ về số lƣợng,
đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ và thực hiện các biện
pháp quản lý đội ngũ có hiệu quả :
- Dựa vào quy định chung của Bộ GD-ĐT và tình hình thực tế của nhà
trƣờng, giao cho Bộ phận Tài chính, Phòng Đào tạo phối hợp với các Bộ môn
cải tiến, xây dựng lại định mức cụ thể đối với GV về số giờ dạy trong năm, số
lƣợng SV đƣợc hƣớng dẫn khoá luận, … và các định mức khác về NCKH,
công tác xã hội, lao động, trợ lý, công tác kiêm nhiệm (về công tác Đảng,
Công đoàn, Đoàn thanh niên, chuyên môn, …) đảm bảo sao cho mỗi GV phải
88
thực hiện hai chức năng chính: giảng dạy và NCKH.
- Yêu cầu việc thực hiện mỗi công việc theo nhiệm vụ đƣợc phân công cần
phải đƣợc thể hiện theo kế hoạch cả năm, từng học kỳ, từng tháng. Kế hoạch
của mỗi cá nhân phải thể hiện rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện và
kết quả đạt đƣợc. Kế hoạch phải đƣợc thông qua trong tổ bộ môn để mọi
ngƣời biết và có sự quan tâm, hỗ trợ nhau thực hiện. Để làm đƣợc việc này,
yêu cầu nhà trƣờng, các tổ bộ môn phải xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ
ngay từ đầu năm để GV dựa vào đó xây dựng kế hoạch cá nhân.
- Định lƣợng hoá các tiêu chuẩn thi đua và có cơ chế khen thƣởng cả về vật
chất và tinh thần sao cho kích thích đƣợc ham muốn thi đua của mỗi cá nhân.
Thực sự coi thi đua là một động lực phát triển.
- Chú trọng ở mức độ thích hợp việc quản lý hành chính, nhƣ họp cơ quan,
đơn vị, trao đổi chuyên môn, dự giờ, kiểm tra thƣờng kỳ tiến độ thực hiện kế
hoạch hoạt động, … Cần phối hợp cả hoạt động định kỳ lẫn đột xuất, cần phải
làm cho GV thấy đƣợc rằng tính độc lập, tự chủ của mình đƣợc tôn trọng đề
cao nhƣng luôn chịu sự quản lý của cấp trên và sự giám sát, hỗ trợ của đồng
nghiệp.
Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thực hiện công tác
bồi dƣỡng đội ngũ GV, nhà trƣờng cần giao cho các bộ phận chuyên môn làm
tốt các nhiệm vụ, yêu cầu sau :
- Tiếp tục thực hiện các chế độ tài chính hiện hành để khuyến khích và hỗ trợ
đội ngũ GV đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở trình độ sau ĐH.
- Xây dựng định mức và cơ chế tài chính động viên, khuyến khích, tiến tới bắt
buộc đội ngũ GV phải tham gia NCKH.
- Định kỳ và thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng tại chỗ về lý luận
giảng dạy ĐH, ngoại ngữ, tin học, triết học và các lớp tập huấn về đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị, phƣơng tiện dạy học hiện đại.
89