Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.63 KB, 112 trang )
các quan hệ trên mọi lĩnh vực có liên quan đến công chứng. Các quy định
trong Luật Công chứng và các văn bản khác cao hơn phải chứa đựng các quy
phạm mang tính chất bao quát, nó phải đ-a ra đ-ợc các nguyên tắc chung để
từ đó các văn bản pháp luật liên quan khác đ-a ra các quy phạm mang tính
dẫn chiếu phù hợp. Giả sử, nếu nh- trong Bộ luật Dân sự có quy định: "các
hợp đồng giao dịch liên quan đến tài sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký
sở hữu, sử dụng thì phải có chứng nhận của công chứng", thì các văn bản
chuyên ngành khác nh- Luật Nhà ở, Luật Đất đai.... khi có quy định liên quan
đến các hợp đồng chuyển dịch, thế chấp... chỉ cần dẫn chiếu đến việc tuân thủ
theo Bộ luật Dân sự về hình thức các hợp đồng này là đủ... Luật Công chứng
phải chứa đựng các quy định có tính chất chuyên ngành và bao quát nh-:
phạm vi điều chỉnh, đối t-ợng điều chỉnh, mô hình tổ chức và hoạt động này...
còn các văn bản khác khi có quy định liên quan đến lĩnh vực công chứng bắt
buộc phải có nội dung tuân theo các quy định của Luật Công chứng liên quan
đến quan hệ đó. Ng-ợc lại, khi các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có
chứa đựng những quy định mang tính nền tảng, nguyên tắc của ngành luật hay
lĩnh vực đó thì pháp luật về công chứng khi điều chỉnh những vấn đề đó cũng
phải tuân theo. Trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện pháp luật của mỗi lĩnh vực
sẽ tạo ra sự hoàn thiện của cả một hệ thống pháp luật.
Tính toàn diện của chế định công chứng đòi hỏi không chỉ bao quát ở
tầm vĩ mô, mà trong mỗi một văn bản, một điều luật cũng phải đ-ợc chú ý
đến. Văn bản hay điều luật đó phải chứa đựng đ-ợc một phạm vi điều chỉnh
nhất định, bao gồm tất cả nội hàm của vấn đề cần điều chỉnh và phải phù hợp
điều kiện khách quan. Ví dụ nh- khi quy định về chức danh Công chứng viên
thì trong nội dung điều luật đó phải chứa đựng đ-ợc toàn bộ các tiêu chuẩn,
điều kiện để một ng-ời có thể trở thành Công chứng viên.
Tính toàn diện của chế định pháp luật còn phải đ-ợc đánh giá dựa trên
sự ổn định của pháp luật. Những quy tắc xử sự, những nội dung căn bản phải
31
mang lại sự ổn định chung cho các quan hệ xã hội đ-ợc điều chỉnh. Việc thay
đổi pháp luật sẽ làm cho trật tự xã hội bị xáo trộn. Trong tác phẩm "Bàn về tinh
thần pháp luật" (còn đ-ợc gọi tắt là Tinh thần pháp luật), nhà t- t-ởng vĩ đại
Montesquieu ng-ời đ-ợc coi là đi tiên phong trong phong trào khai sáng Pháp thế
kỷ XVIII, khi đ-a ra những điều cần chú ý trong việc soạn thảo luật đã yêu cầu:
"Chớ có thay đổi một điều luật khi ch-a có đủ lý do cần thiết" 28, tr. 234.
Chúng ta chỉ thay đổi luật pháp khi đó là đòi hỏi của thực tế xã hội chứ không
phải là do ý chí chủ quan của các nhà làm luật. Trong bài Tính minh bạch của
pháp luật - Một thuộc tính của nhà n-ớc pháp quyền, tác giả Phạm Duy Nghĩa Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề cao sự ổn định của pháp luật và
cho rằng:
An toàn pháp lý là một dịch vụ công cộng mà ng-ời dân chờ
đợi ở Nhà n-ớc. Muốn vậy, pháp luật phải đáng tin cậy, phải là
những đại l-ợng t-ợng tr-ng cho công bằng và lẽ phải. Xây dựng,
ban hành và thực thi pháp luật không đ-ợc gây ra những cú sốc,
ngạc nhiên, bất ngờ cho đối t-ợng bị áp dụng. Việc sửa đổi, bổ sung
pháp luật phải đ-ợc loan báo công khai tr-ớc một thời hạn hợp lý để
ng-ời dân có thời gian chuẩn bị... 29.
Tính toàn diện của pháp luật còn đ-ợc xem xét d-ới góc độ dự báo
đ-ợc các khả năng sẽ xảy ra và cách thức điều chỉnh các mối quan hệ đó nhthế nào. Đối với chế định công chứng thì vấn đề này càng phải đ-ợc coi trọng.
Vì chức năng chính của hoạt động công chứng là tạo ra môi tr-ờng pháp lý ổn
định, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các cá
nhân và tổ chức thông qua việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của
các hợp đồng, giao dịch. Ví dụ hiện nay một số cơ quan hành chính đã áp
dụng cách thức nộp hồ sơ đ-ợc tiến hành qua mạng điện tử, việc các cơ quan
có thẩm quyền cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số (hiện nay duy nhất Tập
đoàn B-u chính viễn thông đ-ợc cấp phép hoạt động dịch vụ này) và việc chấp
32
nhận chữ ký số trong một số giao dịch...đây là những thay đổi tiến bộ mang
tính thời đại đã đ-ợc một số quốc gia phát triển trên thể giới áp dụng dựa trên
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nhất là sự phát triển v-ợt bậc của
công nghệ thông tin. Khi các lĩnh vực đó liên quan đến hoạt động công chứng
chắc chắn sẽ tạo ra sự xung đột vì hiện nay theo quy định tại Luật Công chứng
việc chứng nhận chữ ký của cá nhân trong các hợp đồng, giao dịch phải đ-ợc
thực hiện tr-ớc sự chứng kiến của Công chứng viên... Pháp luật về công chứng
phải có những quy định mang tính dự liệu hoặc mang tính mở để có thể áp
dụng t-ơng thích với những khả năng sẽ xảy ra trong thực tế. Pháp luật phải
tạo ra đ-ợc những khung pháp lý chuẩn mực t-ơng đối có để có thể có thể áp
dụng cho nhiều tr-ờng hợp, nhiều tình huống có thể xảy ra trong hiện tại và
t-ơng lai.
1.3.2. Tính đồng bộ
Sự hoàn thiện của chế định công chứng đ-ợc thể hiện qua một thuộc
tính khác đó là tính đồng bộ của pháp luật công chứng. Tính đồng bộ đ-ợc
biểu hiện ra ngoài bằng sự thống nhất. Cũng giống nh- bất cứ một hệ thống
máy móc hay hệ thống vật chất, ý thức nào đó, để vận hành một cách hiệu quả
cũng cần các yếu tố đồng bộ, từ đó làm lên sự thống nhất nội tại trong chính
hệ thống đó. Chế định pháp luật công chứng cũng vậy, phải đảm bảo đ-ợc sự
thống nhất trong các quy định pháp luật, tránh những quy phạm trùng lặp,
chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, phủ định lẫn nhau trong các văn bản pháp
luật và trong nội dung của cùng một văn bản. Montesquieu viết: "Nhiều đạo
luật vô bổ làm yếu mất các đạo luật hữu ích. Những đạo luật để cho ng-ời ta
dễ lẩn tránh làm yếu cả pháp chế nói chung" 28, tr. 235. Việc tuân thủ
nguyên tắc văn bản có giá trị thấp hơn không đ-ợc trái với văn bản có giá trị
cao hơn v phải tạo ra đ-ợc một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản (có giá
trị pháp lý cao) để tạo cơ sở pháp lý củng cố tính thống nhất của toàn bộ hệ
thống pháp luật, qua đó sẽ tạo ra đ-ợc sự đồng bộ trong chế định này. Thử hình
33
dung một giả định rằng, mỗi văn bản có những quy định đặc tr-ng chuyên ngành
riêng mà lại không có sự thống nhất với các văn bản khác thì chắc chắn xảy ra
tình trạng lộn xộn trong quá trình áp dụng, quá trình tranh chấp xảy ra cũng
không có căn cứ để giải quyết, gây hậu quả tiêu cực tới xã hội và hiệu quả của
các văn bản đó chắc chắn sẽ không có. Mọi sự vật đều luôn luôn có sự liên kết
tác động lẫn nhau và luôn nằm trong một thể thống nhất, do đó pháp luật điều
chỉnh nó cũng phải mang tính t-ơng đồng, nghĩa là phải có sự thống nhất. Hơn
nữa, khi thống nhất đ-ợc các văn bản liên quan ta sẽ có định h-ớng phát triển
pháp luật về công chứng. Để làm đ-ợc điều này phải coi trọng công tác rà soát
văn bản pháp luật và hệ thống hóa pháp luật. Hoạt động rà soát văn bản pháp
luật nhằm hai mục đích soát và xét lại các văn bản quy phạm pháp luật đ-ợc
ban hành trong một khoảng thời gian, theo một chuyên đề, theo lĩnh vực hay
theo ngành luật nhất định, qua đó phát hiện những văn bản chứa đựng những
mâu thuẫn, chồng chéo hoặc trái với quy định của Hiến pháp hoặc văn bản
luật có giá trị cao hơn. Hệ thống hóa pháp luật có nhiệm vụ tập hợp, sắp xếp
những văn bản pháp luật riêng lẻ thành một hệ thống mang tính thống nhất
thông qua việc lập và công bố danh mục các văn bản pháp luật còn hiệu lực và
công bố chúng trên những ph-ơng tiện thông tin mang tính đại chúng làm cơ
sở để áp dụng thống nhất trong phạm vi nhất định. Thông qua các hoạt động
này các cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát đối với
pháp luật hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng
chéo và những điểm hạn chế hay những thiếu sót của pháp luật, từ đó có
ph-ơng pháp khắc phục tạo ra sự đồng bộ cho cả một hệ thống pháp luật, một
chế định pháp luật trong đó bao gồm chế định pháp luật công chứng.
Với vai trò tạo ra chứng cứ khi chứng nhận tính xác thực và tính hợp
pháp của các hợp đồng, giao dịch đòi hỏi phải xây dựng đ-ợc các chuẩn mực
nhất định làm căn cứ để xác định về chủ thể, đối t-ợng, nội dung của hợp
đồng, giao dịch cũng nh- mô hình về tổ chức và hoạt động của chế định này,...
Giả sử Bộ luật Dân sự có quy định bắt buộc phải ghi đầy đủ tên của chủ sở
34
hữu, sử dụng tài sản trong giấy đăng ký thì các văn bản khác không đ-ợc có
quy định khác trái với nội dung này. Khi chứng nhận hợp đồng, giao dịch liên
quan đến tài sản thì Công chứng viên không phải mất thời gian xác minh. Hay
quy định về độ tuổi đ-ợc tự mình xác lập và ký kết hợp đồng, giao dịch. Quy
định bắt buộc về hình thức hợp đồng, giao dịch đối với những loại tài sản nhất
định. Quy định về quyền sở hữu của cá nhân và tổ chức... Việc đ-a ra các
chuẩn mực chung trong các văn bản pháp luật có giá trị cao và văn bản pháp
luật chuyên ngành sẽ giúp cho việc thống nhất cho một hệ thống, một chế
định pháp luật. Khi xây dựng đ-ợc các giá trị chuẩn mực sẽ làm tiêu chuẩn để
tạo ra sự đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật. Việc đ-a ra các chuẩn mực
đòi hỏi phải dựa trên những yếu tố mang tính chất bền vững, ít bị thay đổi.
Cũng trong tác phẩm "Bàn về tinh thần pháp luật" Montesquieu đã viết:
Khi pháp luật phải ghi một điều về phạt thì cần tránh ghi
thành giá tiền. Hàng nghìn duyên cớ có thể làm cho đồng tiền thay
đổi giá, nên điều quy định phạt bằng tiền sẽ mỗi thời có một giá trị
khác nhau. Ng-ời ta biết chuyện một tên láo x-ợc ở Rome gặp ai
cũng tát ng-ời ta một cái rồi xì ra 25 xu bồi th-ờng theo hình phạt
luật định [28].
Sự thông thái thể hiện qua trích dẫn này đ-a tới một yêu cầu bắt buộc
đối với pháp luật đó là sự bền vững, nó chỉ có thể có đ-ợc khi đ-ợc quy chuẩn
thông qua một đại l-ợng ít biến đổi.
1.3.3. Tính phù hợp
Tính phù hợp của chế định pháp luật công chứng đ-ợc thể hiện qua
nhiều ph-ơng diện. Trên ph-ơng diện lập pháp cần phải đảm bảo đ-ợc nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các văn bản phải đ-ợc ban hành đúng thẩm
quyền và phải đảm bảo đ-ợc tính tối cao của Hiến pháp, nội dung các văn bản
có giá trị thấp phải phù hợp với các văn bản có giá trị cao hơn. Trong Hiến
pháp có quy định về các quyền tự do của công dân, thì nội dung của các văn
35
bản pháp luật công chứng phải thể hiện đ-ợc các quyền đó. Ví nh- trong Hiến
pháp quy định công dân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản hợp pháp thì ở các
văn bản pháp luật về công chứng cũng phải đảm bảo nguyên tắc đó, các quy
định không đ-ợc làm hạn chế hay mất đi quyền đó của công dân. Pháp luật là
công cụ hữu hiệu để thực thi và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, để
pháp luật thể hiện đ-ợc sự hoàn thiện thì nó còn phải phù hợp với những mong
muốn chính đáng của đại đa số nhân dân, phù hợp với những quyền tự nhiên
của con ng-ời. Nhà triết gia vĩ đại nhất Châu Âu thế kỷ thứ 17, nhà t- t-ởng
lớn của nhân loại Jonh Locke trong tác phẩm "Khảo luận thứ hai về chính
quyền" đã đ-a ra giới hạn của cơ quan lập pháp và yêu cầu trong quá trình
thiết kế luật là: "Họ cai quản bằng những luật đ-ợc thiết chế và đ-ợc ban
hành, không phải là cho sự đa dạng của những tr-ờng hợp cụ thể mà là để có
một quy tắc duy nhất cho ng-ời giàu và ng-ời nghèo, cho ng-ời đ-ợc sủng ái
tại triều đình và ng-ời quê mùa tại đồng ruộng" 25, tr. 196 và "những luật
này phải đ-ợc thiết kế không vì một mục đích tối th-ợng nào khác ngoài lợi
ích của nhân dân" 25, tr. 196.
Tính phù hợp còn đ-ợc thể hiện ở sự t-ơng quan giữa các quy định của
chế định pháp luật công chứng với điều kiện kinh tế xã hội của đất n-ớc. Pháp
luật không thể xa rời thực tế, các quy định phải có khả năng thực hiện chứ không
phải chỉ tồn tại trên giấy. Montesquieu đã viết: "Luật thì phải có hiệu quả, không
để ng-ời ta vi phạm vì những điều thỏa thuận cá biệt" 28, tr. 235. Pháp luật là
một phạm trù thuộc kiến trúc th-ợng tầng lên bị ảnh h-ởng của các yếu tố cơ sở
hạ tầng, vì vậy nó luôn luôn phản ánh đúng thực tế điều kiện kinh tế xã hội. Các
quy định của pháp luật phải phù hợp với tính khách quan của sự vật. Sự xa rời
thực tế của các quy định liên quan đến công chứng sẽ làm cho chế định này mất đi
khả năng thực thi và từ đó làm giảm đi vai trò cũng nh- chức năng của công chứng.
Trên thực tế mỗi quan hệ trong xã hội đều bị điều chỉnh bởi các quy
phạm mang tính bắt buộc và quy phạm không mang tính bắt buộc. Mức độ
điều chỉnh của hai loại quy phạm này cũng biến đổi theo từng điều kiện, từng
36
thời kỳ của xã hội. Các quy phạm không mang tính bắt buộc nh-: chính trị,
đạo đức, tập quán... chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ hơn so với quy phạm
bắt buộc (nh- tính công bằng, lễ phải...), cách thức điều chỉnh cũng mang tính
mềm dẻo và linh hoạt hơn (sự thỏa thuận, tính nhân đạo trong việc xử lý các
tình huống phát sinh trong và sau khi giao kết hợp đồng), do vậy yêu cầu khi
ban hành các quy phạm pháp luật về công chứng phải chứa dựng những nội
dung tiến bộ của các quy phạm này.
Sự phù hợp của chế định pháp luật này với chế định pháp luật khác và với
toàn bộ hệ thống pháp luật sẽ làm cho pháp luật của một quốc gia có tính ổn định
cao. Mỗi chế định pháp luật đều chứa đựng nhũng đặc thù chuyên ngành riêng,
nh-ng đều phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản. Mọi sự vạt và hiện t-ợng
trong xã hội đều có mối liên kết thống nhất với nhau và chụi sự điều chỉnh của
nhiều chế định pháp luật trên những ph-ơng diện khác nhau. Để tạo ra sự hoàn
thiện thì giữa những chế định này phải có sự phù hợp t-ơng đối với nhau. Sự giao
l-u giữa các nền kinh tế, chính trị trong khu vực cũng nh- trên toàn thế giới đòi
hỏi pháp luật mỗi quốc gia phải có sự t-ơng đồng, phù hợp với các thông lệ quốc
tế. Nuớc ta cũng không nằm ngoài quy luật đó, và nh- vậy pháp luật n-ớc ta
ngoài những đặc tr-ng riêng thì cũng phải có sự phù hợp chung với khu vực và
quốc tế. Quá trình xây dựng chế định pháp luật công chứng Việt Nam vừa phải
tuân thủ quan điểm, đ-ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc, vừa tiếp thu
một cách có chọn lọc những thành tựu lập pháp của thế giới. Hiện nay, công
chứng của một số quốc gia trên thế giới đã có xu h-ớng xích lại gần nhau theo
một số quan điểm chung. Khi đó, sự chấp nhận giá trị văn bản công chứng của
nhau đặt ra cho mỗi n-ớc phải đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động công
chứng làm cho chế định này có sự t-ơng đồng, phù hợp với nhau giữa các n-ớc.
1.3.4. Tính minh bạch
Ngoài những tiêu chuẩn trên đây thì sự hoàn thiện của pháp luật công
chứng còn đ-ợc đánh giá dựa trên thuộc tính khác của pháp luật, đó là tính
37
minh bạch. Đây là một đòi hỏi rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp
luật. Thuộc tính này đ-ợc biểu hiện bằng tính công minh, chuẩn xác của các
quy định pháp luật h-ớng tới sự tiến bộ và công bằng. Nó là kết quả của việc
xây dựng pháp luật dựa trên tiêu chí vì nhân dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nh- Montesquieu đã viết:
"Luật pháp phải có cái gì trong sáng. Làm ra luật là để trừng phạt cái ác. Luật
phải có tâm hồn vô t-, cao cả" 28, tr 235. Còn tác giả Phạm Duy Nghĩa lại cho
rằng: "Minh bạch có nghĩa là: (a) pháp luật phải nhất quán, (b) pháp luật phải
công khai, (c) pháp luật phải dễ dàng truy cập đối với mọi ng-ời dân, (d) pháp
luật phải tin cậy đ-ợc và (đ) pháp luật phải l-ờng tr-ớc, phải có thể dự đoán
tr-ớc đ-ợc" 29. Trên ph-ơng diện nghiên cứu các tác giả có thể đ-a ra nhiều
yêu cầu đối với thuộc tính này của pháp luật, nh-ng yêu cầu bắt buộc phải có
trong thuộc tính này đó là sự công minh của pháp luật. Chỉ khi nào pháp luật
thể hiện đ-ợc sự công minh lúc đó pháp luật mới có sự minh bạch. Trong chế
định công chứng thì thuộc tính này càng phải đ-ợc đề cao vì chỉ có sự minh
bạch mới đem lại những giá trị cơ bản của hoạt động công chứng. Sự minh
bạch phải đ-ợc thể hiện ở những quy định về Công chứng viên trong quá trình
tạo lập và chứng nhận hợp đồng, giao dịch, nếu không có sự minh bạch thì
Công chứng viên rất dễ thiên vị cho một bên, hoặc vì lợi ích phi pháp mà vi
phạm pháp luật; sự minh bạch còn đ-ợc thể hiện ở các quy định về sự công
bằng giữa các tổ chức hành nghề công chứng, giữa ng-ời yêu cầu công chứng
và Công chứng viên, giữa Công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng.
Chúng tôi trích dẫn nguyên văn phần kết luận của tác giả Phạm Duy Nghĩa đã
đúc kết trong bài viết "Tính minh bạch của pháp luật - Một thuộc tính của nhà
n-ớc pháp quyền" để khẳng định rằng để pháp luật hoàn thiện cần phải đảm
bảo tính minh bạch của pháp luật:
Trong một xã hội ph-ơng Đông nh- Việt Nam thiếu pháp
luật ch-a hẳn đã là điều đáng sợ. Nguy hiểm hơn sẽ là một xã hội
38
làm ngơ tr-ớc pháp luật. Để có đ-ợc một xã hội đ-ợc quản lý bởi
"nhà n-ớc pháp quyền", cần từng b-ớc trả lại cho pháp luật những
giá trị đích thực của nó. Đó là những quy luật sống đ-ợc số đông
dân chúng chấp nhận rộng rãi, đại diện cho công bằng, lẽ phải, lẽ
đ-ơng nhiên. Muốn vậy, tr-ớc hết phải tìm cách minh bạch hoá
pháp luật, từ khâu xây dựng, công bố, thực thi đến sửa đổi. Minh
bạch hoá sẽ góp phần ngăn chặn đ-ợc nguy cơ pháp luật trở thành
công cụ phục vụ lợi ích của những nhóm ng-ời thiểu số. Và chỉ khi
đó, pháp luật mới trở thành đức tin, chỗ dựa cần thiết cho cuộc sống
nh- khí trời đối với con ng-ời 29.
1.3.5. Kỹ thuật lập pháp
Chế định pháp luật công chứng đ-ợc đánh giá là hoàn thiện khi nó
đ-ợc xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Kỹ thuật này đòi hỏi ở những
ng-ời lập pháp phải có một cái nhìn tổng quát về lĩnh vực công chứng, để từ
đó đ-a ra những nguyên tắc tối -u sẽ đ-ợc áp dụng trong quá trình xây dựng
và hoàn thiện pháp luật. Những nguyên tắc đ-ợc áp dụng bao gồm những
nguyên tắc mang tính chủ đạo và những nguyên tắc mang tính kỹ thuật. Mỗi
một công việc đều yêu cầu có một kỹ thuật nhất định với hoạt động lập pháp
cũng vậy. Nó đòi hỏi trình độ chuyên sâu, t- duy pháp lý cao, sự hiểu biết đa
dạng về mọi mặt của đối t-ợng cần điều chỉnh. Cũng giống nh- việc xây dựng
và hoàn thiện các công trình xây dựng cần phải xác định đ-ợc cấu trúc cơ bản
của công trình đó, với những bộ phận quan trọng nào, tất cả đều đ-ợc thể hiện
trên bản vẽ kỹ thuật. Việc xác định đ-ợc cơ cấu của chế định công chứng sẽ
cho ra đời các quy phạm điều chỉnh đầy đủ và chính xác nhất. Sau khi đã có
đ-ợc cơ cấu (mô hình) hoàn chỉnh thì cơ cấu này phải đ-ợc hoàn thiện bằng
ngôn từ pháp lý phù hợp, chính xác, cô đọng, lôgíc cao và đặc biệt là phải diễn
đạt làm sao cho mọi ng-ời hiểu đúng ý định của các nhà lập pháp, ngoài ra
không thể hiểu theo cách thứ hai đ-ợc, nó chỉ có một nghĩa duy nhất và đ-ợc
39
hiểu theo cách duy nhất. Montesquieu khi đ-a ra những điều cần chú ý trong
việc soạn thảo luật đã yêu cầu: "Phong cách thảo luật phải ngắn gọn...",
"Phong cách các đạo luật phải giản dị...", "Điều cốt lõi là lời lẽ của luật phải
gợi nên trong đầu óc ng-ời đời những ý nghĩa đúng nh- luật nói" 28, tr. 232,
" Khi đạo luật đã xác định ý nghĩa của một sự vật thì chớ nên dùng những từ
ngữ mơ hồ..." 28, tr. 233. Các yêu cầu về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính
phù hợp và tính minh bạch của pháp luật chỉ đ-ợc thể hiện trong các văn bản
pháp luật khi nó đ-ợc thực hiện bằng kỹ thuật lập pháp ở trình độ cao.
Sự phân chia các tiêu chuẩn về sự hoàn thiện của pháp luật đ-ợc phân
tích ở trên chỉ mang tính t-ơng đối. Các thuộc tính của pháp luật luôn có mối
liên hệ t-ơng quan lẫn nhau, cái này quyết định cái khác, trong một khía cạnh
nhất định thì thuộc tính này nhiều khi lại bao trùm nên thuộc tính khác, nhiều
khi các thuộc tính này lại hòa quyện làm một. Điều đó một mặt thể hiện sự
t-ơng tác và mối quan hệ mang tính thống nhất nội tại của pháp luật, mặt khác
thể hiện sự đòi hỏi về sự hoàn thiện của một hệ thống pháp luật.
Kết luận ch-ơng 1
Trọng tâm của ch-ơng 1 chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ
một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sau:
- Khái niệm và bản chất công chứng: Thông qua việc phân tích các
khái niệm công chứng d-ới góc độ văn bản pháp lý qua các thời kỳ, tham
khảo một số khái niệm công chứng của các luật gia, các nhà nghiên cứu và
của một số n-ớc trên thế giới, nghiên cứu thực tế hoạt động công chứng và tìm
ra bản chất và khái niệm công chứng d-ới cả hai góc độ lý luận và pháp lý.
Việc xác định đ-ợc chính xác bản chất công chứng sẽ đem lại nhiều luận cứ
có tính lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng, có ảnh h-ởng mang tính quyết
định đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của thiết chế công chứng, thông
qua đó xác lập đ-ợc phạm vi, nội dung công chứng, quyền và nghĩa vụ của cá
nhân đ-ợc nhà n-ớc giao cho quyền năng này. Đánh giá đ-ợc vai trò quan
40
trọng của công chứng đối với đời sống kinh tế, xã hội của đất n-ớc, góp phần
thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm an toàn pháp lý, tạo ra môi tr-ờng pháp lý ổn định cho các giao dịch dân
sự, kinh tế th-ơng mại của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài n-ớc. Đề cao
vai trò, trtách nhiệm cá nhân của Công chứng viên, đồng thời khẳng định công
chứng là hành vi của Công chứng viên nhằm tạo lập, làm chứng và chứng
nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch nhằm xác lập
chứng cứ và có giá trị thi hành cao.
- Phân tích khái quát các hệ thống chứng trên thế giới hiện nay bao
gồm: Hệ thống công chứng Anglo - Saxon t-ơng ứng với hệ thống pháp luật
Anglo - Saxon (Common Law); hệ thống công chứng Latin t-ơng ứng với hệ
thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự - Civil Law hay luật
viết); và hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) hay còn gọi
là hệ thống công chứng nhà n-ớc bao cấp t-ơng ứng với hệ thống pháp luật xã
hội chủ nghĩa (Sovietique). Tìm ra những đặc tr-ng nhất của các hệ thống
công chứng trên. Đánh giá những -u thế và hạn chế của các hệ thống công
chứng đó, so sánh với tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam trong
thời gian qua.
- Đánh giá và phân tích về pháp luật công chứng. Tìm ra những điểm
mới, tiến bộ của Luật Công chứng, chủ yếu thể hiện qua các điểm: phạm vi
công chứng, chủ thể hoạt động công chứng, sự thay đổi trong nhận thức về
công chứng.
- Đ-a ra tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật công chứng.
Qua phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở các thuộc tính, đặc tr-ng của pháp
luật ng-ời viết đ-a ra 5 tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của chế định công
chứng cũng nh- của toàn bộ hệ thống pháp luật đó là: tính toàn diện, tính
đồng bộ, tính phù hợp, tính minh bạch và kỹ thuật lập pháp.
41