Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 121 trang )
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển xã hội là những thách
thức về môi trường mà con người đang phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề này
nhiều giải pháp đã được đưa ra và thực hiện đem lại kết quả rất khả quan, mà
một trong những giải pháp đó phải kể đến Sản xuất sạch hơn (SXSH).
Từ giữa những năm 1980, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà
Lan, Thụy Điển, Đan Mạnh,… và từ năm 1993, một số nước Châu Á và Đông Âu
như Ấn Độ, Sigapore, Thái Lan, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari,… đã áp dụng
SXSH. Ở Việt Nam, khái niệm này được đưa vào năm 1996. Từ đó đến nay,
SXSH đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình từ phía các Bộ, ngành
và các doanh nghiệp (DN) trong cả nước. Vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực nên
số lượng các DN áp dụng SXSH cũng ngày càng tăng, tuy nhiên con số này còn
rất thấp so với số DN hiện có.
Tại TP.HCM, SXSH được biết đến qua dự án “Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp”
thực hiện từ năm 1996 đến năm 2004 dưới sự tài trợ của tổ chức SIDA và
UNIDO. Là một trung tâm công nghiệp, thương mại và dòch vụ lớn có tốc độ tăng
trưởng công nghiệp cao nên TP đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường
và suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, lãnh đạo và các cơ quan chức năng rất
quan tâm đến SXSH. Kế hoạch của TP là đến năm 2008 sẽ triển khai SXSH cho
135 DN thuộc các ngành công nghiệp gây ô nhiễm điển hình.
Còn về da giày, thì đây là ngành đã ra đời từ hàng trăm năm trước và trải qua bao
thăng trầm của lòch sử, đến nay trở thành một ngành nghề truyền thống của dân
tộc. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp này phát triển khá nhanh được
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn xuất khẩu. Theo Bộ
Thương mại, da giày là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, xếp
sau dầu thô, hàng dệt may và thuỷ sản, thu hút nhiều lao động và góp phần thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, đây cũng là
ngành có tác động đáng kể đến môi trường khi mà phần lớn chất thải của ngành
là chất thải nguy hại (CTNH). Một số DN sử dụng công nghệ và thiết bò lạc hậu,
mở rộng sản xuất nhiều lần và quản lý lỏng lẻo, chồng chéo nên cơ hội và tiềm
năng áp dụng SXSH của ngành là tương đối lớn.
Chính vì thế, việc trình diễn SXSH ở các DN thuộc ngành da giày hứa hẹn một
kết quả khả quan. Hy vọng với sự quan tâm của nhà nước và các cấp ngành có
liên quan cùng với nỗ lực của doanh nghiệp SXSH sẽ mang lại những lợi ích thiết
thực cho DN cũng như cho cộng đồng.
1.2.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN &
MT) đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ
trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững. Ngày 6 tháng 5 năm 2002,
Bộ KHCN&MT cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH, nhằm
đẩy mạnh việc áp dụng SXSH sao cho SXSH trở thành một công cụ quản lý hiệu
quả về mặt kinh tế và đem lại lợi ích cho các DN.
Từ trước đến nay, SXSH được biết đến nhiều ở các ngành giấy, dệt, chế biến thực
phẩm và thời gian gần đây là các ngành hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng,.. còn
với ngành da giày thì SXSH hầu như chưa được triển khai. Trong khi đó, đây lại
là ngành có những tác động đáng kể đến môi trường khi CTNH của ngành chiếm
35% lượng chất thải nguy hại của cả ngành công nghiệp(*).
(*) Mức độ thải ra các chất gây nguy hại ở các ngành nghề được phân bổ như sau: ngành giày da
(35%), dệt nhuộm (25%), điện-điện tử (25%), dược phẩm (5%) và ngành nghề khác (10%).
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
Hiện nay, TP.HCM có 14 Xí nghiệp (XN) da giày quốc doanh, 18 XN dân doanh
và hơn 100 cơ sở sản xuất hộ gia đình. Tuy nhiên, chất thải chưa được quản lý tốt,
hầu hết được thu gom và xử lý theo rác sinh hoạt nên có nhiều vấn đề môi trường
nảy sinh. Bên cạnh đó, máy móc thiết bò của ngành đa số đã cũ kỹ, lạc hậu và
việc sử dụng nguyên vật liệu thì chưa được hiệu quả. Vì vậy, da giày cũng là
ngành cần phải có sự hỗ trợ của các giải pháp SXSH.
Để khuyến khích các DN áp dụng SXSH, TP.HCM đang xây dựng chính sách
khuyến khích áp dụng SXSH. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện, đặc điểm thì
cần phải xây dựng chính sách riêng cho từng ngành và giày da là một trong số đó.
1.3.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu trong quá trình
sản xuất để đem lại lợi ích cho XN giày Lega 2 và hạn chế những tác động
xấu đến môi trường thông qua việc đề xuất các giải pháp SXSH.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các DN da giày trên đòa bàn TP
triển khai áp dụng SXSH thông qua việc xây dựng một chính sách phù hợp.
1.4.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Tổng hợp, biên hội tài liệu về SXSH, về ngành da giày.
Điều tra thực tế ở một số DN và cơ sở hộ gia đình để đánh giá hiện trạng quản
lý môi trường, nhận thức về SXSH, thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng khi tiếp
cận giải pháp này và những ý kiến về việc xây dựng chính sách.
Nghiên cứu áp dụng SXSH: Tìm hiểu về XN giày Lega 2, đề xuất và đánh giá
tính khả thi để lựa chọn các giải pháp mà xí nghiệp có thể thực hiện.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế và dữ liệu điều tra xây dựng chính sách khuyến
khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TP.HCM.
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
1.5.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1.Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đồ án chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp SXSH
cho XN giày Lega 2.
Đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày TP.HCM.
1.5.2.Đối tượng nghiên cứu
Xí nghiệp giày Lega 2 nói riêng và ngành da giày TP.HCM.
1.5.3.Thời gian thực hiện
Luận văn được thực hiện từ ngày 1/10/2006 đến ngày 27/12/2006.
1.6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1.Phương pháp luận
Da giày là ngành sử dụng nhiều nguyên vật liệu và có tác động đáng kể đến môi
trường nên có nhiều cơ hội khi áp dụng SXSH. Tuy nhiên, hiện nay, kỹ thuật này
lại chưa được áp dụng nhiều thậm chí còn tương đối xa lạ với nhiều DN. Vì vậy,
nghiên cứu áp dụng ở một XN điển hình và xây dựng chính sách phù hợp là việc
làm cần thiết để tạo tiền đề và khuyến khích các DN tham gia.
Để thực hiện đồ án trước tiên cần phải thu thập, biên hội các tài liệu có liên quan
tạo cơ sở để giải quyết các vấn đề tiếp theo. Sau đó, điều tra các thông tin cần
thiết ở một số DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình để nắm được hiện trạng quản lý
môi trường, đánh giá nhận thức cũng như xem xét nhu cầu, nguyện vọng của DN
với giải pháp SXSH. Từ đó, đưa ra chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm nhân rộng mô
hình này. Do SXSH là sự kết hợp giữa các giải pháp quản lý và kỹ thuật nên để
các giải pháp có tính khả thi và mang lại hiệu quả thì đồ án cần nghiên cứu tại
một xí nghiệp cụ thể và ở đây là XN giày Lega 2. Cuối cùng là đề xuất chính
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
sách với sự xem xét đánh giá của các chuyên gia để chính sách có tính khả thi và
đáp ứng được nhu cầu của các DN.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng hợp, biên hội tài liệu liên quan
Phân tích cấu trúc, yêu cầu của SXSH
Điều tra thực tế một số DN
da giày tại TP.HCM
Nghiên cứu áp dụng điển
hình tại XN giày Lega 2
Tổng hợp, phân tích số liệu
Đề xuất chính sách
Trao đổi ý kiến với chuyên gia
Hoàn thiện chính sách
Sơ đồ 1.1.Phương pháp nghiên cứu
1.6.2.Phương pháp cụ thể
1.6.2.1.Phương pháp tổng hợp và biên hội tài liệu
Mục đích: Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến SXSH và ngành da giày để tạo cơ
sở cho việc thực hiện đồ án.
Cách thức thực hiện: Thu thập thông tin từ giáo trình, bài giảng, các khoá đào tạo,
các hội nghò, hội thảo về SXSH và trên các webside sau đó xử lý các thông tin
này theo chủ đề để phục vụ cho việc nghiên cứu.
1.6.2.2.Phương pháp điều tra thực tế
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
Mục đích: Nắm được tình trạng quản lý môi trường, nhận thức của DN và các cơ
sở sản xuất hộ gia đình về SXSH, những thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng khi
tiếp cận giải pháp này để từ đó đưa ra một chính sách phù hợp.
Cách thức thực hiện: Thiết lập bảng câu hỏi thăm dò ý kiến doanh nghiệp và
bảng câu hỏi thăm dò ý kiến cơ sở sản xuất hộ gia đình (xem phần phụ lục 1).
Sau đó điều tra từ 30-50% số doanh nghiệp và cơ sở hộ gia đình trên đòa bàn TP.
1.6.2.3.Phương pháp nghiên cứu áp dụng SXSH tại xí nghiệp giày Lega 2
Mục đích: Xem xét và đề xuất các giải pháp SXSH cho XN giày Lega 2 và qua
đó đánh giá khả năng áp dụng SXSH của ngành da giày tại TP.HCM.
Cách thức thực hiện: Khảo sát thực tế tại XN giày Lega 2, đề xuất các giải pháp,
tính toán để lựa chọn giải pháp có tính khả thi với các phương pháp cụ thể là:
Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa vào hệ số ô nhiễm để tính toán tải lượng
phát thải sau đó so sánh với tiêu chuẩn để đánh giá hiện trạng môi trường.
Phương pháp nghiên cứu dòng chất thải: Phân tích đầu vào, đầu ra theo từng
công đoạn của quy trình để từ đó xác đònh các công đoạn phát sinh chất thải.
Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí: Tính toán lợi ích, chi phí để xem xét
tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật và môi trường của các giải pháp.
Phương pháp trọng số: Dựa vào hệ số để lựa chọn các giải pháp SXSH.
1.6.2.4.Phương pháp chuyên gia
Mục đích: Dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia để đánh giá tính khả thi của các
giải pháp và xây dựng một chính sách phù hợp cho ngành da giày TP.
Cách thức thực hiện: Tham khảo tài liệu từ các hội nghò, hội thảo, các lớp tập
huấn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi xây dựng chính sách.
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
1.7.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Đồ án bao gồm 84 trang nội dung chính (không kể phần phụ lục), được chia thành
6 chương trong đó có 21 bảng, 25 đồ thò, 6 sơ đồ với những nội dung sau:
Chương 1
Với các mục: Đặt vấn đề, Sự cần thiết của đề tài, Mục tiêu đề tài, Nội
dung đề tài, Giới hạn đề tài, Phương pháp nghiên cứu và Bố cục của đề tài.
Chương 2
Tổng quan tài liệu về SXSH
Tổng quan tài liệu về ngành da giày
Chương 3
Tìm hiểu quan điểm của DN và cơ sở hộ gia đình về môi trường và SXSH
Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường ở các DN và cơ sở hộ gia đình
Tìm hiểu ý kiến của DN và cơ sở hộ gia đình về việc áp dụng SXSH
Chương 4
Giới thiệu về Xí nghiệp giày lega 2
Tổng quan về sản xuất và hiện trạng môi trường
Đề xuất các giải pháp SXSH
Chương 5
Đưa ra những cơ sở để xây dựng chính sách
Đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại
TP.HCM
Chương 6
Kết quả của đồ án
Những kiến nghò với cơ quan chức năng và với doanh nghiệp.
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ SXSH
2.1.1.Đònh nghóa SXSH
Khái niệm Sản xuất sạch hơn được Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP) xây dựng từ những năm 1990, với đònh nghóa: “là việc áp dụng liên tục
chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản
phẩm và dòch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con
người và môi trường.”
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả
các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dòch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và
phát triển các dòch vụ.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đònh nghóa:
“SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra các phương thức sử dụng nguyên vật
liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt
động, phế thải và ô nhiễm môi trường.”
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
Bằng cách khảo sát qui trình sản xuất một cách có hệ thống, từ nguyên liệu đầu
vào cho đến sản phẩm đầu ra, SXSH có thể giúp DN đề ra những giải pháp tiết
kiệm rất thực tế, từ đó tiết kiệm chi phí cho DN và góp phần bảo vệ môi trường.
Bên cạnh SXSH còn có các khái niệm như: Giảm thiểu chất thải/kiểm toán phòng
ngừa chất thải; phòng ngừa ô nhiễm; hiệu suất sinh thái; sản xuất không phế thải;
công nghệ sạch/sản xuất sạch; năng suất xanh,…
Bản chất của các khái niệm này khi áp dụng vào quá trình sản xuất hoàn toàn
tương tự nhau. Đó đều là tư tưởng ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại
nguồn phát sinh ra chúng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và
giảm chất thải đi vào môi trường. Điểm khác nhau (nếu có) giữa các khái niệm
này chỉ là nguồn gốc và phạm vi áp dụng.
Không giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm giảm tải lượng các chất ô nhiễm
một cách thụ động, SXSH chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm
tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế và giảm tác động đến môi trường.
2.1.2.Kỹ thuật Sản xuất sạch hơn
Kỹ thuật SXSH được chia thành 3 nhóm:
Giảm thiểu tại nguồn
Tái sinh chất thải
Thay đổi sản phẩm
Mỗi nhóm kỹ thuật trên có thể được chia thành các nhóm nhỏ và trong mỗi nhóm
đó có thể có nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau. Một cách tổng quát có thể mô
tả các kỹ thuật SXSH bằng sơ đồ 2.1 sau đây:
SVTH:TRỊNH MINH MỸ HẠNH
9
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: GS.TSKH.LÊ HUY BÁ
ThS. THÁI VĂN NAM
Kỹ thuật Sản xuất sạch hơn
Tái sinh chất thải
Giảm thiểu tại nguồn
Cải tiến việc quản lý nội
vi và vận hành sản xuất
Cải tiến các thao tác
vận hành
Bảo dưỡng các thiết
bò máy móc
Cải tiến các thói quen
quản lý
Cải tiến về lập kế
hoạch sản xuất
Ngăn ngừa việc thất
thoát chảy tràn
Tách riêng về điều
khiển vật liệu
Tạo và nâng cao nhận
thức
Phân loại chất thải
Tiết kiệm năng lượng
SVTH:Trònh Minh Mỹ Hạnh
Thay đổi quá trình
Thay đổi
công nghệ
Thay đổi về
quy trình
Tăng
cường
tính tự động
hoá
Cải tiến các
điều kiện vận
hành
Cải tiến các
thiết bò
Sử dụng công
nghệ mới
Thay đổi vật
liệu đầu vào
Làm sạch
vật
liệu
trước khi sử
dụng
Thay
đổi
các vật liệu
độc
hại
bằng
các
vật liệu ít
độc hại
Tái sử dụng
trong nhà máy
Tái chế bên
ngoài nhà máy
Bán, trao đổi,
ký gởi và hoàn
trả chất thải
Tái sinh năng
Thay đổi sản phẩm
Thiết kế các
sản phẩm sao
cho tác động
đến môi trường
là nhỏ nhất
Tăng vòng đời
sản phẩm
lượng
Sơ đồ 2.1.Tổng quan các kỹ thuật Sản xuất sạch hơn
10
2.1.3.Phương pháp luận của chương trình SXSH
Giai đoạn 1: Chuẩn bò
Nhiệm vụ 1 : Thành lập đội SXSH
Nhiệm vụ 2 : Lên danh sách các công đoạn của dây chuyền sản xuất
Nhiệm vụ 3 : Xác đònh và chọn ra những công đoạn sinh nhiều chất thải
Lựa chọn tập trung vào giảm thiểu chất thải
Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn
Nhiệm vụ 4 : Chuẩn bò sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất
Nhiệm vụ 5 : Tính cân bằng vật liệu và năng lượng
Nhiệm vụ 6 : Lượng giá đối với các dòng chất thải
Nhiệm vụ 7 : Xác đònh các nguyên nhân phát sinh chất thải
Danh mục nguồn và nguyên nhân phát sinh CT
Giai đoạn 3: Đề xuất cơ hội giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 8 : Xây dựng và phát triển các cơ hội giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 9 : Lựa chọn các cơ hội nhiều khả năng thực hiện
Danh mục các cơ hội giảm thiểu chất thải
Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 10 : Đánh giá khả thi kỹ thuật
Nhiệm vụ 11 : Đánh giá lợi ích kinh tế
Nhiệm vụ 12 : Đánh giá các khía cạnh môi trường
Nhiệm vụ 13 : Lựa chọn các giải pháp thực hiện
Danh mục các cơ hội giảm thiểu chất thải
Giai đoạn 5: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 14 : Chuẩn bò thực hiện
Nhiệm vụ 15 : Thực hiện các giải pháp giảm thiểu
Nhiệm vụ 16 : Quan trắc và đánh giá kết quả
Các giải pháp đã được thực hiện thành công
Giai đoạn 6: Duy trì công tác giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 17 : Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 18 : Xác đònh và lựa chọn những công đoạn sinh nhiều chất
Các nỗ lực giảm thiểu chất thải tiếp theo