Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.56 KB, 35 trang )
Tháng 7 năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền
Pháp phải trả tự do cho hai ông sau nhiều tháng giam giữ. Sau khi ra tù,
Phan Châu Trinh đã soạn tuyển tập thơ Santé thi tập với hơn 200 bài thơ ông
sáng tác trong tù.
Ra tù, Phan Châu Trinh học nghề rửa ảnh rồi làm thuê cho các hiệu
chụp ảnh để kiếm sống. Trong hoàn cảnh chiến tranh, giá sinh hoạt đắt đỏ,
cảnh ngộ của hai cha con rất đỗi cơ cực. Chẳng lâu sau, Phan Châu Dật phải
bỏ học về nước vì bị lao ruột và qua đời tại Huế ngày 14 tháng 2 năm 1921,
được đem về an táng cạnh mộ mẹ tại Tây Lộc (Tiên Phước, Quảng Nam)
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn
Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của
nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái
Quốc", và đã gây được tiếng vang.
Năm 1922, khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, ông
viết một bức thư dài buộc tội vua Khải Định 7 điều, quen gọi là Thất Điều
Trần hay Thư Thất Điều, khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể.
Cũng trong năm này, ông viết bài Tỉnh Quốc hồn ca mới. Xuyên suốt tác
phẩm này vẫn là một đường lối cải cách dân chủ, vẫn là thực trạng tăm tối
của xã hội thực dân phong kiến và những thủ đoạn tàn bạo của chính sách
thuộc địa ở Việt Nam.
Thấy hoạt động ở Pháp không thu được kết quả gì, đã nhiều lần ông
yêu cầu chính phủ Pháp cho ông trở về quê hương, nhưng đều không được
chấp thuận. Mãi đến năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, nhà cầm
10
quyền Pháp mới cho phép ông về nước. Khoảng thời gian này, ông viết cuốn
Đông Dương chính trị luận.
Nhà Yêu Nước kiêm Tù Nhân Côn Ðảo Phan Châu Trinh. Ảnh chụp
năm 1911, ông Phan sang Pháp cùng với người con trai tên Phan Châu Dật.
Năm 1911, ông Phan 39 tuổi.
11
Về nước rồi qua đời
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ
Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm
thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông Ninh đưa ông về thẳng khách sạn Chiêu Nam
Lầu[10] của cha mình là ông Nguyễn An Khương. Ở đây mấy ngày, thì ông về
ở tại nhà riêng của ông Khương ở Mỹ Hòa[11] để tiện việc tiếp đón bạn bè
đến thăm và trao đổi công việc, đồng thời cũng để tiện cho ông Nguyễn An
Cư (chú của ông Ninh, một lương y nổi tiếng) chăm sóc sức khỏe.
Tuy bị bệnh nhưng Phan Châu Trinh cố gắng diễn thuyết thêm hai đề
tài là Ðạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa.
Hai bài này đã có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ tại Sài Gòn, trong đó có
Tạ Thu Thâu.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông
Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày
24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại
khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường
Pellerin, Sài Gòn[1].
(Chú thích: Nay là đường Pasteur.)
Một Ủy ban tổ chức lễ quốc táng chí sĩ Phan Châu Trinh gồm nhiều
thành viên là các nhân sĩ, trí thức đã được hình thành ngay trong đêm ông
qua đời gồm:
Chủ tịch:
12
•
Bùi Quang Chiêu, Kỹ sư canh nông, Hội đồng quản hạt
Nam Kỳ.
Các ủy viên:
•
Nguyễn Văn Thinh, Bác sĩ y khoa.
•
Trần Văn Đôn, Bác sĩ y khoa, Hội đồng quản hạt Nam
•
Lê Quang Liêm, Đốc Phủ sứ.
•
Nguyễn Phan Long, Chủ bút La Tribune Indochinoise,
Kỳ.
Hội đồng quản hạt Nam Kỳ
•
Trương Văn Bền, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ.
•
Nguyễn Tấn Được, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ
•
Võ Công Tồn, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ
•
Nguyễn Tấn Văn, Hội đồng thành phố Sài gòn.
•
Trương Văn Công, Hội đồng thành phố Chợ Lớn.
•
Nguyễn Kim Đính, Chủ nhiệm Đông Pháp thời báo.
•
Trần Huy Liệu, Chủ bút Đông Pháp thời báo.
•
Nguyễn Huỳnh Điểu, Hội viên Hội đồng Canh Nông Trà
•
Nguyễn Dư Khánh, tự Khánh Ký, Nhiếp ảnh gia Sài
•
Huỳnh Đình Điển, nhân sĩ Sài Gòn.
Vinh.
Gòn.
Hơn 6 vạn người dân đã đến Sài Gòn, không phân biệt chính trị, đảng
phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu Phan Châu Trinh đến nghĩa trang
của hội Gò Công tương tế lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926.
13