Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 83 trang )
Biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu kinh doanh của
VPBank từ năm 2009 đến năm 2011
tỷ đồng
120,000
80,000
40,000
0
2009
Tổng tài sản
2010
Nguồn vốn huy động
2011
Dư nợ tín dụng
(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu kinh doanh của VPBank
năm 2009 – 2011
Nền kinh tế nước ta giai đoạn 2009 – 2011 có nhiều biến động phức tạp, nhiều
chính sách và quy chế được NHNN ban hành để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh
doanh của NHTM. Và với sự nỗ lực của toàn hệ thống, VPBank đã vượt qua hầu hết
những thách thức lớn của thị trường và kết quả đạt được trong giai đoạn 2009 – 2011
là một bước tiến lớn. Tổng giá trị tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và lợi
nhuận hợp nhất sau thuế của VPBank đều tăng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2011.
Năm 2010, một trong những thành công nhất của VPBank đó là hoàn thành vượt
mức kế hoạch lợi nhuận cả năm. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 503 tỷ đồng, tăng
210 tỷ đồng (tương đương tăng 71.45% so với năm 2009); tổng tài sản đạt 59,807 tỷ
đồng, tăng 32,264 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 117.14%). Tổng nguồn
vốn huy động năm 2010 là 48,719 tỷ đồng, tăng 24,275 tỷ đồng so với cuối năm 2009
(tương ứng tăng 99.31%). Dư nợ tín dụng đạt 25,324 tỷ đồng, tăng 9,511 tỷ đồng so
với cùng kỳ năm 2009 (tương ứng tăng 60.15%).
Năm 2011, tổng tài sản đạt 82,818 tỷ đồng (tương ứng tăng 38% so với năm
2010). Vốn điều lệ năm 2011 đạt 5,050 tỷ đồng, tăng 1,050 tỷ đồng (tương đương tăng
21.25% so với cuối năm 2010). Tổng vốn huy động toàn hệ thống đạt 71,059 tỷ đồng,
tăng 46% so với năm 2010. Tổng dư nợ cho vay đạt 29,184 tỷ đồng (tăng 3,860 tỷ
đồng tương ứng tăng 15% so với năm 2010). Trong bối cảnh chịu nhiều tác động từ
những khó khăn chung của nền kinh tế và biến động của thị trường, VPBank vẫn đạt
21
được mức tăng trưởng tốt về tổng tài sản, lợi nhuận, hoàn thành tăng vốn điều lệ để
khẳng định vị thế của một ngân hàng trong nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Bảng 2.2 Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của VPBank năm 2009 – 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
ROA
1.30%
1.15%
1.09%
ROE
13.90%
22.65%
16.36%
(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank năm 2009, 2010, 2011)
Năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn của VPBank đã tăng lên rõ rệt, thể hiện ở chỉ số
lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ bình quân (ROE) hợp nhất đạt 22.65% tăng 8.75% so
với năm 2009; lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 1.2% giảm 0.1%
so với năm 2009 là do quy mô tổng tài sản tăng mạnh. Năm 2011, ROA của VPBank
đạt 1.09% giảm nhẹ so với năm 2010; ROE đạt 16.36%, giảm 6.29% so với năm 2010.
Tuy năm 2011, hai chỉ số này có giảm nhẹ nhưng tỷ lệ nợ nhóm 3 – 5 được kiểm soát
khá tốt cho thấy VPBank vẫn đảm bảo được tính an toàn, ổn định và có bước tăng
trưởng khá, năng lực tài chính và quy mô hoạt động tăng lên đáng kể, tính thanh khoản
được đảm bảo. Như vậy, cho thấy VPBank ngoài mục tiêu tăng trưởng huy động và tín
dụng, VPBank rất quan tâm đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Tăng
trưởng ổn định và bền vững là mục tiêu mà VPBank luôn hướng đến.
22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ ngày 12 tháng 8 năm 2010, VPBank đã chuyển đổi thành công thương hiệu
với tên gọi mới: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, đồng thời
đưa vào sử dụng bộ hình ảnh nhận diện thương hiệu mới. Thương hiệu mới của
VPBank với phương châm “Hành động vì ước mơ của bạn” được xây dựng nên từ các
yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tụy, Khác biệt, và Đơn giản. Cùng với việc thay đổi hệ
thống nhận diện thương hiệu, VPBank cũng thực hiện dự án tái cấu trúc toàn diện
hướng tới một mô hình Ngân hàng hiện đại đa năng, phát huy tối đa hiệu quả của cơ
chế quản lý, năng lực công nghệ và con người. Và với sự nỗ lực của toàn hệ thống,
VPBank đã vượt qua hầu hết những thách thức lớn của thị trường và kết quả đạt được
trong giai đoạn 2009 – 2011 là một bước tiến lớn. Tổng giá trị tài sản, nguồn vốn huy
động, dư nợ tín dụng và lợi nhuận hợp nhất sau thuế của VPBank đều tăng đáng kể từ
2009 đến năm 2011. VPBank tự hào là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu
Việt Nam (G12), vinh dự được các tổ chức xã hội ghi nhận với các giải thưởng uy tín
như: Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of NewYork
trao tặng; Giải thưởng Doanh nghiệp vì cộng đồng, Doanh nhân vì cộng đồng, Sản
phẩm - Dịch vụ vì cộng đồng; Top 100 sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng và
giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam.
23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.1 Tổng quan về bộ phận tín dụng tại VPBank – PGD Thạnh Mỹ Lợi
3.1.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận tín dụng tại VPBank – PGD Thạnh Mỹ Lợi
Phó Giám đốc Phòng giao dịch
Nhân viên A/O
Nhân viên A/O
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận tín dụng tại VPBank – PGD Thạnh Mỹ Lợi
Chức năng và nhiệm vụ:
Phó Giám đốc PGD có trách nhiệm phân công, chỉ đạo nhân viên A/O thực hiện
các chính sách tín dụng, các quy trình và quy định về nghiệp vụ, thẩm định cấp tín
dụng và phụ trách quản lý khách hàng. Kiểm tra giám sát, đánh giá hồ sơ cấp tín dụng,
phê duyệt hồ sơ tín dụng để nhân viên A/O trình hồ sơ tín dụng lên Ban tín dụng, Hội
đồng tín dụng. Xem xét trách nhiệm của nhân viên A/O tại PGD và đề xuất tạm dừng
công tác đối với nhân viên A/O vi phạm quy định, quy trình nghiệp vụ, có nợ quá hạn
Nhân viên A/O tìm kiếm và tiếp xúc với KH, thu thập thông tin về KH, thực hiện
chức năng thẩm định, lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của
ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay, đề xuất cấp tín dụng cho KH. Nhân viên
A/O có trách nhiệm lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có
liên quan nếu khách hàng được các cấp phê duyệt tín dụng chấp nhận cho vay. Trường
hợp khách hàng không được cho vay, nhân viên A/O phải giải thích rõ ràng với khách
hàng những điều kiện khách hàng không đáp ứng. Sau khi khoản vay được phê duyệt,
nhân viên A/O chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý nợ vay.
24
3.1.2 Quy trình tín dụng tại VPBank
3.1.2.1 Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp
Bước 1
Tiếp xúc với khách hàng
Bước 2
Tiếp nhận hồ sơ vay
Bước 4
Tập hợp hồ sơ trình BTD/HĐTD
Bước 3
Thẩm định
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Bước 6
Thực hiện cấp tín dụng
Bước 8
Tất toán hợp đồng tín dụng
Bước 7
Kiểm tra và xử lý nợ vay
Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp tại VPBank
Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng
Nhân viên A/O trao đổi với KH để nắm bắt được thông tin KH.
Thông báo cho KH về các thông tin: Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các
dịch vụ ngân hàng, các thông tin công khai khác về NH. Sau khi trao đổi về các vấn đề
trên, nếu nhận thấy nhu cầu và điều kiện của KH phù hợp với điều kiện cho vay của
VPBank thì nhân viên A/O chuyển cho KH bản danh mục các hồ sơ tài liệu mà KH
cần hoàn thiện để NH xét cho vay.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay
Kiểm tra số lượng hồ sơ
Nhân viên A/O căn cứ vào danh mục hồ sơ KH cần cung cấp quy định tại Quy
chế cho vay của VPBank và các quy định khác có liên quan để đối chiếu với hồ sơ
thực tế. Nếu chưa đủ thì yêu cầu KH bổ sung.
Bàn giao hồ sơ cho phòng Thẩm định TSĐB để tiến hành thẩm định
Sau khi nhận được hồ sơ từ KH, nhân viên A/O gửi hồ sơ TSĐB đến Phòng
Thẩm định TSĐB thực hiện thẩm định về TSĐB. Việc ban giao hồ sơ TSĐB cho
phòng Thẩm định TSĐB cần thực hiện ngay khi KH cung cấp để rút ngắn thời gian
hoàn thiện hồ sơ.
25