Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.99 KB, 105 trang )
2.
Kế hoạch thực nghiệm sư phạm
2.1.
Nội dung
-
Tiến hành thực nghiệm một số tiết về chương trình ở hai lớp 11;
Số tiết thực nghiệm 2 tiết.
Thực nghiệm tiến hành theo nội dung bài soạn theo phương pháp.
Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
2.2. Đối tượng
Tiến hành thực nghiệm ở học sinh lớp 11, trường THPT Đại Mỗ. Nhà trường
có đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại: Máy tính, máy chiếu,… phục vụ cho
việc giảng dạy trong nhà trường.
• Lớp thực nghiệm là lớp 11A2 với 43 học sinh
Đây là hai lớp ban A với trình độ tin học tương đương nhau trước khi tiến
hành thực nghiệm.
Dưới đây là thống kê kết quả thực nghiệm:
•
Tỉ lệ Nhận biết
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
91
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
• Tỉ lệ mức độ thông hiểu
• Tỉ lệ mức độ vận dụng thấp
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
92
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
Tỉ lệ Vận dụng cao
2.3.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm được tiến hành tháng 3 - 2015, năm học
2014- 2015 tại trường THPT Đại Mỗ. Với những bài đã soạn về chương “Cấu
trúc rẽ nhánh”, đã tiến hành kiểm tra ở hai lớp 11A2.
Ngoài ra tôi còn được dự một số giờ do cô giáo hướng dãn trực tiếp giảng
dạy, quan sát, ghi chép từng hoạt động của giáo viên và học sinh trong từng tiết
học, qua đó rút kinh nghiệm giảng dạy.
Dự giờ giảng dạy của các bạn trong nhóm nhằm có một cách nhìn khách
quan về ưu thế của phương pháp dạy học mới.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi học sinh qua những lần kiểm tra đầu giờ,
trong tiết học và cả qua những tiết học thực hành đồng thời trao đổi trực tiếp với
học sinh để thấy được khả năng tiếp thu kiến thức của các em đối với phương
pháp dạy học mới đã sử dụng có phù hợp không.
Trực tiếp trao đổi với giáo viên và quan sát tình hình học tập của học sinh,
kết hợp với các bài kiểm tra để tìm ra những khó khăn và sai lầm mà học sinh
thường mắc phải khi học phần này.
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
93
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
2.4.
Đánh giá kết quả thực nghiệm
2.4.1. Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm chú trọng đến kết quả tổng
hợp, thể hiện qua quá trình tích cực của học sinh, trong quá trình học tập lĩnh hội
kiến thức.
Đánh giá và so sánh chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng.
Hình thức thu thập thông tin để rút ra đánh giá và nhận xét là:
-
Tiến hành kiểm tra trắc nghiệm khách quan và kiểm tra 1 tiết.
Quan sát theo dõi các thao tác của học sinh trong giờ thực hành;
Quan sát, trò chuyện, thăm dò ý kiến, thái độ của học sinh;
Lắng nghe ý kiến đóng góp, và những nhận xét của các giáo viên dự giờ;
Phân tích kết quả thực nghiệm;
Phân tích định lượng;
Phân tích định tính;
Sau đợt thực tập vừa qua, để kiểm tra kết quả học tập và chất lượng nắm bắt
kiến thức của học sinh sau khi học chương “Cấu trúc rẽ nhánh” bằng phương
pháp áp dụng phát triển năng lực, tôi đã tiến hành soạn thảo bài kiểm tra kết
hợp việc kiểm tra bằng những câu hỏi trắc nghiệm, tự luận mà tất cả những bài
tập đó đều chứa đựng kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững và vận động
được đối lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối tượng). Thông qua đó tôi có thể đánh
giá được kết quả học tập của học sinh và khẳng định được những khó khăn sai
lầm mà học sinh hay mắc phải khi học chương này đồng thời cũng đánh giá
được ưu thế của phương pháp dạy học mới và những điều còn chưa đạt được để
rút kinh nghiệm sửa đổi.
2.4.2. Nội dung bài kiểm tra
a. Mục đích bài kiểm tra
-
Kiểm tra mức độ hiểu biết, ghi nhớ kiến thức đã học.
Khả năng vận dụng những kiến thức về cấu trúc rẽ nhánh và lặp để lập
trình giải các bài tập có cần sử dụng cấu trúc này.
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
94
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
b. Nội dung bài kiểm tra
Thời gian làm bài là 15p, áp dụng cho cả lớp thực nghiệm. Trước khi tiến
hành kiểm tra chúng tôi có trao đổi, thảo luận với giáo viên phụ trách giảng dạy
môn Tin học.
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.1.
Thuận lợi
−
Trong quá trình làm khảo sát thực nghiệm, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình từ phía Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo cũng như các
em HS trường THPT Đại Mỗ – Hà Nội. Chính vì thế tôi có thể nắm bắt một
cách đầy đủ và chính xác nhất trình độ nhận thức của các em HS và kết quả mà
các em thu được sau khi học xong bài học.
3.2.
Khó khăn
−
Thời gian thực tập có hạn nên quá trình khảo sát thực nghiệm diễn ra
nhanh chóng và có thể chưa chính xác tuyệt đối.
3.3.
Đề xuất giải pháp
−
Có sự đan xen giữa một số phương pháp đánh giá truyền thông và
PPDH định hướng phát triển năng lực.
−
Cần thực nghiệm trên một mẫu thử nghiệm lớn hơn với thời gian dài
hơn để có được kết quả chính xác nhất.
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
95
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Mặc dù việc tiến hành thực hiện nghiệm sư phạm còn chưa nhiều, chưa đủ
để có thể đánh giá được chính xác mức độ khả thi và tính hiệu quả của để tài, tuy
nhiên thông qua thái độ hợp tác, trạng thái và mức độ nắm bắt kiến thức của HS
sau tiết học, có thể thấy: HS rất hứng khởi tham gia học tập, có thái độ cởi mở,
thân thiện hơn. Đề kiểm tra có sự phân hóa tương đối rõ vì thế giúp HS và cả GV
nhận thức được những kiến thức của các em đã đạt được. Các em có thể dùng
kiến thức chuẩn đó để giải quyết các bài toán thực tiễn.
Nếu được tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực nghiệm dạy học, tôi tin tưởng
sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn.
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
96
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
KẾT LUẬN
1. Đề tài đã nêu được thực trạng của KTĐG ở trường THPT hiện nay
2. Đề tài đã làm rõ được khái niệm KTĐG theo năng lực để từ đó có cái
nhìn đúng và sâu sắc về KTĐG định hướng phát triển năng lực học sinh.
Thấy rõ được tầm quan trọng của KTĐG trong quá trình dạy học
3. Đề tài đã xây dựng câu hỏi/ bài tập, đề KTĐG nội dung “Cấu trúc rẽ
nhánh và lặp” theo định hướng phát triển năng lực xuất phát từ chuẩn kiến
thức – kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ hiệu quả của việc thiết kế đề
KTĐG theo định hướng phát triển năng lực nội dung “Cấu trúc rẽ nhánh và
lặp” chương trình Tin học 11 – THPT như:
- Phân hóa rõ rệt năng lực học sinh.
- Giúp học sinh khá, giỏi nâng cao năng lực của bản thân
- Từ kết quả thực nghiệm điều chỉnh cách dạy học cho phù hợp với
năng lực của học sinh.
- Đưa các bài toán thực tế vào làm nội dung kiểm tra đánh giá góp phần
giúp các em hình thành và phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực
tiễn.
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
97
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông
theo cách tiếp cận năng lực, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Lê Khắc Thành (2008), Phương pháp dạy học chuyên ngành môn Tin học, NXB
Đại học sư phạm Hà Nội.
3. Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh” môn Tin học cấp Trung Học phổ
thông. Bộ GD&ĐT 2014.
4. Trần Doãn Vinh (CB) (2008). Thiết kế bài giảng Tin học 11, Nhà xuất bản
Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá
theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của
học sinh, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM.
6. Bùi Thị Thu Hoài (2006), Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung
cho học sinh THPT thông qua giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal. Trường
Đại học Vinh
7. Hoàng Thị Hường (2014), Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo định
hướng năng lực trong nội dung soạn thảo văn bản, Luận văn tốt nghiệp,
Khoa Công nghệ thông tin Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Sửu – CVC Vụ Giáo dục Trung học (2010) , “Tổ chức xây
dựng thư viện câu hỏi và Ma trận kiểm tra”.
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
98
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt
GVHD. TS. Trần Doãn Vinh
99
SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt