Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.68 MB, 116 trang )
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ cấu ngành nghề, các loại cây
trồng chính, các xã trọng điểm tương ứng với các loại cây trồng chính, của huyện
Lộc Hà từ niên giám thống kê huyện Lộc Hà.
+ Tình hình sản xuất nông nghiệp tại các xã: Diện tích đất canh tác, các
loại cây trồng chính từ Ủy ban nhân dân các xã trong huyện Lộc Hà.
+ Thu thập thông tin liên quan tới đề tài thông qua sách, báo, tạp chí khoa
học kỹ thuật, các nghiên cứu trước đây….
2.3.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra nông hộ:
Phỏng vấn chủ hộ để tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp và các
biện pháp xử lý phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch.
Phỏng vấn cá nhân: Trao đổi với chủ tịch xã, trưởng thôn tìm hiểu tình
hình sản xuất nông nghiệp, tình hình quản lý phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch
trong xã, thôn.
Phiếu điều tra:
+ Đối tượng điều tra: Các hộ dân có sản xuất nông nghiệp tại các xã trên địa
bàn huyện Lộc Hà.
+ Nội dung điều tra: Tình hình sản xuất nông nghiệp; các biện pháp xử lý, sử
dụng phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch từng hộ dân trong địa bàn nghiên cứu.
+ Số lượng phiếu điều tra: Số phiếu điều tra phân theo từng đối tượng sản
xuất nông nghiệp
. Các hộ trồng lúa: Tiến hành điều tra trên 03 xã Thạch Mỹ, Hồng Lộc, Ích
Hậu là những xã có diện tích trồng lúa lớn đặc trưng cho các hình thức gặt tay,
gặt máy, kết hợp gặt tay và gặp máy với số phiếu 150 phiếu.
. Các hộ trồng lạc: điều tra tại 02 xã Thạch Mỹ và Thạch Bằng có diện tích
trồng lạc nhất với số phiếu 80 phiếu.
+ Thông tin điều tra: Diện tích, sản lượng, năng suất cây trồng được điều
tra; phương thức xử lý đối với từng loại phụ phẩm trước đây và hiện tại; các biện
pháp xử lý….
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 33
2.3.2. Phương pháp xác định khối lượng phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch
Phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch được tiến hành thu gom, cân khối
lượng phụ phẩm trực tiếp trên ô ruộng có diện tích 20m2 (4x5 m) tức 0,002 ha.
Số lần lặp lại : 03 lần. Lấy trung bình 03 lần cân, từ đó xác định tỉ lệ (Kt)
khối lượng phụ phẩm trên đơn vị diện tích.
Kt = M/20
Trong đó M (kg) là khối lượng phụ phẩm tươi trung bình cân được sau 03
lần lặp lại trên các ô ruộng diện tích 20 m2.
Kt được quy đổi về tấn/ ha
Kt=M x 10-3 / 0,002
2.3.3 Phương pháp thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Thực hiện thí nghiệm sử dụng phụ phẩm cây lúa sau khi thu hoạch vụ
Xuân trồng lúa vụ Hè thu. Lúa vụ Xuân thu hoạch từ ngày 28/5/2015 và lúa vụ
Hè thu tiến hành cấy từ ngày 23/6/2015.
Thí nghiệm thực hiện nhằm mục đích đưa ra giải pháp sử dụng phụ phẩm
cây trồng lúa sau thu hoạch hiệu quả nhất.
Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức:
Sử dụng nền: 60 kg ure/ha + 500kg NPK/ha.
Công thức 1 (CT 1): Nền
Công thức 2 (CT 2): Nền + phụ phẩm tươi cây lúa vùi xuống.
Công thức 3 (CT 3): Nền + phụ phẩm tươi ủ chế phẩm vi sinh.
Lượng phụ phẩm vùi tươi CT 2 và lượng phụ phẩm dùng để ủ chế phẩm vi
sinh CT 3 bằng lượng phụ phẩm sau thu hoạch trên ô ruộng tiến hành thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, thực hiện 03 lần nhắc lại. Diện tích ô
thí nghiệm 20 m2 (4x5 m). Tiến hành cấy lúa trên ruộng và thu hoạch.
Sơ đồ thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên
1
2
3
2
1
3
3
2
1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 34
Chế phẩm vi sinh dùng để sử dụng trong thí nghiệm là: chế phẩm sinh học
FITO-BIOMIX RR
Chế phẩm sinh học Fito- Biomix RR là chế phẩm sinh học bao gồm các
chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng, các
nguyên tố khoáng, vi lượng có tác dụng: phân giải nhanh và triệt để rơm, rạ
sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Công dụng: Bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng
phân giải nhanh và triệt để rơm rạ thành phân bón hữu cơ giàu sinh dưỡng.
Ngoài ra việc sử dụng chế phẩm Fito-Biomix RR để xử lý rơm rạ còn có
tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khói bụi đốt rơm, hạn chế việc lạm
dụng phân hoá học và thuốc hoá học trên đồng ruộng, đồng thờivẫn đảm bảo
được năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, dần lấy lại độ phì nhiêu cho
đất, làm tăng hàm lượng các chất khoáng, tăng độ tơi xốp của đất, tăng hàm
lượng vi sinh vật hữu hiệu trong đất, giảm tối thiểu các loại vi sinh vật có hại, các
loại mầm mống sâu bệnh hại.
Thành phần:
Bacillus polyfermenticus
≥ 108 CFU/g.
Strepfomyces thermocoprophilus ≥ 108 CFU/g.
Trichoderma virens
≥ 108 CFU/g.
Đậu tương, cám gạo, các khoáng chất.
Cách ủ:
- Thu gom rơm rạ làm đống ủ.
- Chuẩn bị đống ủ, phun đủ ẩm (50-60%).
- Hòa 50g Fito- Biomix RR vào 12,5 lít nước phun đều cho 2,5 tạ rơm rạ.
Bổ sung thêm 0,25 kg NPK. Lượng chế phẩm vi sinh và phân bổ sung sẽ phụ
thuộc vào lượng rơm rạ đem ủ.
- Trộn đều, phủ kín đống ủ bằng nilon, bao tải…
- Sau 10 ngày bỏ ra đảo trộn với đống ủ, phần chưa hoai bên ngoài vùi vào
giữa đống, tưới ẩm rồi ủ tiếp từ 15 ngày nữa đem đi bón ruộng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 35
2.3.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu:
Các số liệu thu thập từ các tài liệu sơ cấp, tài liệu thứ cấp, quá trình cân
trực tiếp phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch được tổng hợp, thống kê bằng các
bảng, biểu nhờ phần mềm Ecel. Tính Lsd theo khối ngẫu nhiên bằng phần mềm
IRRISTAT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 36
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Lộc Hà
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc
Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào,
phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các
vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Hà Tỉnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và
nhiều hồ nước. Nhiệt độ trung bình năm 23,7ºC.
Với diện tích 6.055,6 km² bao gồm các huyện: Hương Sơn, Đức Thọ,
Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang,
Lộc Hà; Thị trấn Hồng Lĩnh và Thành phố Hà Tĩnh.
Trước đây tỉnh Hà Tĩnh không có huyện Lộc Hà, nhưng từ ngày
08/03/2007, tại đồn biên phòng 164, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã công bố Nghị định
20/2007/NĐ-CP: Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, huyện;
thành lập các phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; thành lập huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh - Nghị định ban hành ngày 17/02/2007 có hiệu lực thi hành sau 15 ngày
(04/03/2007).
Theo đó huyện Lộc Hà được tách ra từ 2 huyện Can Lộc và Thạch Hà, với
diện tích 11830,85 ha đất tự nhiên, dân số 86213 người, 13 đơn vị hành chính
cấp xã, trong đó có 7579,8 ha cắt từ 7 xã của huyện Can Lộc với 43204 nhân
khẩu và 4251,05 ha cắt từ 6 xã của huyện Thạch Hà với 43009 nhân khẩu. Địa
giới hành chính của huyện Lộc Hà, phía Đông giáp biển đông, Tây giáp huyện
Can Lộc, Nam giáp huyện Thạch Hà, Bắc giáp huyện Nghi Xuân. (Lịch sử, điều
kiện tự nhiên huyện Lộc Hà)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 37
Sơ đồ khu vực huyện Lộc Hà
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Lộc Hà tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía biển.
Núi Bằng Sơn (rú Bờng): cao khoảng 230 m, trên núi có chùa Kim Dung.
Núi Tiên Am: cao khoảng 100 m, thuộc xã Thịnh Lộc, trên núi có chùa
Chân Tiên.
Bầu Tiên: nằm dưới chân núi Tiên Am. (Lịch sử, điều kiện tự nhiên huyện
Lộc Hà)
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Huyện Lộc Hà thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh là một vùng nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa và có chung những đặc điểm khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ có
hai mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng11 đến tháng 4, mùa hè
nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. (Lịch sử, điều kiện tự nhiên huyện Lộc Hà)
•
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,8 oC
•
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,5 oC
•
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 21,3 oC
•
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là: 39,7 oC
•
Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 7 oC
•
Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa đông là: 93 h
•
Số giờ nắng trung bình trong các mùa hè là: 178 h
•
Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất là: 131,18 mm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 38