Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.63 KB, 70 trang )
Xây dựng gia đình văn hoá ở Việt Nam hiện nay tuy có ý nghĩa rộng lớn hơn
xây dựng gia phong xưa kia nhưng trước hết vẫn phải dựa trên nền tảng của đạo lý
truyền thống dân tộc, làm nên bản sắc riêng của gia đình Việt Nam ừong thời đại toàn
càu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Giữ được truyền thống, nề nếp gia
phong cuả tổ tiên trong việc tổ chức gia đình: coi ừọng đạo lý nhân nghĩa, tôn ti ừật
tự, uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân.. .Hơn nữa, trong gia
đình phải giữ được mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, dân chủ, bình đẳng đối với những
người cùng thế hệ, người dưới phải tôn trọng người trên, người trên phải khiêm
nhường, độ lượng với người dưới...
Thứ nhât, là trong quan hệ vua - tôi
Ngày nay, quan hệ vua - tôi không còn nữa mà thay vào đó là quan hệ trưng với
nước, hiếu với nhân dân. Trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân
tộc với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nước ở đây có ý nghĩa: “Dân là con
nước, nước là mẹ chung” là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng
ai và chính mỗi người dân là những chủ nhân của đất nước.
Hiếu là hiếu với dân. Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như
người xưa vẫn nói mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì “nước lấy dân làm
gốc” dân là “gốc” của nước. Cũng như Bác Hồ đã từng chỉ rõ “Trong bầu trời không
gì quý bằng nhân dân...Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi
ích của nhân dân” [16, Ừ.276]. “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa
như thế nào. Từ khi có Đảng ta lãnh đạovà giáo dục tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn
trở thành tình đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.. .đạo đức
ngày nay cao rộng hơn không phải chỉ có hiếu với cha mẹ, mà trung với nước, hiếu
với dân” [16, tr.554,558].
Tóm lại, trung với nước, hiếu với dân được thể hiện trong mọi công việc của
Đảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ , đảng viên và mỗi người
dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu
về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung có cán bộ, Đảng viên và các tầng
lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Đó là, lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền
thống vẻ vang của dân tộc , là ừách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng với sự
nghiệp của Đảng và dân tộc, với sự hưng vọng của đất nước, là ý chí nghị lực vươn
lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự
nghiệp cách mạng, là sự tin yêu, kính trọng nhân dân. Ngoài ra, trung với nước hiếu
với dân còn là trung thành với sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, là sự thể hiện lương tâm và trách nhiệm
của mỗi người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Thứ hai, là quan hệ cha - con
Đánh giá cao vai trò của gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng “Tam
cương” của Nho giáo đòi hỏi phải xây dựng gia đình văn hóa , đòi hỏi xây dựng một
quan hệ gia đình hết sức gắn bó, bền chặt, tôn ti trật tự rõ ràng, trên dưới quy định
chặt chẽ. Trong Kinh Dịch có câu: “Cha nên cha, con nên con đó là đạo chính”. Như
vậy, tư tưởng “Tam cương” của Nho giáo kêu gọi và đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ của
các thành viên ừong gia đình. Đồng thời, cũng kêu gọi tình yêu thương giữa cha mẹ
với con cái, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn truyền thống, danh dự tốt đẹp của
gia đình. Hơn thế nữa, tư tưởng đó còn góp phần duy trì trật tự, kỉ cương, sự ổn định
trong xã hội mà trước hết đó là duy trì mối quan hệ đạo đức của các thành viên trong
gia đình. Đó là một gia đình mà con cái phải biết kính yêu cha mẹ, có như thế ra ngoài
xã hội mới biết tôn trọng người khác. Khi Tử Du nói về đạo hiếu Khổng Tử đáp: “Đời
này hễ thấy ai nuôi được cha mẹ là người ta khen, là có hiếu, nhưng những thứ như
chó, ngựa người ta cũng nuôi cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì
thú vật đâu”.
Xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay còn đề cao việc học tập và giáo
dục con cái trong gia đình. Người người thân yêu cha mẹ mình, kính ừọng bề trên của
mình, thế là thiên hạ bình. Ngày nay, việc giáo dục trong gia đình được coi là những
viên gạch dẫn tới thành công không chỉ trong học tập mà cả trên con đường sự nghiệp
của mỗi người. Ngày nay, từ nhỏ trong gia đình con cái đã được cha mẹ dạy cho biết
phải lễ phép, kính ừọng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, những người bề trên, những
người lớn tuổi hon mình. Đạo làm con thì phải luôn luôn làm tròn chữ hiếu. Chữ
“hiếu” đó sẽ giúp con người đào sâu chữ “nhân”. Do đó, một người không có hiếu thì
không xứng đáng với địa vị làm người. Như ông bà ta có câu: “Dạy con từ thuả còn
thơ” đã phản ánh chức năng quan trọng về mặt giáo dục trong gia đình. Có thể nói,
chữ “hiếu” được Nho giáo tôn lên rất cao, đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, ừở thành
cốt lõi ừong các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ cha - con. Hiếu là cội nguồn của
mọi đạo đức, là vấn đề cốt lõi tạo ra cương thường đạo lí, giá trị ừong cuộc sống. Nho
giáo cho rằng, Hiếu đó là tình cảm hiếu kính của con cái đối với cha mẹ mình có xuất
phát từ nội tâm hay không và có phụng dưỡng, ma chay, tế tự đối với cha mẹ có
nghiêm chế lễ hay không.
Trong phẩm chất của con người thì Hiếu là phẩm chất quan trọng nhất. Ai không
yêu cha mẹ mình thì khó kính yêu và quý trọng bố mẹ người khác, khó “trung, thứ, từ,
ái” với người khác được. Vì thế, Nho giáo cho rằng: “Cái đạo rộng lớn của Nghiêu Thuấn xa cũng là hiếu đễ mà thôi”. Theo
Nho giáo, Hiếu mở đầu bằng sự kính trọng cha mẹ (hiếu thủy sự nhân). Nó là tình cảm
và bổn phận của người con biết kính trọng công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ,
suy nghĩ và hành động sao cho cha mẹ sống vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc.
Nho giáo còn khẳng định rằng, làm cho cha mẹ vui vẻ, sung sướng cũng là một
biểu hiện của đạo Hiếu. Bất cứ người nào mà không mong muốn cha mẹ mình được
vui vẻ nhưng không phải chờ cho đến khi “có của ăn, của để” mới Hiếu được cho cha
mẹ mình mà ngay cả khi “gạo ẩm, nước lã” cũng có thể làm cho cha mẹ vui sướng,
hạnh phúc.
Với cha mẹ, không chỉ giữ chữ Hiếu khi song thân còn sống mà cả khi cha mẹ
qua đời, cho nên khi bé được sống với cha mẹ thì phải làm cho cha ẹm yên lòng. Có
như vậy thì cha mẹ phải dạy dỗ giáo dục con ngay từ khi còn bé. Khi đã lớn thì phải
nuôi được cha mẹ và thành tâm kính cẩn, khi cha mẹ bệnh thì thành tâm lo buồn, còn
khi qua đời thì hết lòng thương tiếc, khi tế lễ cha mẹ thì hết sức nghiêm cẩn. Cũng như
lúc chúng ta còn nhỏ khi bi bệnh, ốm đau cha mẹ hết lòng chăm sóc, lo lắng cho
con.Vì vậy, con cái là sản phẩm của cha mẹ và để giữ đạo làm con, người con phải
hiếu lễ và tuân theo các chuẩn mực đạo đức gia đình cũng như nghe lời và phụng
dưỡng cha mẹ.
Nuôi con và dạy con vốn là bản tính tự nhiên, bản năng rồi chuyển thành tính xã
hội và tính văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam xưa và nay cha mẹ đều sống vì con
cái. Vì vây, nuôi dạy con cái vừa là trách nhiệm vừa là nhiệm vụ vừa là chức năng của
cha mẹ trong gia đình. Những cái hư, cái lỗi nơi con cái phần nhiều do nguyên nhân từ
cha mẹ thiếu thế nên mới nói “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Hiện nay, một số gia
đình vẫn giữ được “gia phong”, “gia phạm”, “gia lễ”, “gia quy”.. .cho nên ừở về
nguồn với nhũng gía trị nền tảng văn hóa giáo dục ừong lĩnh vực tinh thần gia đình
đều là cấp thiết tái lập những giá trị căn bản hữu ích cho việc giữ gìn và tạo lập một
gia đình ổn định và bền vững, hạnh phúc. Để rồi từ cơ sở gia đình đó, một xã hội an
bình và ổn định được hình thành. Đó cũng chính là nền tảng vững chắc cho việc phát
triển quan hệ dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay cần kế thừa và
vận dụng những giá trị đạo đức trong tử tưởng “Tam cương” của Nho giáo nhất là
quan hệ giữa cha - con như cha mẹ phải yêu thương, chăm sóc, nuôi dạy con cái khi
còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, phải uốn nắn, dạy dỗ con cái và làm gương cho con
cái noi theo biết kính ừên nhường dưới. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải luôn luôn giữ lời
ăn tiếng nói, tác phong trước mặt con cái để con cái học tập và noi theo.Ngược lại, con
cái phải biết nghe lời cha mẹ, nhường nhịn, không được cãi lời cha mẹ, làm cho cho
mẹ vui vẻ, hạnh phúc. Có như thế thì gia đình mới yên ấm, hòa thuận, thương yêu lẫn
nhau.
Tóm lại, quan hệ cha - con có ảnh hưởng tích cực đối với việc xây dựng gia
đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Đó là cha mẹ phải nuôi dưỡng, giáo dục con cái và
ngược lại con cái phải biết vâng lời, cung kính yêu thương cha mẹ. Có như thế mới
gọi là một gia đình văn hóa được. Và có như thế thì sẽ giúp cho bản thân mỗi thành
viên trong gia đình hoàn thiện mình hơn, hoàn thiện nhân cách. Nó làm cho mỗi cá
nhân gạt bỏ những thói hư, tật xấu và xây dựng được những đức tính tốt. Đe xây dựng
đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh góp phần xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
hiện nay vì vây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý nghĩa của mỗi cá
nhân, mỗi gia đình và toàn thể xã hội.
*Thứ ba, là quan hệ chồng - vợ
Xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay là xây dựng một gia đình trong
đó chồng vợ sống hòa thuận, chung thủy, yêu thương, tôn ừọng lẫn nhau, ở nước ta
hiện nay, việc xây dựng gia đình văn hóa cũng dựa trên việc giáo dục trách nhiệm và
nhiệm vụ của mỗi người theo đúng danh phận của họ để đảm bảo trật tự, kỉ cương. Đó
là gia đình chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ. Trong điều kiện chúng ta đang tiến
hành phải xây dựng một nền kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa hội nhập với thế
giới thì mô hình gia đình văn hóa là gia đình vợ chồng hòa thuận, yêu thương, đùm
bọc, tôn trọng lẫn nhau, không còn tư tưởng trọng nam kinh nữ. Vì vây, hơn bao giờ
hết chúng ta phải xây dựng một gia đình văn hóa mới nhằm đáp ứng được sự phát
triển của đất nước là điều nên làm. Tuy vậy, tiếp thu không phải là tất cả mà chứng ta
cần phải biết chọn lọc, kết tỉnh những gì tinh hoa nhất.
Gia đình văn hóa là gia đình có ít con, mỗi cặp chồng vợ chỉ nên có từ một đến
hai con để nuôi và dạy cho tốt. Chính vì vậy, càn chú trọng xây dựng gia đình văn hóa
ở Việt Nam hiện nay phải ừên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Phải giúp các thành
viên trong gia đình hiểu rõ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là bước phát triển tự nhiên của
tình yêu chân chính. Tránh hôn nhân cưỡng ép, vụ lợi. Từ đó, mỗi thành viên trong gia
đình được tự do lựa chọn bạn đời, tương lai theo ý muốn, tạo cơ sở cho hạnh phúc bền
vững. Song hôn nhân tự nguyện không bác bỏ sự quan tâm, chia sẻ tâm tư, tình cảm
của các bậc cha mẹ nhưng không được ép buộc. Quyết định cuối cùng là do mỗi cá
nhân các thành viên phải tôn trọng. Điều quan trọng là mọi người được yêu, lấy ai là
quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân nhưng phải chú ý đến kinh nghiệm của các thế
hệ đi trước, phải đảm bảo hôn nhân một vợ một chồng,... Hiểu được các vấn đề này,
các thành viên trong gia đình đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ chủ động trong tình yêu, hôn
nhân, trong giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc gia đình, tích cực, hăng say xây dựng một gia
đình văn hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa, nhằm
nâng cao phúc lợi, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình, gàn đây
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành các chủ trương, chính
sách để xây dựng gia đình văn hóa. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giới trẻ
cần được ừang bị những kiến thức, nền tảng về văn hóa gia đình. Những cách hành xử
phù họp, những bài học về mối quan hệ yêu thương, đùm bọc giữa các thành viên
trong gia đình sẽ là hành trang quan trọng để mỗi người có thể giải quyết được những
tình huống khó khăn trong cuộc sống. Các cặp chồng vợ ừẻ càn cập nhập, tìm hiểu kỹ
Luật Hôn nhân và Gia đình từ đó xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người
ừong việc vun vén, xây dựng cho tổ ấm của mình. Công tác tư vấn, giáo dục hôn nhân
rất cần sự vào cuộc của các đoàn thể xã hội: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ...
Trong gia đình, cần đảm bảo quan hệ bình đẳng giữa chồng - vợ giữa nam và nữ.
Phải nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí, vai trò của người phụ nữ, người vợ ừong gia đình
và trong xã hội. Thực tế, xã hội cũng đã khẳng định rằng: Đằng sau mỗi người đàn
ông thành đạt luôn có bàn tay của một người phụ nữ. Hơn nữa, sự tác động, chi phối
của người phụ nữ đến các thành viên trong gia đình không hề nhỏ. Người phụ nữ,
người mẹ là người gần gũi nhất với con cái, quán xuyến mọi công việc trong gia đình.
Vì vậy, việc thực hiện bình đẳng, tôn trọng phụ nữ, tạo điều kiện để nâng cao trình độ
cho người phụ nữ là hết sức cần thiết.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng mô hình gia đình văn hóa do Đảng đề
xướng, mỗi gia đình Việt Nam đang có những đổi thay về cơ bản so với gia đình
truyền thống trước đây. Trong mỗi gia đình hiện đại, vợ chồng bình đẳng với nhau.
Không còn tồn tại cơ chết gia trưởng, phương pháp bạo lực ừong gia đình. Đó chính là
cơ sở để duy trì và phát huy các mối quan hệ cư xử tốt đẹp ừong đời sống hiện đại
ngày nay. Đó cũng là cái gốc rễ để chúng taa xây dựng thành công mô hình gia đình
văn hoá sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Tóm lại, việc xây dựng thành công gia đình mới, gia đình văn hóa ở Việt Nam
hiện nay có ý nghĩa quan ừọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bởi vì gia đình chính là nền tảng của sự ổn định xã
hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc, là noi phòng chống có
hiệu quả nhất mọi tệ nạn xã hội đang làm phương hại tới đời sống tinh thần của con
người. Gia đình văn hóa còn là nơi có khả năng nhất trong việc bảo lưu giữ gìn những
bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Ngoài ra, đây còn là nơi cung cấp những công
dân mới có đức, có tài trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Ngày nay, trong điều
kiện tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa hội nhập với thế
giới thì gia đình văn hóa càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Mô hình gia
đình chồng vợ hòa thuận, cha từ con hiếu, cha nên cha, con nên con, chồng nên chồng,
vợ nên vợ chính là thành trì để ngăn chặn sự xâm hại của những tư tưởng thực dụng,
vị kỷ, lối sông “gấp” chỉ biết hôm nay mà không biết đến ngày mai, sự xâm nhập của
chủ nghĩa cá nhân. Như vậy, có thể kết luận rằng việc kế thừa những giá trị luân lý
tích cực của quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo về gia đình để xây dựng
gia đình văn hóa nhằm đáp ứng được sự phát triển của đất nước là điều nên làm và rất
cần thiết. Gia đình văn hóa chính là nơi kế thừa những tinh hoa của gia đình cũ kết
hợp với những chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới. Những tinh hoa đó, trước hết
là tư tưởng vợ chồng hòa thuận,cha từ con hiếu.
Hơn nữa, có thể khẳng định rằng giáo dục gia đình còn có một vị trí hết sức
quan ừọng và được thể hiện ừên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc xây
dựng gia đình văn hóa muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý tới vai trò của giáo dục gia
đình ừong đó có vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng “Tam cương” của Nho giáo.
Muốn thực hiện tốt giáo dục gia đình, mọi thành viên trong gia đình phải hiểu biết về
gia đình, nhất là gia đình văn hóa. Phải giáo dục cho các thành viên trong gia đình về
những nét đẹp, những yêu cầu quan ừọng của việc xây dựng gia đình văn hóa ở nước
ta hiện nay.
Nói tóm lại, quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo khi chúng ta đem
soi vào tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa là có thể vận dụng được nhằm đem lại
hiệu quả cao cho phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây
dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa” và đặc biệt là tiêu chí về xây dựng gia
đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ và giúp đỡ mọi người ừong cộng đồng,
vợ chồng bình đẳng, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền.
2.2. Một số ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì quan điểm “Tam cương” đối với việc
xây dụng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay cũng có những ảnh hưởng tiêu cực.
Đó là tình trạnh ly hôn của các cặp vợ - chồng có xu hướng tăng cao, sống chung
không kết hôn, bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, ngoại tình hay là tình trạng cha
mẹ vì mải mê kiếm tiền mà không quan tâm, chăm sóc con cái để con cái sa vào các tệ
nạn xã hôi. Những tình trạng đó đang tấn công mạnh mẽ vào các gia đình Việt Nam từ
nhiều phuong diện khác nhau.
Thứ nhất, là quan hệ vua-tôi
Bên cạnh sự trung với nước hiếu với dân thì vẫn còn tình trạng ngu trung, ngu
hiếu và trong xã hội hiện nay đã xuất hiện tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình ừạng tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy
lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu
kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp bậc, cấp ngành làm giảm lòng tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định phát triển của đất nước.
về chính trị: Nói và làm không nhất quán, không đúng đường lối, quan điểm của
Đảng và Nhà nước, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng, tệ nạn quan liêu xa dân, lãnh
đạo vô cảm trước những khó khăn, bức xúc và yêu cầu , đòi hỏi chính đáng của nhân
dân, không có hoài bão, ý chí vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách
được giao, không thực hiện đúng quy tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng và Nhà nước.
về đạo đức, lối sống: Đó là chủ nghĩa cá nhân, lối sống vị kỉ, vụ lợi, buông thả,
hưởng thụ, thiếu lý tưởng, ý chí phấn đấu, hành động cơ hội vì lợi ích cá nhân và đua
đòi. Ngoài ra, còn tình trạng tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí, chạy
chức, chạy quyền, chạy tội, .. .Đó còn có hành vi vô đạo đức trong quan hệ gia đình,
quan hệ cá nhân với xã hội như: gia trưởng, vũ phu, bất hiếu.
Tình ừạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảng viên trở
nên nghiêm trọng có tác động lớn đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ừên con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Nó đang làm thay đổi lệch lạc
những chuẩn mực, thang bậc giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cách
mạng, có tác hại đến sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển đất nước. Sự suy thoái
về đạo đức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên làm cho nhân dân lo lắng, bất bình ảnh
hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo tổ chức Đảng đến việc thực hiện đường lối chủ
trương của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, là quan hệ cha-con
Trước hết, đó là tình cảm ừong các mối quan hệ giữa các thế hệ, thành viên
trong một gia đình. Đó là tình cảm cha con, mẹ con. Những tình cảm này được xây
dựng thành các chuẩn mực xoay quanh khái niệm về “chữ hiếu” truyền thống. Cơ sở
của những tình cảm ừên là trách nhiệm về việc chăm lo, chăm sóc lẫn nhau giữa cha
mẹ với con cái. Cha mẹ nuôi dưỡng dạy dỗ con cái thành người. Tuy nhiên, hiện nay,
đã có những biểu hiện đi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, chữ “hiếu” đã không còn
được chú ừọng ở một số gia đình nữa. Biểu hiện ở sự thờ ơ, vô trách nhiệm của con
cái đối với cha mẹ, thậm chí là còn sự ngược đã, bạo hành với những đấng sinh thả nh
ra mình.
Ngoài ra, gia đình văn hóa là gia đình có ít con, thu nhập lại ngày càng phát triển
nên có điều kiện chăm sóc, nuôi con tốt hơn thậm chí sinh ra chiều chuộng con, nhiều
lúc quá đáng. Đồng thời, cha mẹ đi làm suốt ngày phần lán là xa nhà, ít có thời gian
gần con hơn, săn sóc theo dõi việc học tập, vui chơi của con. Họ phó mặc cho nhà
trường, các đoàn thể cả việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức, nhân cách của
con. Họ cung cấp tiền bạc, đồ chơi, ngày nay lại mua sắm máy vi tính điện tử cho con
chơi ở nhà và nghĩ rằng đó là hết nhiệm vụ. Như vậy, điểm nổi bật hiện nay là quan hệ
giữa cha mẹ và con cái khá lỏng lẻo ở một số gia đình. Con cái họ trưởng thành chủ
yếu từ môi trường xã hội, nhà trường, bạn bè, hội hè. Hội hè có khi chỉ là những nhóm
thanh niên tụ tập nhau theo một ý thích chung như đua xe máy, đi hát karaoke, đến vũ
trường, đánh bạc, hút sách, chè chén, nhậu nhẹt và do vậy con cái dễ mắc vào con
đường trộm cắp, cướp giật khi thiếu tiền.
Gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người, là
cấu trúc bền vững chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc góp phần tạo nên một xã
hội ổn định và phát triển. Con cái sống trong bầu không khí gia đình đầm ấm, tràn
ngập tình yêu thương của cha mẹ với nếp sống có văn hóa, quan hệ vui tươi lành
mạnh, những việc làm chuẩn mực, gương mẫu của người lớn. Đó là nền tảng vững
chắc giúp con trẻ noi theo và định hình nhân cách của bản thân. Tuy vậy, không ít giới
trẻ hiện nay muốn thoát khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và những định chế khắt khe
ràng buộc về mặt đạo đức, xã hội, những mối liên kết gia đình văn hóa truyền thống
đang bị bào mòn, phá vỡ và làm mai mọt đi những giá trị tốt đẹp vốn có của gia đình
Việt Nam.
Hơn nữa, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình gặp cuộc sống khó khăn về kinh tế,
còn có sự sai lệch về định hướng giá trị cuộc sống. Đặc biệt, ừong nhiều gia đình, một
số thành viên còn có lối sống thiếu lành mạnh, ý thức đạo đức kém, tham gia nhiều
vào tệ nạn xã hội... gây nên những bất hạnh cho gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển của cộng đồng xã hội. Đe khắc phục những tiêu cực trên, đồng thời
không ngừng nâng cao vai ừò, vị trí của gia đình với cá nhân và xã hội, việc xây dựng
gia đình đặc biệt là xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay là hết sức quan
trọng, vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình là một vấn đề được chú ý
quan tâm của toàn thể xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên
nêu gương những điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt, con cháu hiếu thảo với cha
mẹ mình. Gia đình sẽ khoác lên mình những bộ cánh lấp lánh của cuộc sống hiện đại
để bước song hành với xã hội hiện đại nhưng nó vẫn gắn kết với cộng đồng và xã hội.
Việc nâng cao vị thế và vai trò của gia đình sẽ tạo cơ sở và động lực cho sự đi lên và
phát triển của xã hội.
Mặt khác, dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện đại
thì thu nhập và giá trị của đồng tiền được đề cao. Người giàu mải miết kiếm tiền làm
ăn nên tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian họ dành cho con cái, gia đ ình lại rất
khan hiếm, còn những người nghèo thì phải vật lộn kiếm sống ít có điều kiện thời gian
nghĩ đến nhân phẩm đạo đức. Thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến từng gia đình, thu
hút các thành viên theo dòng chảy của xã hội. Con người bị hấp dẫn theo chiều hướng
cực đoan, say xưa làm ăn để kiếm ra thật nhiều tiền nên giá tri gia đình bị cọi nhẹ, đạo
đức truyền thống bị lung lay trước sức ép của cuộc sống đô thị. Vì vậy, không chỉ có
những quan hệ giữa con người với con người với nhau trên thị trường bị đồng tiền chi
phối mà cả những quan hệ đạo đức ừong gia đình cũng bị sức ép của đồng tiền làm
hủy hoại. Việc giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ bị xao lãng và đặt xuống dưới
nhu càu kinh tế và hiện tượng buông lỏng chức năng giáo dục gia đình của một số bộ